Đánh giá quy trình của doanh nghiệp năm 2024

Đánh giá doanh nghiệp là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Thông qua việc thực hiện đánh giá doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ dễ dàng có cái nhìn tổng quá về giá trị và sức khỏe của doanh nghiệp mình thông qua các bảng báo cáo tài chính và cũng như hoạt động kinh doanh thực sự tại doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp nhà quản lý xác định những giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp để đưa ra những quyết định phù hợp đối với doanh nghiệp.

Lý do thực hiện đánh giá doanh nghiệp

Ngoài việc đánh giá doanh nghiệp để xác định tiềm năng của tổ chức thì dưới đây là một số lý do mà chủ doanh nghiệp có thể quyết định chọn thực hiện đánh giá, định giá:

Bảo trì thường xuyên

Nhiều công ty được đánh giá, định giá thường xuyên bởi một đội chuyên gia tài chính có kinh nghiệm. Người định giá có thể phân tích tình hình tài chính của công ty hàng năm hoặc sáu tháng, tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của công ty. Tại một công ty đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, nó có thể được định giá thường xuyên hơn so với tại các công ty đã thành lập. Hiểu được tốc độ tăng trưởng giá trị tiền tệ của công ty có thể giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định về việc mở rộng hoặc huy động vốn.

Sáp nhập và mua lại

Một trong những sự kiện phổ biến nhất có thể kích hoạt việc định giá doanh nghiệp là sáp nhập hoặc mua lại. Sáp nhập là khi hai công ty trở thành một thực thể dưới cùng một tên, trong khi mua lại là khi một doanh nghiệp mua một doanh nghiệp khác và sở hữu nó. Trước khi sáp nhập, cả hai công ty có thể trải qua quá trình định giá, vì vậy các nhà lãnh đạo của cả hai công ty đều hiểu tình hình tài chính của bên kia. Thông thường, trước khi mua lại, chỉ có công ty được mua mới có giá trị, điều này cho các giám đốc của công ty mua biết công ty của họ đang thu được bao nhiêu vốn.

Đơn xin vay

Một cách mà một công ty có thể có vốn để mở rộng là thông qua một khoản vay kinh doanh từ một tổ chức tài chính. Nhiều tổ chức tài chính yêu cầu đánh giá doanh nghiệp trước khi cấp khoản vay. Việc định giá doanh nghiệp cho người quản lý khoản vay biết doanh nghiệp hiện có giá trị bao nhiêu, có thể dùng làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến số tiền mà các nhà quản lý khoản vay sẵn sàng cấp.

Quản lý ESOP

Một số công ty có kế hoạch sở hữu cổ phần cho nhân viên, hay còn gọi là ESOP, cho phép họ mua cổ phần của công ty, thường với mức chiết khấu. Phát hành cổ phiếu cho nhân viên cho phép một công ty có vốn để mở rộng hoặc mua các công ty khác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên đầu tư vào công ty. Các công ty này trải qua định giá kinh doanh hàng năm để xác định giá trị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Bằng cách đó, nhân viên của công ty biết quyền sở hữu của họ trong công ty đáng giá bao nhiêu.

Lập kế hoạch IPO

Nếu đội ngũ lãnh đạo của công ty có kế hoạch bán cổ phần của công ty trên thị trường chứng khoán, một quy trình được gọi là phát hành lần đầu ra công chúng hoặc IPO, họ có thể thuê chuyên gia định giá để ước tính giá trị của công ty trước khi quy trình này bắt đầu. Mặc dù công ty có thể không tiết lộ giá trị của công ty cho các nhà đầu tư đại chúng mới, nhưng ban lãnh đạo có thể cần thông tin này để ước tính tác động của việc phát hành cổ phiếu với tình trạng tài chính của công ty.

Đánh giá doanh nghiệp qua quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Đánh giá quy mô doanh nghiệp nhằm xác định được quy mô để nhận được các hỗ trợ về thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị từ nhà nước.

Theo nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định, các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm tổng nguồn vốn, tổng doanh thu, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm.

Đánh giá quy trình của doanh nghiệp năm 2024

Đánh giá doanh nghiệp

Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp thông qua quy mô doanh nghiệp

Đánh giá doanh nghiệp thông qua việc đánh giá văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu theo nhiều cách, nhưng nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp “là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong doanh nghiệp công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen.”

Có nhiều yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp và về cơ bản mỗi doanh nghiệp có văn hóa khác nhau. Tuy vậy, có một số tiêu chí chung giúp các nhà quản trị có thể đánh giá doanh nghiệp qua văn hóa doanh nghiệp của mình thông qua:

  • Tầm nhìn: Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp cần phù hợp với tầm nhìn chiến lược đã được định ra từ ban đầu.
  • Giá trị: Giá trị chính là cốt lõi của một doanh nghiệp, định hình hành vi, quan điểm của cả doanh nghiệp để có thể đạt được tầm nhìn.
  • Thực tiễn: Giá trị chỉ thực sự ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp khi được áp dụng trong thực tiễn. Các giá trị nêu trên khẩu hiệu cần được doanh nghiệp thực hành, phải lập ra một lộ trình để biến những giá trị ấy thành những giá trị của nhân viên.
  • Con người: Con người là yếu tố quan trọng nhất với một doanh nghiệp. Con người có thể định hình được mục tiêu, tầm nhìn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, con người vừa có thể chia sẻ giá trị cốt lõi vừa sẵn sàng và đủ khả năng thực hiện, duy trí các giá trị ấy.
  • Sức mạnh của câu chuyện: Đây là yếu tố tạo nên sự độc đáo của mỗi doanh nghiệp với những câu chuyện lịch sử hình thành khác biệt và độc đáo. Việc kể lại câu chuyện của doanh nghiệp theo cách riêng cũng sẽ tạo thành “ sức mạnh vô hình” trong doanh nghiệp.
  • Môi trường làm việc “mở”: Kiến trúc mở mang lại không gian làm việc thoải mái và thân thiện với nhân viên, đồng thời “mở” cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp giúp nhân viên phát huy tối đa giá trị bản thân, đạt hiệu quả cao trong công việc.
  • Một vài yếu tố khác:
    • Sự tự giác và nghiêm túc chấp hành chính sách pháp luật trong nước và các cam kết quốc tế.
    • Kinh doanh có hiệu quả, minh bạch trong hoạt động, thực thi tốt quyền sở hữu trí tuệ, tín nhiệm với người tiêu dùng, thân thiện với môi trường, tích cực tham gia công tác từ thiện.
    • Cơ chế quản lý khuyến khích sự sáng tạo của người lao động.
    • Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày một được nâng cao.

Đánh giá doanh nghiệp thông qua việc đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Đánh giá doanh nghiệp qua mối quan hệ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

\> Xem thêm:

Bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Khi đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp, nhà quản trị xem xét mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận và tài sản của doanh nghiệp đó. Từ đó, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập quan hệ tương quan giữa tập hợp các giá trị lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và từ Bảng cân đối kế toán dưới đây:

Đánh giá quy trình của doanh nghiệp năm 2024

Các số liệu chính được sử dụng để đánh giá doanh nghiệp

Hình minh họa : “Các số liệu chính được sử dụng để đánh giá doanh nghiệp”

Trong đó:

+ EBIT (Earning Before Interest and Tax) : Tiền lãi – Thu nhập trước lãi vay và trước thuế

+ EBT (Earning Before Tax): Thuế – Thu nhập trước thuế Trì tiêu thuế

+ EAT (Earning After Tax): Cổ tức – Thu nhập sau thuế Trừ khoản trả cổ tức cho cổ đông

+ TA (Tangible asset): Tài sản hữu hình – Tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán trừ đi tài sản vô hình

+ CE (Capital employed): Vốn huy động – Tổng vốn dài hạn trên bảng cân đối kế toán

+ NW( Net worth): Giá trị thuần

Những chỉ số được lập thành từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được đặt nhiều tên gọi khác nhau. Các khái niệm này xuất hiện rồi biến mất, trở nên thịnh hành trong một khoảng thời gian rồi sau đó mất đi tùy theo thị hiếu.

Một trong những chỉ số đó là:

  • Thu nhập trên tổng tài sản – ROA
  • Thu nhập trên tài sản thuần – RONA
  • Thu nhập trên vốn huy động – ROCE
  • Thu nhập trên vốn đầu tư – ROIC

Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chủ doanh nghiệp cần chú ý đến 2 chỉ số: “Thu nhập trên tổng tài sản” và “Thu nhập trên vốn góp”

  • Chỉ số “Thu nhập trên tổng tài sản” (ROTA) cho chúng ta thấy đánh giá về hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Để tính chỉ số này, chúng ta lấy tỷ lệ phần trăm của EBIT/ TA. Trong ví dụ của Doanh nghiệp cổ phần Example, giá trị chỉ số này là 14%.
  • Chỉ số “Thu nhập trên vốn góp” (ROE) so sánh thu nhập với số vốn góp. Công thức tính chỉ số này là tỷ lệ phần trăm của EAT/DF. Trong ví dụ trên, tỷ lệ này là 16,6%.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là bước then chốt để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện tại, xem kết quả kinh doanh có đạt được mốc mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị cần có những điều chỉnh thích hợp để tăng hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, còn rất nhiều biến thể khác của hai chỉ số này và một trong số chung lại tỏ ra phù hợp hơn đối với một số loại hình kinh doanh. Một chỉ số nữa cũng được sử dụng rộng rãi là “lãi suất trên vốn huy động” (ROCE).

Đánh giá doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp

1. Tỷ số thanh toán hiện thời (%) (Current ratio)

Tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn x 100

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu kết quả thu được dưới 100%, điều đó có nghĩa doanh nghiệp thiếu tiền mặt (có khả năng không hoàn trả được khi cần). Ngược lại nếu chỉ số này cao trên 200%, tính an toàn của doanh nghiệp khá lớn. Con số an toàn của chỉ số này là 140%.

2. Hệ số Chỉ số thích ứng dài hạn (%) (Fixed-assets to long-term-liabilities ratio)

Tài sản cố định / (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) × 100

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tài sản cố định sử dụng dài hạn được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu là doanh nghiệp có tính an toàn cao. Theo công thức trên thì ít nhất tổng số nợ có kỳ hạn hơn 1 năm và vốn chủ sở hữu phải tương đương số tài sản cố định. Con số an toàn của chỉ số này là dưới 100%

3. Kỳ thu tiền bình quân / Thời gian quay vòng khoản phải thu (tháng) (Receivables turnover period)

(Phải thu khách hàng + Thương phiếu phải thu) / Doanh thu trung bình 1 tháng

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua hiệu quả của việc thu hồi các khoản phải thu (bao gồm phải thu khách hàng và thương phiếu phải thu). Nó chỉ ra rằng doanh nghiệp có tổng các khoản phải thu bằng bao nhiều tháng doanh thu của mình (để xem xét doanh nghiệp sẽ mất khoảng bao nhiêu tháng để thu hồi được các khoản phải thu). Con số an toàn của chỉ số này là dưới 3 tháng.

4. Thời gian quay vòng hàng tồn kho/ Thời gian tồn kho bình quân (tháng) (Inventory turnover period)

Hàng tồn kho / Doanh thu trung bình 1 tháng

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua khả năng quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp có hiệu quả và hợp lý hay không. Nó cho thấy doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho bằng bao nhiêu tháng doanh thu (để xem xét doanh nghiệp cần bao nhiêu tháng để giải phóng hết lượng hàng tồn kho hiện tại). Cũng có trường hợp nhà sản xuất sử dụng “giá vốn hàng bán” thay vì “doanh thu” ở mẫu số. Số dư hàng tồn kho càng nhiều có nghĩa là đồng tiền của bạn càng nhàn rỗi, nên nếu có thể lý tưởng nhất là thực hiện việc phân phối hàng hóa mà không có hàng tồn kho. Con số an toàn của chỉ số này là từ 0,5 đến 1 tháng.

5. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (%) (ROA)

Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) / Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) × 100

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng tổng nguồn vốn (tổng tài sản) đầu tư để sinh lợi nhuận. Nó cho thấy lợi nhuận sau thuế sinh ra là bao nhiêu sau khi doanh nghiệp đầu tư toàn bộ tài sản đã bao gồm cả các khoản nợ như tiền vay. Nếu tỷ số này thấp, doanh nghiệp có thể nên dừng việc kinh doanh lại và đầu tư vào những mảng có lợi nhuận cao như chứng khoán (trên thực tế thì không dễ dàng như vậy). Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cũng được gọi là ROA (Return on Assets). Con số an toàn của chỉ số này là trên 1%.

6. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu (%)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh / Doanh thu × 100

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp, là tỷ suất lợi nhuận sinh ra từ tất cả các hoạt động kinh doanh thông thường (bao gồm cả các hoạt động ngoài lĩnh vực kinh doanh chính như: các hoạt động tài chính) của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán, cắt giảm chi phí cải thiện tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu, cải thiện các khoản thu chi tài chính… thì tỷ suất này chắc chắn sẽ tăng. Các bạn hãy cố gắng coi trọng không chỉ doanh thu mà cả tỷ suất lợi nhuận nữa. Con số an toàn của chỉ số này là trên 3%.

7. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản/ Hệ số tự tài trợ (%)

Tài sản thuần (Vốn chủ sở hữu) / Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) x 100

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua việc nhận thấy vốn chủ sở hữu có tỷ lệ bao nhiêu so với tổng tài sản. Người ta cũng gọi chỉ số này là tỷ suất vốn chủ sở hữu.

Tài sản thuần (vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp càng nhiều càng có thể nói rằng tình trạng tài chính của doanh nghiệp đó tốt bởi vì khi đó doanh nghiệp không bị vướng mắc đến các khoản nợ cần trả lãi suất hay trái phiếu (cần phải trả lãi cho người mua trái phiếu doanh nghiệp). Con số an toàn của chỉ số này là trên 30%.

8. Vòng quay tổng tài sản (lần)

Tổng doanh thu / Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn)

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua năng suất của tổng nguồn vốn (tổng tài sản). Nếu doanh nghiệp nào có khả năng kiếm được càng nhiều doanh thu với tổng tài sản có hạn, thì doanh nghiệp đó càng kinh doanh hiệu quả. Tỷ số này càng cao thì tỷ lệ quay vòng càng cao, có nghĩa tổng tài sản có năng suất tốt.

Chỉ số này có sự khác biệt lớn tùy thuộc vào doanh nghiệp có nắm giữ nhiều tài sản cố định hay không, hoặc là tùy thuộc vào ngành sản xuất kinh doanh. Con số an toàn của chỉ số này là trên 1 hoặc 2 lần.

9. Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu (%)

(Doanh thu này – Doanh thu kỳ trước) / Doanh thu kỳ trước × 100

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua tính tăng trưởng của một doanh nghiệp, tỷ lệ này càng cao càng đồng nghĩa với việc khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp cũng cao. Việc nhận xét doanh nghiệp có tiếp tục tăng trưởng hay không là một việc khó, tuy nhiên nếu tỷ số tăng trưởng doanh thu trong hơn 3 năm liên tiếp đều hơn 10%, chúng ta có thể xác định được mức độ tăng trưởng ấy. Tuy vậy, nếu tổng tài sản cũng tăng lên, đó lại là một dấu hiệu nguy hiểm.

Điều quan trọng là doanh nghiệp cần giữ cho tỷ lệ tăng trưởng của tổng tài sản ở dưới mức của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu. Con số an toàn của chỉ số này là trên 10%.

10.Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (%)

(Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này – Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước) / Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước ×100

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua việc phán đoán tính lợi nhuận cũng như tính tăng trưởng của một doanh nghiệp. Trong một cơ cấu lợi nhuận cơ bản, sự thắng bại nằm ở việc có thể làm tăng tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đến đâu. Ở chỉ số tài chính này con số mong muốn là trên 10%.

11.Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS: Earning Per Share)

Lợi nhuận ròng / Số cổ phiếu phát hành

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua việc đánh giá lại doanh nghiệp của mình. Chỉ số này cho ta biết nếu như chia lợi nhuận sau thuế cho số lượng cổ phiếu đã phát hành, phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần là bao nhiêu. Tùy thuộc vào số cổ phiếu phát hành mô chỉ số này sẽ có sự khác biệt, vì vậy việc đưa ra một con số mong muốn cho chỉ số này là khó. Đối với các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ so sánh giá cố phiếp với chỉ số này (kết quả của sự so sánh này là hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu – Price Earning Ratio PER) để làm cơ sở đánh giá xem có quyết định đầu tư chứng khoán hay không.

12.Giá trị sổ sách trên 1 cổ phiếu (Book Value per Share)

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình)/ Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Nhà quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp thông qua việc so sánh thị giá của cổ phiếu trên thị trường.Nó cũng có thể được sử dụng để dự đoán giá thị trường của một cổ phiếu trong tương lai.

\>>> Xem thêm: 12 chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp

Khi thực hiện đánh giá doanh nghiệp, bạn sẽ xem xét quy mô hoạt động, văn hóa doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động, tình trạng hoạt động, xu hướng lợi nhuận, phân tích chi phí và nghiên cứu giá trị của các tài sản chính,…. như trên. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể sử dụng để đánh giá doanh nghiệp hiệu quả hơn:

  • Tìm hiểu về ngành: Mặc dù giá trị thị trường chỉ cung cấp một cái nhìn bao quát về giá trị của một công ty, nhưng việc hiểu được thứ hạng của một công ty so với các công ty khác trong ngành có thể hữu ích. Tiến hành nghiên cứu để tìm ra giá trị đã nêu của các đối thủ cạnh tranh chính hoặc các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này.
  • Kết hợp báo cáo định lượng và định tính: Mặc dù bảng tính có thể là tài nguyên quý giá để ghi lại thu nhập và các khoản phải trả, nhưng đối với một số loại tài sản, chẳng hạn như tài sản ở khu vực thị trường trọng điểm, thì các báo cáo đánh giá bằng văn bản sẽ mang lại lợi ích tối đa. Do đó, hãy cân nhắc tạo các báo cáo kết hợp cả các con số với các đánh giá mang tính mô tả.
  • Bắt tay với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm: Đặc biệt hữu ích nếu công ty sở hữu thiết bị hoặc các mặt hàng khác có giá trị khấu hao vì các chuyên gia tư vấn sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh toàn diện về hoạt động kinh doanh của bạn. Họ có thể đưa ra những khuyến nghị và phân tích sâu hơn về các vấn đề liên quan đến tài chính, sản phẩm/dịch vụ, hoặc các mối quan hệ khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình và đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn xác định các nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu chúng. Việc này có thể giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có và bảo vệ tài sản của bạn. Hơn nữa, hợp tác với các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm còn có thể giúp bạn nâng cao năng lực quản lý và phát triển doanh nghiệp của mình. Những kiến ​​thức và kinh nghiệm mà họ đem lại có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng quản lý kinh doanh cần thiết để tạo ra sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây, TACA đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích và chuyên sâu về các tiêu chí giúp doanh nghiệp tự đánh giá doanh nghiệp mình. Đây là các tiêu trí cốt lõi giúp nhà quản lý nhìn nhận quá trình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có những đề xuất và hướng phát triển mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tối ưu việc đánh giá doanh nghiệp cho các quyết định quan trọng, các thương vụ M&A hay thu xếp vốn, vay các khoản tài chính lớn,..cần đòi hỏi nhiều ký năng và chuyên môn phức tạp hơn thế.

Với đội ngũ chuyên gia TACA không những nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết mà còn dày dạn kinh nghiệm thực tế về chủ đề mà họ phụ trách. Họ là các chuyên gia trong và ngoài nước, có kiến thức và kinh nghiệm quốc tế, đồng thời rất am tường môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Kinh nghiệm chuyên sâu theo ngành ở các lĩnh vực: Ngành tài chính, ngân hàng, Ngành công nghệ, viễn thông, Ngành sản xuất, Ngành thương mại dịch vụ, Ngành xây lắp, bất động sản,.. hân hạnh mang đến cho bạn hai giải pháp : Dịch vụ tư vấn M&A mua bán sáp nhập doanh nghiệp (Nếu bạn cần đánh giá doanh nghiệp chuẩn xác để hoàn tất xuất sắc các thương vụ M&A ) và Dịch vụ thu xếp nguồn vốn doanh nghiệp (Nếu bạn cần đánh giá doanh nghiệp để vay vốn thành công)

  • Giải pháp Dịch vụ tư vấn M&A cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về tình hình doanh nghiệp. Các chuyên gia tư vấn M&A sẽ đánh giá tài chính, quản lý, hoạt động kinh doanh và các yếu tố khác để đưa ra một bức tranh toàn diện về doanh nghiệp. Chúng tôi giúp bạn định giá doanh nghiệp và tư vấn về các vấn đề pháp lý và thuế đạt hiệu quả trong quá trình mua bán sáp nhập.
  • Giải pháp dịch vụ thu xếp vốn giúp bạn đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp và tìm kiếm các cơ hội thu hút vốn mới. Thêm vào đó, các chuyên gia thu xếp vốn sẽ giúp bạn tìm kiếm các nguồn vốn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn và cung cấp các giải pháp tài chính để giúp bạn tăng tốc phát triển doanh nghiệp vững mạnh.

Nếu bạn muốn trao đổi trực tiếp với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn đánh giá doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 hoặc hoặc đăng kí tư vấn TẠI ĐÂY