Lập hiến và lập pháp là gì năm 2024

Legislation (danh từ): (1) lập pháp, (2) pháp quy, (3) những điều khoản do cơ quan lập pháp thẩm nghị.

Legislative (tính từ): (1) (thuộc) lập pháp, (2) có quyền lập pháp, (3) do thành viên cơ quan lập pháp hợp thành, (4) do pháp luật quy định/chấp hành (hoặc sản sinh) theo luật pháp, (5) cơ quan lập pháp/do cơ quan lập pháp chế định.

Trong tiếng Hán, lập pháp là động từ, có nghĩa là: cơ quan quyền lực nhà nước chế định hoặc sửa đổi pháp luật theo chương trình nhất định.

Ở đây, cần làm rõ thêm khái niệm pháp luật (danh từ): là chuẩn mực hành vi do cơ quan lập pháp chế định và được chính quyền nhà nước đảm bảo chấp hành. (tiếng Anh: law)

Cơ quan lập pháp là cơ quan nhà nước có quyền chế định, sửa đổi và xóa bỏ pháp luật. Ở các nước tư bản thì cơ quan này là nghị viện. Ở nước ta thì chức quyền sửa đổi hiến pháp, chế định và sửa đổi các bộ luật hình sự, dân sự, cơ cấu nhà nước và những pháp luật cơ bản khác đều thuộc về Quốc hội.

Như vậy, quyền lập pháp có nghĩa là quyền lực chế định, sửa đổi và xóa bỏ pháp luật. Điều này có thể hiểu là quyền lực nhà nước đưa ý chí của giai cấp thống trị lên thành pháp luật.

Ở các nước tư bản thường thực hiện chế độ tam quyền phân lập. Quyền lập pháp do nghị viện nắm, nhưng cũng có lúc chịu sự can thiệp của chính phủ hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp. Ở các nước xã hội chủ nghĩa thì cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nắm quyền lập pháp.

Nói tóm lại, pháp là pháp luật, bao gồm hiến pháp, tức đạo luật cơ bản của Nhà nước (Hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản về tính chất giai cấp, đường lối chính trị, chế độ xã hội, chế độ nhà nước của một quốc gia. Đồng thời, cũng quy định quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đây là căn cứ để Nhà nước chế định những bộ luật khác. Hiến pháp thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nó phản ánh quan hệ so sánh sức mạnh giai cấp và là công cụ quan trọng của chuyên chính giai cấp) và các bộ luật, pháp lệnh. Ở nước ta, Quốc hội nắm quyền lập pháp.

Vậy lập hiến là gì?

Lập hiến là động từ, nghĩa là quốc gia theo chế độ quân chủ chế định hiến pháp, thực hiện chế độ nghị viện giai cấp tư bản. Ta vẫn nói: quân chủ lập hiến là vậy.

Ta tìm hiểu thêm khái niệm chế độ quân chủ lập hiến. Chế độ này còn có cách gọi khác là chế độ quân chủ hữu hạn. Đây là hình thức tổ chức chính quyền mà quyền lực của nhà vua nước tư bản chịu sự hạn chế của hiến pháp, là sản phẩm thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và thế lực phong kiến. Nó có 2 loại là chế độ nhị nguyên và chế độ nghị viện.

Chế độ quân chủ lập hiến kiểu nhị nguyên là hiện tượng nhà vua và nghị viện phân chia chính quyền. Nhà vua bổ nhiệm nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước nhà vua. Nhà vua trực tiếp nắm chính quyền, còn nghị viện thì nắm quyền lập pháp. Thế nhưng, cách tổ chức này, nhà vua vẫn có quyền phủ quyết. Điển hình chế độ này là đế quốc Đức (năm 1871 - 1918) và Nhật Bản trong một khoảng thời gian sau Minh Trị Duy Tân. Ngày nay, chế độ quân chủ lập hiến kiểu nhị nguyên chỉ còn ít quốc gia thực hành.

Chế độ quân chủ lập hiến kiểu nghị viện ngày nay vẫn có nhiều nước tư bản áp dụng, như: Anh, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Thái Lan, Nhật Bản. Chế độ này dần dần được xác lập với sự hình thành của chính đảng cận đại và sự tăng cường tác dụng của nghị viện trên cơ sở quân chủ lập hiến. Với chế độ này, nghị viện nắm quyền lập pháp. Nội các (chính phủ) do nghị viện lập ra và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Quyền lực thực tế của nhà vua bị cắt giảm nhiều. Chức trách này phần lớn chỉ có tính lễ nghi mà thôi.

Nói tóm lại, trong chế độ quân chủ lập hiến, dù ở hình thức nào thì nghị viện vẫn nắm quyền lập pháp (bao gồm hiến pháp và các đạo luật).

Từ nhận thức này, ta thấy câu đã nêu trong Điều 83 của Hiến pháp là thừa những từ ngữ: lập hiến và. Sự dư thừa này thực sự đã gây nhiễu và là một tiền lệ xấu.

Khái niệm thứ hai: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

Thuật ngữ nhà nước pháp quyền xuất hiện tại Điều 2 - Hiến pháp. Vậy pháp quyền là gì?

Pháp quyền: Quyền lợi/ đặc quyền (right/ special right/ privilege)

Như vậy, không thể gọi nhà nước pháp quyền. Ở đây phải dùng thuật ngữ pháp trị. Ta hãy tìm hiểu hàm nghĩa của pháp trị.

Pháp trị (tiếng Anh: the rule of law)

Chủ trương chính trị quản lý quốc gia theo pháp luật. Tại Trung Quốc thời Chiến Quốc, các pháp gia ra sức đề xướng chủ trương này. Hàn Phi đã tập hợp được thành bộ hoàn chỉnh học thuyết của Pháp gia, kết hợp pháp trị, thuật trị và thế trị, hình thành lý luận pháp trị một cách hệ thống, chỉ ra quan điểm:

- Lấy pháp (luật) trị nước;

- Lấy pháp (luật) làm gốc;

- Từ pháp (luật) để có được sự cường thịnh;

- Hình phạt không ngoại trừ đại thần, khen thưởng không sót kẻ thất phu.

Aristoteles cổ Hy Lạp qua cuốn Chính trị học đã trình bày: Chính trị hơn là nhân trị. Ông cho rằng chính trị phải bao hàm 2 tầng nghĩa:

- Pháp luật đã được xác định phải được phục tùng rộng rãi. Và:

- Pháp luật mà mọi người phục tùng phải là pháp luật được xây dựng tốt.

Các nhà tư tưởng khải mông của giai cấp tư sản cũng đề xướng pháp trị, chủ trương mọi người bình đẳng trước pháp luật, phản đối bất kỳ tổ chức và cá nhân nào có đặc quyền ngoài pháp luật.Từ những luận giải trên, cần sửa lại câu chữ trong Hiến pháp. Cụ thể như sau: Nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa.

NHÂN TRỊ: tư tưởng chính trị của nhà nho thời Tiên Tần, chủ trương vua cai trị nước dựa vào tiềm năng.

THUẬT TRỊ: một chủ trương chính trị của nhà nho thời Chiến Quốc do Thân Bất Hại đề xướng, Hàn Phi phát triển thêm.

Họ cho rằng: pháp là công khai, thuật thì giữ kín trong lòng quân chủ, âm thầm vận dụng. Quân chủ nắm được thuật thống trị này thì có thể khiến quần thần giữ bổn phận, các quan (làm việc) bình thường, củng cố được trật tự trong nội bộ giai cấp thống trị. Đây là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cho việc thực thi của pháp.

THẾ TRỊ: một chủ trương chính trị của pháp gia thời Chiến Quốc, do Thận Đáo đề xướng, Hàn Phi phát triển.

Chỉ việc nhà vua dựa vào quyền thế cao nhất mà thực hiện việc thống trị của họ. Đây là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo pháp được thực thi. Pháp gia cho rằng: Chúa vạn cỗ xe, vua ngàn cỗ xe, sở dĩ nắm được thiên hạ mà đánh chư hầu, là vì có uy thế (Hàn Phi Tử - Nhân chủ). Nếu có tài mà không có thế thì dù giỏi cũng không nắm được ai (Hàn Phi Tử - Công danh). Quân chủ (vua chúa) nếu lấy pháp làm ra cái thế thì có thể củng cố được nền thống trị của mình.

- Các từ điển do người Việt Nam soạn cho rằng:

Pháp trị: (cũ) Rule by law

Pháp quyền: Jurisdiction

Hệ thống pháp luật tiêu biểu cho quyền lực của một nhà nước, cho bản chất của một chế độ. Ví dụ: quan điểm về nhà nước và pháp quyền. (Từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH)

- Các từ điển do người Trung Quốc soạn cho rằng:

Jurisdiction: (1) right of power to administer justice and apply laws: quyền lực pháp lý/ quyền xét xử/ quyền tài phán.

(2) phạm vi quyền hạn/ phạm vi có thẩm quyền.

Pháp trị: the rule of law (quyền lực của pháp luật)

Vì thế có thể kết luận: (1) Jurisdiction (quyền tài phán), (2) Pháp quyền (quyền lợi), (3) Pháp trị (the rule of law/ quyền lực của pháp luật -> chủ trương chính trị quản lý quốc gia theo pháp luật)

Khái niệm lập pháp là gì?

[1] Lập pháp là gì:Là một trong ba chức năng của nhà nước, cùng với quyền hành pháp và quyền tư pháp hợp thành quyền lực nhà nước. - Nghĩa rộng: Trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước, lập pháp bao gồm vừa làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, vừa làm luật và sửa đổi luật.

Thế nào là hợp pháp và hợp hiến?

Hợp hiến là trạng thái của luật pháp khi tuân thủ hiến pháp của quốc gia. Một bộ luật hay một thủ tục trong hoạt động chính phủ nếu đúng theo quy định của hiến pháp thì được gọi là hợp hiến. Nếu sai thì gọi là vi hiến.

Lập hiến tại là gì?

Lập hiến là việc định ra Hiến pháp. Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới. Ở Việt Nam, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quyền lập hiến quyền lập pháp thuộc về ai?

Trước hết, về thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền lập hiến, quyền lập pháp và thay quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” bằng quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp” (lập hiến và lập pháp theo Hiến pháp ...