Có bao nhiêu nước tham gia ngày trái đất năm 2024

Nhằm hưởng ứng Giờ Trái đất, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã cùng tắt đèn nhằm tiết kiệm năng lượng, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về các vấn đề môi trường.

Chiến dịch Giờ Trái đất, được biết đến là một sự kiện do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) triển khai tổ chức, khuyến khích các cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp tắt các loại đèn không cần thiết trong một giờ vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3. Chiến dịch này được kỳ vọng sẽ góp phần ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tại Ấn Độ, một số địa danh đã tắt đèn để đánh dấu Giờ Trái đất để tiết kiệm điện.

Bên cạnh đó, các tòa nhà biểu tượng ở các thành phố lớn như Mumbai, New Delhi và Kolkata cùng đã thực hiện tắt đèn trong 1h.

Còn tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, một số địa danh nổi tiếng cũng đã tắt đèn, thu hút sự chú ý của nhiều người dân về các vấn đề biến đổi khí hậu. Giới chức Thái Lan cũng khuyến khích mọi người tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải C02 ra môi trường.

Cùng thời điểm đó tại khu vực Châu Âu, chiếc công tắc điện khổng lồ bên ngoài đấu trường Colosseum, một địa danh nổi tiếng tại Italy đã được bấm.

Còn tại Hy Lạp, đèn tại kỳ quan Acropolis cũng đã tắt để giúp người nâng cao trách nhiệm với môi trường. Bên cạnh đó, Đền Parthenon và các di tích khác ở Athens được bao phủ trong bóng tối trong 1 giờ.

Thành phố San Francisco của Mỹ đã hưởng ứng, công bố ngày 21 tháng 3 năm 1970 là Ngày Trái đất, và sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế.

Ngày Trái đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22 tháng 4 năm 1970 với 20 triệu người tham gia. Đó là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: “Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn”.

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Năm 2009, Liên Hợp Quốc công nhận 22 tháng 4 hàng năm là Ngày Trái đất.

Ý nghĩa của Ngày Trái đất

Là ngày vận động toàn dân cùng ý thức và hành động bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu,chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Đây là ngày dù công việc có bận rộn thế nào, mọi người cũng tạm gác lại mọi công việc riêng tư để tham gia các chiến dịch ý nghĩa bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Có bao nhiêu nước tham gia ngày trái đất năm 2024

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2023 và các năm

Chủ đề của ngày Trái đất năm 2023 vẫn tương tự 2022 là “Invest in Our Planet”, tạm dịch là “Đầu tư vào hành tinh của chúng ta”.

Ngày Trái Đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái Đất. Ngày Trái Đất được tài trợ bỏi thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson như một cuộc hội thảo về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970. Trong khi Ngày Trái Đất đầu tiên chỉ được chú ý tại Hoa Kỳ, một tổ chức đã được thành lập bởi Denis Hayes, nguyên là điều phối viên toàn quốc năm 1970, đưa nó lên tầm quốc tế vào năm 1990 và tổ chức các sự kiện ở 141 quốc gia. Ngày Trái Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) và được tổ chức hàng năm tại hơn 175 nước. Nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái Đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22 tháng 4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).

Có bao nhiêu nước tham gia ngày trái đất năm 2024

Ngày Trái Đất (Earth Day – ED) là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên.

Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1970, năm 2009 đã được Liên Hợp Quốc công nhận.

Ông John McConnell là người đề xướng Ngày Trái Đất. Ông đã vận động cử hành tôn vinh Trái Đất ngày 21/03/1970. Thành phố San Francisco của Mỹ đã hưởng ứng, công bố ngày 21/3/1970 là Ngày Trái Đất, và sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế. Đó là ngày mùa đông chấm dứt chuyển sang xuân, cây cối nẩy chồi ra lá mới.

Tuy nhiên, sau này một bộ phận đông đảo những người ủng hộ Ngày Trái Đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái Đất, và họ cử hành vào ngày 22/4 hàng năm.

Ngày Trái Đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham gia. Đó là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: “Là cha đẻ của Ngày Trái Đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn”.

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Năm 1995, 15 năm sau khi về hưu, Nelson được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực của ông trong công tác môi trường. Ông qua đời ngày 3/7/2005.

Trong Ngày Trái đất , mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Hiện nay, Ngày Trái Đất không chỉ là một sự kiện quốc gia mà đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, diễn ra không chỉ trong một ngày, mà trọn vẹn cả tuần.