Bị thận vòng móng ngựa có nên phẩu thuật không

Chị Tú vẫn còn khả năng được ghép thận

Trước đó, ngày 1/12, chị Hứa Cẩm Tú (ngụ tại thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) được gia đình đưa đến bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ để điều trị sỏi thận. Ngày 6/12, chị Tú được các bác sĩ ở đây tư vấn cần mổ nội soi  thận trái. Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật, ca mổ bị chảy máu nhiều nên bệnh nhân được chuyển sang mổ hở nhưng khi mổ hở mới phát hiện chị Tú bị thận hình móng ngựa, chảy máu nhiều và không thể cầm được. Kết thúc cuộc phẫu thuật chị Tú đã bị cắt bỏ 2 quả thận.

Sau khi sự việc xảy ra, Ban Giám đốc bệnh viện và bác sĩ Trần Văn Nguyên- Trưởng khoa Tiết niệu bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ đã gặp anh Nguyễn Thiện Trí chồng chị Tú để giải thích về ca mổ và hứa sẽ hỗ trợ chi phí chạy thận miễn phí cho chị Tú đến suốt đời. Không bằng lòng với cách giải quyết trên, anh Trí và gia đình tiếp tục đề nghị bệnh viện làm rõ sự việc.

Trao đổi với PV Dân trí vào sáng 11/ 12, bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa - Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Cần Thơ cho biết, bệnh nhân Hứa Cẩm Tú có quả thận hình móng ngựa nên dễ xảy ra biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Trong thận có nhiều mạch máu chằng chịt nên các vết cắt khó cầm máu, do không nhận định được diễn biến của ca mổ nên trong tình hình khẩn cấp, cần phải cứu sống bệnh nhân, buộc bác sĩ phải chọn phương án cắt luôn quả thận phải vì đây là trường hợp bất khả kháng.

Tuy nhiên, lỗi của bác sĩ Nguyên là trong quá trình phẫu thuật, diễn biến phức tạp, ê kíp mổ đã không kịp thời thông báo và giải thích cho người nhà bệnh nhân. Đặc biệt, ngay sau khi ca mổ kết thúc bác sĩ cũng không thông báo và giải thích cặn kẽ cho người nhà bệnh nhân cũng không thể chấp nhận được.

Cũng trong sáng 11/12, Ban Giám đốc bệnh viện đã tiến hành họp đột xuất để thống nhất phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân Hứa Cẩm Tú. Trước mắt, dành chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chị Tú để hồi phục sức khoẻ nâng thể trạng người bệnh. Sau đó chị Tú sẽ được điều trị bằng một trong hai phương án chạy thận định kỳ hoặc thẩm phân phúc mạc, về lâu dài, nếu có thận phù hợp, chị Tú có thể được ghép thận. Dự kiến vào cuối tuần chị Tú có thể được xuất viện.

Trao đổi với Dân trí, bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Quang Võ- Giám đốc Bệnh viện ĐKTP Cần Thơ cho biết: Ban Giám đốc bệnh viện cũng đã yêu cầu bác sĩ Nguyên và một số thành viên trong ê kíp mổ làm tường trình để giải quyết sự vụ. Trước mắt, bác sĩ Nguyên sẽ không tham gia phẫu thuật trong một thời gian để chờ kết luận của Hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện và quyết định cuối cùng của Ban Giám đốc.

Gặp chúng tôi tại khoa Tiết Niệu, chị Tú cho biết, mấy hôm nay, các bác sĩ ở bệnh viện thường xuống thăm và động viên chị. Hiện tại, mặc dù vẫn còn đau vết mổ nhưng chị đã ăn được cháo và có thể tự đi lại được. Theo tìm hiểu của chúng tôi, gia đình chị Tú rất khó khăn, chị cùng chồng làm nghề quay chậu để nuôi 3 đứa con trai đang tuổi ăn học, trong đó đứa lớn mới 16 tuổi, đưa nhỏ 9 tuổi.

Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Lê Chuyên-Phó Giám đốc bệnh viện Bình Dân (TPHCM), Chủ tịch Hội niệu khoa Việt Nam cho biết:  Thận móng ngựa là trường hợp rất hiếm gặp. Người có thận móng ngựa có hai quả thận dính nhau nên dễ mắc các bệnh về thận hơn người có hai quả thận bình thường, đồng thời khi phẫu thuật cũng rất dễ gặp các biến chứng. Người bị cắt cả hai quả thận có thể được ghép thận hoặc chạy thận suốt đời.

Theo PGS-TS Đàm Văn Cương- Trưởng phân môn tiết niệu- Trưởng Khoa y Trường Đại học Y dược Cần Thơ: Thận móng ngựa là một kiểu dị dạng hệ tiết niệu sinh dục rất hiếm gặp và chẩn đoán thường là rất khó. Người có thận móng ngựa thường có tuổi thọ không cao. Nếu không mổ thận sẽ bị tắc nghẽn hay gây sỏi dẫn đến suy thận và có thể tử vong.

                                                                                                                Theo Dân Trí

Bệnh nhân nam (77 tuổi) có sỏi san hô thận trái kích thước rất lớn, kèm sỏi niệu quản trái 1/3 dưới. Sỏi được lấy ra có kích thước 65.38mm x 52.44mm trên bệnh nhân bị dị tật thận móng ngựa.

Kíp phẫu thuật đã mổ nội soi lấy sỏi thận. Đồng thời, tán sỏi niệu quản trái nội soi ngược dòng. Nhờ triển khai đồng bộ các phương pháp tiên tiến nên bệnh nhân đã được can thiệp xâm lấn tối thiểu nhất. Ca mổ đã thành công sau 2 giờ phẫu thuật.

Bị thận vòng móng ngựa có nên phẩu thuật không
Sỏi thận được lấy ra từ bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Phẫu thuật lấy sỏi trên người bệnh bị thận móng ngựa là một trường hợp khó. Bệnh nhân cao tuổi có sỏi kích thước lớn lại càng khó hơn. Bác sĩ Nguyễn Hồng Long - Khoa Ngoại tổng hợp, cho biết thể trạng của cụ ông yếu, bệnh nền cao huyết áp và tiểu đường. Người bệnh có sỏi san hô rất lớn ở thận trái và sỏi ở niệu quản trái. Sỏi to gây đau thắt lưng trái nhiều và tiểu buốt. Bệnh nhân được mổ nội soi lấy sỏi, đồng thời điều trị tán sỏi. Các biện pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu này giúp hạn chế tai biến khi phẫu thuật.

Thận móng ngựa là dị tật hai thận trái và phải nối với nhau bởi một eo thận giả, có hình dạng giống với móng ngựa, thay vì nằm riêng biệt ở hai bên cột sống. Đây là dị tật bẩm sinh, tỷ lệ 1/400 -1/800 trẻ, gặp ở nam nhiều hơn nữ. Dị tật này khiến người bệnh dễ gặp tai biến và nguy cơ cao phải cắt bỏ thận khi mổ.