Áo dài việt nam là di sản văn hóa gì năm 2024

Năm 2024 đánh đấu chặng đường 10 năm Lễ hội áo dài TP.HCM. Người dân hưởng ứng các hoạt động của lễ hội ngày càng đông như minh chứng sức lan tỏa và tình yêu của người dân dành cho áo dài.

Lễ hội áo dài TP.HCM năm 2024 có chủ đề Tôi yêu áo dài Việt Nam, diễn ra từ ngày 7 đến 17-3. Đồng hành cùng lễ hội năm nay có hơn 50 nhà thiết kế áo dài cùng các đại sứ lễ hội.

Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp áo dài

Ông Nguyễn Văn Dũng - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết thành công của Lễ hội áo dài TP.HCM 10 năm qua là kết quả của sự kiên trì, bền bỉ, không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo của các ban ngành, đơn vị, cá nhân.

Ông đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Ngoại vụ, Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM và ban tổ chức Lễ hội áo dài TP.HCM tiếp tục phát huy, có nhiều ý tưởng sáng tạo, hấp dẫn hơn nữa trong chặng đường dài tiếp theo.

Nhìn lại 10 năm, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - giám đốc Sở Du lịch TP.HCM - cảm thấy xúc động vì đón nhận được tình yêu thương của các cấp, các giới, trong đó có nhà thiết kế, đại sứ hình ảnh, đặc biệt là các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam...

"Lễ hội áo dài TP.HCM góp phần trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa. Đây là động lực, cũng là chủ đề chúng tôi mong muốn thực hiện những mùa sau. Hơn hết, áo dài đã đi vào đời sống một cách tự nhiên nhất, ngày càng gần gũi, thân thuộc" - bà Ánh Hoa nói với Tuổi Trẻ.

Năm sau, Lễ hội áo dài TP.HCM sẽ tri ân những đóng góp của cộng đồng dành cho sự phát triển của thành phố, sẽ có những màn trình diễn áo dài dành cho các chị công nhân, lao công, những người bán hàng, tiểu thương ở các chợ... Bởi lẽ, tất cả những đóng góp thầm lặng đều xứng đáng được tôn vinh.

"Từ năm thứ 11, chúng tôi sẽ phối hợp để làm sao áo dài lan tỏa nhiều hơn ở nước ngoài. Không chỉ đến TP.HCM mùa lễ hội hay dịp Tết mới thấy áo dài, mà áo dài hiện diện mọi lúc mọi nơi. Thấy áo dài là biết Việt Nam.

Đó là chặng đường đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo. Tuy nhiên chúng tôi có niềm tin sẽ thực hiện được bởi sự đồng lòng, chung sức" - bà Ánh Hoa chia sẻ.

Áo dài việt nam là di sản văn hóa gì năm 2024

Hơn 5.000 người dân đồng diễn áo dài ở đường đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.

Mong mỏi sớm là di sản

Những hoạt động, chương trình liên quan tới áo dài được xem là minh chứng sinh động, thiết thực để lập hồ sơ đề xuất áo dài là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hướng đến là của nhân loại.

Lễ hội áo dài TP.HCM ra đời, duy trì, kéo dài đến nay 10 năm, chắc chắn sẽ tồn tại và trở thành hoạt động truyền thống của TP.HCM, là niềm tự hào của TP mang tên Bác.

Áo dài việt nam là di sản văn hóa gì năm 2024

Bà Lê Tú Cẩm - chủ tịch Hội Di sản văn hóa TP.HCM - Ảnh: HỒ LAM

Bà Lê Tú Cẩm - chủ tịch Hội Di sản văn hóa TP.HCM - đánh giá Lễ hội áo dài TP.HCM bước sang năm thứ 10 hoạt động phong phú hơn, đặc biệt có chiều sâu.

Chiều sâu ở đây là các nhà thiết kế giới thiệu nhiều bộ sưu tập áo dài truyền thống.

"Áo dài không phải một loại trang phục khó mặc, vướng víu hay khiến người mặc không năng động.

Nhưng sẽ cần có những tiêu chí cụ thể mô tả chiếc áo dài như: tà như thế nào mới là áo dài, áo dài phải mặc cùng quần hai ống, áo dài phải có tay, còn phần cổ tùy ý thích (cao, thấp, thậm chí rộng cho thoải mái, phù hợp với khí hậu Việt Nam).

Tôi mong Nhà nước sớm công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia, tiến tới công nhận của nhân loại" - bà Lê Tú Cẩm nói với Tuổi Trẻ.

Còn theo bà Ánh Hoa, để trở thành di sản văn hóa phi vật thể thì áo dài phải trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân.

"Ban tổ chức Lễ hội áo dài TP.HCM mong muốn lan tỏa tinh thần, nét đẹp đó" - bà Hoa nhấn mạnh.

Áo dài việt nam là di sản văn hóa gì năm 2024

MC Quỳnh Hoa trình diễn áo dài tại "Lễ hội Áo dài TP.HCM 2024" - Ảnh: NVCC

MC Quỳnh Hoa có sáu năm đồng hành cùng Lễ hội áo dài TP.HCM với vai trò đại sứ. Quỳnh Hoa bảo đây là niềm vinh dự rất lớn của cô.

MC Quỳnh Hoa cho biết cô từng đến 45 nước và luôn mang theo áo dài.

"Năm 1994, lần đầu tiên Hoa mang áo dài ra nước ngoài khi còn là sinh viên năm cuối Trường Ngoại thương TP.HCM, tham dự Festival thanh niên thế giới. Nhiều người thấy Hoa mặc áo dài, biết Hoa đến từ Việt Nam, bạn bè, du khách đều muốn chụp hình. Hoa cảm thấy rất tự hào" - Quỳnh Hoa kể.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định nghề may đo và tập quán sử dụng Áo dài Huế rất xứng đáng được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Áo dài việt nam là di sản văn hóa gì năm 2024
Nghề may đo và tập quán sử dụng Áo dài Huế rất xứng đáng được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Phan Thanh Hải

Mới đây, ngày 29.3.2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 678/QĐ-UBND phê duyệt đề án Huế kinh đô Áo dài Việt Nam với tổng kinh phí hơn 500 tỉ đồng.

Áo dài việt nam là di sản văn hóa gì năm 2024
Áo dài trong tập quán sinh hoạt của một gia đình trí thức Huế hiện đại. Ảnh: Phan Thanh Hải

Các mục tiêu cụ thể của đề án là đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, hình ảnh áo dài Huế qua các thời kỳ. Tổ chức định kỳ Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế trở thành điểm nhấn quan trọng trong các kỳ lễ hội, đặc biệt là Festival Huế.

Xây dựng được bộ truyền thông về Áo dài Huế; tạo lập và quản lý nhãn hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài”; Hình thành 1 sản phẩm du lịch gắn với Áo dài Huế.

Đến năm 2030, Hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo Áo dài phục vụ khách du lịch; Ban hành tối thiểu 1 chính sách hỗ trợ phát triển Áo dài Huế.

Hoàn thiện hồ sơ Nghề may đo Áo dài và tập quán sử dụng Áo dài truyền thống Huế đệ trình UNESCO xem xét, ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại…

Dịp này, báo Lao Động có cuộc trao đổi với TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế về đề án này.

Áo dài việt nam là di sản văn hóa gì năm 2024
TS Phan Thanh Hải trong trang phục Áo dài. Ảnh nhân vật cung cấp

Thưa ông, một trong các mục tiêu của đề án là đến năm 2030 sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, may đo Áo dài phục vụ khách du lịch. Thời gian để hoàn thành mục tiêu này có dài quá không?

Việc xây dựng một bảo tàng Áo dài có quy mô và nội dung như đề án hướng tới đòi hỏi có sự đầu tư nghiên cứu công phu và sự đầu tư xứng đáng nên cần có thời gian.

Vì vậy, xác định mục tiêu đến năm 2030, nghĩa là chỉ còn 6-7 năm nữa để hình thành và đưa vào hoạt động bảo tàng Áo dài là phù hợp, vả lại nguồn đầu tư để xây dựng bảo tàng này hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa nên cần tìm được nhà đầu tư phù hợp, đủ năng lực, tâm huyết để thực hiện.

Một mục tiêu khác của đề án là hoàn thiện hồ sơ nghề may đo Áo dài truyền thống đệ trình UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Các cơ sở để Huế hướng đến mục tiêu này là gì? Và liệu điều này có khả thi? Dự kiến bao giờ sẽ hoàn thành mục tiêu này?

Mục tiêu hoàn thiện hồ sơ “Nghề may đo Áo dài và tập quán sử dụng áo dài truyền thống Huế” đệ trình UNESCO xem xét, ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được xem là một trong những mục tiêu quan trọng và xuyên suốt.

Áo dài việt nam là di sản văn hóa gì năm 2024
Lãnh đạo và nhân viên Sở Văn hoá - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế với trang phục Áo dài khi làm việc. Ảnh: Phan Thanh Hải

Bởi nghề may đo và tập quán sử dụng Áo dài Huế là di sản có giá trị nhân văn sâu sắc, gắn liền với đời sống tinh thần và các phong tục, tập quán của người dân Huế, được cộng đồng trân trọng và liên tục lưu truyền qua nhiều thế hệ đến nay.

Di sản này rất xứng đáng được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này vẫn còn nhiều việc cần phải làm như trước mắt cần tiến hành kiểm kê, nhận diện giá trị di sản, đồng thời đề nghị Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) xem xét đưa di sản “Nghề may đo và tập quán sử dụng Áo dài Huế” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sau đó tiếp tục đề nghị Bộ VHTT&DL và Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Hồ sơ “Nghề may đo và tập quán sử dụng Áo dài Huế” đệ trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nếu di sản Nghề may đo và tập quán sử dụng Áo dài Huế được UNESCO ghi danh sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục nhận diện, nghiên cứu, tư liệu hóa, xây dựng biện pháp bảo vệ di sản trong cộng đồng.

Đồng thời cho thấy cộng đồng thế giới đã tái xác nhận và khẳng định kho tàng di sản văn hóa phong phú của Việt Nam và trân trọng ghi nhận những đóng góp của dân tộc chúng ta vào việc làm giàu hơn nữa kho tàng văn hoá của nhân loại.

Đề án bây giờ mới phê duyệt, nhưng thực chất Sở Văn hoá - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai đề án này từ nhiều năm nay, vậy các phần việc đã làm được trong thời gian qua là gì?

Đúng là từ tháng 7.2020, Sở Văn hóa - Thể thao đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho nghiên cứu xây dựng đề án Huế kinh đô Áo dài.

Clip du khách tham quan Đại nội Huế trong trang phục Áo dài

Không như cách làm của các đề án trước đây, lần này với tư cách là người chủ trì đề án, tôi đã quyết định vừa nghiên cứu xây dựng các nội dung đề án, vừa thực hiện thể nghiệm một số nội dung để rút kinh nghiệm và có thêm căn cứ thực tiễn.

Đến ngày 19.8.2021, đề cương đề án này đã được UBND tỉnh phê duyệt, và chúng tôi càng có thêm căn cứ để triển khai một số nội dung của đề án, đặc biệt là những nội dung, mục tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng.

Tôi cho rằng, Áo dài là một di sản đặc biệt của cố đô Huế, di sản đó vốn do cộng đồng sáng tạo ra từ đầu thế kỷ XVII, sau đó được các chúa Nguyễn, rồi vua Nguyễn công nhận, định chế thành quốc phục. Vì vậy ngày nay, cần phải đưa di sản đó trở về với cộng đồng, trao cho cộng đồng quyền nắm giữ, bảo vệ và phát huy giá trị.

Thời gian gần 3 năm qua chúng tôi đã làm được một số việc quan trọng: Tổ chức một số cuộc hội thảo khoa học để tranh thủ ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, đội ngũ nghệ nhân, doanh nhân trong lĩnh vực Áo dài.

Tổ chức định kỳ tuần lễ Áo dài cộng đồng; Quảng bá mạnh mẽ bằng nhiều hình thức để lan tỏa các thông điệp về việc phục hưng áo dài truyền thống.

Tạo lập và quản lý nhãn hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài”; Liên kết với nhiều tổ chức, hội nhóm cộng đồng không chỉ ở Thừa Thiên Huế mà còn trong cả nước để cùng nhau lan tỏa tình yêu áo dài và chia sẻ các kinh nghiệm để phục hưng áo dài dành cho cả hai giới nam và nữ…