Bao nhiêu năm sao băng mới có 1 lần năm 2024

Nhiều người yêu thiên văn Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội này, thức thâu đêm để chiêm ngưỡng bữa tiệc sao băng trên bầu trời. Họ đã ngắm mưa sao băng như thế nào?

Bao nhiêu năm sao băng mới có 1 lần năm 2024
Bao nhiêu năm sao băng mới có 1 lần năm 2024
Bao nhiêu năm sao băng mới có 1 lần năm 2024

Những vệt mưa sao băng được anh Quân chụp lại đêm qua và rạng sáng nay.

VÕ ĐỨC QUÂN

Vốn là một người có niềm đam mê đặc biệt với thiên văn, nhất là các hiện tượng trên bầu trời, Võ Đức Quân, hiện là học sinh cấp 2 tại H.Ninh Phước (Ninh Thuận) cho biết em đã không thể bỏ lỡ trận mưa sao băng Geminids đạt cực điểm vào tối qua và rạng sáng nay.

Đức Quân nhận xét không hổ danh là “vua của các trận mưa sao băng", tối qua em đã được chiêm ngưỡng một bữa tiệc mưa sao băng, nhiều lần, Quân còn quan sát được nhiều cặp sao băng xuất hiện cùng một lúc.

Anh Nghĩa hào hứng khi chiêm ngưỡng "vua của các trận mưa sao băng" năm nay.

NGUYỄN TRỌNG NGHĨA

“Em quan sát từ 1 giờ sáng đến 4 giờ sáng hôm nay. Vì nay em học buổi chiều nên cũng không ảnh hưởng tới việc học. Không phải lúc nào cũng có thể quan sát được nhiều sao băng như vậy nên em không thể nào bỏ qua, không chắc sẽ tiếc lắm", chàng trai yêu thiên văn bày tỏ.

Anh Nguyễn Trọng Nghĩa (23 tuổi) ngụ Bến Cầu, Tây Ninh cũng ngắm mưa sao băng Geminids tối qua và rạng sáng nay. Dùng điện thoại chụp lại sao băng, anh hào hứng chia sẻ trên mạng xã hội.

Bao nhiêu năm sao băng mới có 1 lần năm 2024
Bao nhiêu năm sao băng mới có 1 lần năm 2024
Bao nhiêu năm sao băng mới có 1 lần năm 2024

Sao băng được anh Nguyễn Khắc Khởi chụp tại bầu trời Bắc Giang tối qua.

NGUYỄN KHẮC KHỞI

Bao nhiêu năm sao băng mới có 1 lần năm 2024

Quan sát ở Cà Mau, anh Thịnh Nebula cho biết chỉ trong 2 tiếng anh quan sát được 87 vệt sao băng.

THỊNH NEBULA

Chàng trai cho biết năm nay bầu trời không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng, nên điều kiện thuận lợi để quan sát hơn. Anh đánh giá số lượng sao băng của năm nay rất nhiều, tuy nhiên không bằng với trận mưa sao băng này anh ngắm thời điểm năm ngoái.

“Trong đêm, mình ngắm được hàng chục vệt sao băng. Với mình, là một đêm thưởng thức sao băng quá tuyệt vời luôn", anh hào hứng.

Geminids là trận mưa sao băng được tạo ra bởi các mảnh vụn do tiểu hành tinh 3200 Phaethon để lại, được phát hiện vào năm 1982. Trận mưa diễn ra hàng năm từ ngày 7 - 17.12. "Năm nay, trăng mới sẽ để lại một bầu trời tối hoàn hảo. Người xem quan sát tốt nhất từ một vị trí tối sau nửa đêm. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Gemini, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời", Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) thông tin.

Mưa sao băng từ mảnh vỡ của những sao chổi bay gần quỹ đạo Trái đất và trở lại không thường xuyên 4.000 năm một lần có thể được các nhà nghiên cứu phát hiện.

Các sao chổi quay quanh Mặt trời theo những quỹ đạo rất dài sẽ trải các mảnh vỡ rất mỏng dọc theo đường đi hoặc đẩy hoàn toàn các mảnh vỡ khỏi Hệ Mặt trời đến mức khó phát hiện ra những trận mưa sao băng của chúng.

Từ khảo sát mưa sao băng mới công bố trên Tạp chí Icarus, các nhà nghiên cứu cho biết, có thể phát hiện mưa sao băng từ các mảnh vỡ trên đường đi của những sao chổi đi gần quỹ đạo Trái đất. Những sao chổi này quay trở lại quỹ đạo Trái đất không thường xuyên khoảng 4.000 năm một lần.

Nhà thiên văn học và tác giả chính Peter Jenniskens, Viện SETI, Mỹ, cho biết: “Điều này tạo ra nhận thức tình huống về các sao chổi có khả năng nguy hiểm tồn tại ở quỹ đạo gần của Trái đất lùi về tới năm 2.000 trước Công nguyên".

Nhà thiên văn học Jenniskens là người đứng đầu dự án CAMS có mạng lưới ở 9 quốc gia, chuyên quan sát và lập lưới tam giác để đo đạc các thiên thạch có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm bằng các camera an ninh video ánh sáng yếu để đo quỹ đạo và đường đi của những thiên thạch này.

Bao nhiêu năm sao băng mới có 1 lần năm 2024
Sao chổi ISON năm 2013 được chụp từ kính thiên văn 14 inch đặt tại Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Marshall. Ảnh minh họa: NASA

Trong những năm gần đây, các mạng lưới mới ở Australia, Chile và Namibia đã tăng đáng kể số lượng thiên thạch được lập lưới tam giác để đo đạc. Việc bổ sung các mạng này giúp có được những hình ảnh tốt hơn, đầy đủ hơn về các trận mưa sao băng trên bầu trời đêm.

“Cho đến gần đây, chúng tôi chỉ biết năm sao chổi chu kỳ dài là thiên thể mẹ của một trong những trận mưa sao băng nhưng bây giờ chúng tôi đã định thêm được 9 sao chổi nữa và có lẽ là tới 15" - nhà thiên văn học dẫn đầu nhóm nghiên cứu nói.

Sao chổi chỉ là một phần nhỏ trong số tất cả các vật thể va chạm tới Trái đất nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng sao chổi đã gây ra một số sự kiện tác động lớn nhất trong lịch sử Trái đất vì sao chổi có thể có kích thước lớn và quỹ đạo của chúng có thể va chạm với tốc độ cao.

“Trong tương lai, với nhiều quan sát hơn, chúng ta có thể phát hiện những trận mưa sao băng mờ hơn và theo dõi quỹ đạo của sao chổi mẹ trên những quỹ đạo dài hơn” - trưởng nhóm nghiên cứu Jenniskens nói.

Mỗi đêm, mạng lưới CAMS xác định được hướng mà các mảnh vỡ sao chổi đang đi vào khí quyển Trái đất. Bản đồ được lập ra trên một thiên cầu tương tác cho thấy các trận mưa sao băng dưới dạng các đốm màu. Nhấp vào những đốm màu đó sẽ hiển thị quỹ đạo đo được trong Hệ Mặt trời. Ông Jenniskens lưu ý: “Đây là những sao băng nhìn thấy bằng mắt thường. Bằng cách lần theo hướng tiếp cận của chúng, những bản đồ này hiển thị bầu trời và vũ trụ xung quanh chúng ta theo một ánh sáng rất khác".

Một phân tích dữ liệu cho thấy những trận mưa sao băng trong thời gian dài có thể tiếp diễn trong nhiều ngày. "Đây là một bất ngờ với tôi. Nó có thể có nghĩa là những sao chổi này từng quay trở lại Hệ Mặt trời nhiều lần trong khi quỹ đạo của chúng dần thay đổi theo thời gian" - ông Jenniskens nói.

Dữ liệu cũng chỉ ra những trận mưa sao băng rải rác nhất có thể cho thấy lượng mảnh thiên thạch nhỏ nhiều nhất.

"Những trận mưa sao băng phân tán nhiều nhất có lẽ là những mưa sao băng lâu đời nhất. Vì vậy, điều này có thể có nghĩa là, theo thời gian, các thiên thạch lớn hơn bị phân tách thành các thiên thạch nhỏ hơn" - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Khi nào có sao băng 2024?

Năm nay, cực điểm của mưa sao băng này rơi vào đêm 3, rạng sáng 4.1. Đây được coi là trận mưa sao băng đáng chú ý đầu tiên trong năm 2024 mà người Việt Nam có thể quan sát được, trong điều kiện thời tiết thuận lợi. "Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này là rạng sáng ngày 4.1 (dương lịch).

Mưa sao băng ngày 12 tháng 12 lúc mấy giờ?

Sự kiện được phát hiện tình cờ bởi nhóm khoa học gia từ Đài thiên văn Paris (Pháp). Theo Space.com, thời điểm trận mưa sao băng Lambda - Sculptorids chưa từng có trong lịch sử xảy ra là lúc 8 giờ đến 12 giờ 30 phút ngày 12.12 theo giờ GMT, tức 15 giờ đến 19 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam.

Làm thế nào để xem được mưa sao băng?

Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam hướng dẫn, để quan sát mưa sao băng, người xem không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào, quan sát bằng mắt thường chính là tốt nhất. Nên chọn vị trí quan sát có góc nhìn rộng, ít ánh sáng nhân tạo (tuyệt đối không quan sát ở nơi có ánh đèn chiếu trực tiếp vào mắt).

Mấy giờ có sao băng 14 12?

Dẫn nguồn từ IMO (International Meteor Organization), Tổ chức mưa sao băng quốc tế, đại diện HAAC cho biết năm nay, dự báo thời gian cực điểm của Geminids rơi vào khoảng 19 giờ (giờ UTC) ngày 14.12, khoảng 2 giờ sáng ngày 15.12 (giờ Việt Nam).