1 cây ty ren nặng bao nhiêu kg

Thanh ren M10 (hay ty ren M10) được sử dụng khá phổ biến trong thi công treo các đường ống hay thiết bị. Để lựa chọn thanh ren phù hợp với công trình thì quý khách hàng cần nắm được các thông tin cơ bản về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, thông số kĩ thuật, phân loại, ứng dụng hay cách thi công. Trong bài viết này, vật tư phụ 3DS Việt Nam xin được giới thiệu với quý khách hàng các thông số kĩ thuật của thanh-ty ren M10 để mọi người chọn mua sản phẩm được dễ dàng hơn.

1. Thông số kĩ thuật của thanh ren M10 (ty ren M10)

Thanh ren M10 được sản xuất với nhiều cấp bền và nước mạ khác nhau tùy vào tải trọng và điều kiện môi trường.

  1. Về chiều dài: Thanh ren có chiều dài từ 1-3m, sử dụng cả trong thi công các công trình công nghiệp và công trình dân dụng.
  1. Về đường kính: đường kính thanh ren M10 là 10mm
  1. Về bước ren: bước ren từ 0,5-1,5mm
  1. Về tiêu chuẩn sản xuất: đường kính thanh ren M10 được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 975
  1. Về tình trạng lớp mạ

Có 4 cách xử lý bề mặt thanh ren là mạ điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, nhuộm đen và dạng thô.

1 cây ty ren nặng bao nhiêu kg

Nhấn vào đây để tham khảo >>> Báo giá thanh ren mạ kẽm nhúng nóng M8, M10, M12, M14, M16.

- Thanh ren M10 mạ điện phân, mạ kẽm: đây là loại thanh ren mạ thông thường và được sử dụng phổ biến nhất. Hầu hết tất cả các loại thanh ren đều được xử lý theo phương pháp này vì thanh ren có khả năng làm việc trong môi trường khô ráo khá tốt và phương pháp này còn bảo đảm tính kinh tế do chi phí không cao.

- Thanh ren mạ kẽm nhúng nóng: phương pháp này thường được áp dụng cho thanh ren có đường kính lớn (từ D14 trở lên) do chiều dày lớp mạ nhúng nóng khá lớn. Nếu thanh ren có đường kính nhỏ và bước ren thấp mà mạ kẽm nhúng nóng thì sẽ không lắp ráp được. Ưu điểm của phương pháp này là giúp thanh ren có khả năng chịu đựng với khí hậu ngoài trời.

- Thanh ren nhộm đen: phương pháp này chỉ áp dụng cho những thanh ren có cường độ cao, đạt cấp bền 8.8

- Thanh ren màu đen (màu của thép): sau khi tạo ren, người ta đem sử dụng ngay mà không xử lý bề mặt, để nguyên bản màu của thép nên được gọi là thanh ren thô.

  1. Về chất liệu

Thanh ren M10 có thể được chế tạo từ vật liệu thép carbon hoặc thép không gỉ inox

- Thép hợp kim bao gồm CT3, C35, C45, SS400, Q325,...Khi thanh ren được làm từ thép hợp kim thì bề mặt thường được mạ điện phân hoặc mạ kẽm. Nếu phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt hơn thì nó sẽ được mạ kẽm nhúng nóng hoặc nhuộm đen.

- Thép không gỉ inox bao gồm các mác thép như SUS 201, SUS 304, SUS 316, SUS 316L,...Mỗi mác thép sẽ cho ra sản phẩm thanh ren M10 với tính chất vật lý và hóa học khác nhau, vì thế mà giá thành cũng khác nhau.

  1. Về cấp bền

Thanh ren M10 bao gồm các cấp bền 3.6, 4.6, 4.8, 5.6, 6.8 và 8.8. Mỗi cấp bền sẽ tương ứng với tải trọng treo khác nhau.

- Thanh ren có cấp bền 4.8: loại này là thanh ren cấp bền thường, chịu tải trọng tối thiểu là 400Mpa, tương với 4000kg/cm2.

- Thanh ren cấp bền 5.6: đạt cấp bền trung bình, lực kéo tối thiểu là 500Mpa = 5000kg/cm2

- Thanh ren cấp bền 8.8: đây là loại thanh ren có cường độ cao với lực kéo tối thiểu là 800Mpa, tương đương với tải trọng là 8000kg/cm2.

Để biết được một thanh ren có thể treo được vật nặng bao nhiêu kg thì ta phải biết được kích thước thanh ren và cấp bền của nó. Trong bài viết này, 3DS Việt Nam xin giới thiệu với toàn thể khách hàng phương pháp tính tải trọng treo của thanh ren theo cấp bền để khách hàng tham khảo, hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong việc dự toán thi công.

Các loại thanh ren được sử dụng phổ biến trong xây dựng thường có cấp bền 3.6, tương ứng với độ bền kéo là 300Mpa. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập tới độ bền kéo do thanh ren chủ yếu dùng treo các chi tiết khác. Chúng tôi làm ví dụ đối với thanh ren M10, các loại thanh ren khác có cách tính tương tự:

Theo tiêu chuẩn TCVN 1916-1996 đối với thanh ren có bước ren thô, thì thanh ren M10 có tiết diện lần lượt bằng 58mm2. Vậy cách tính lực treo của thanh ren M10 như sau:

Lực thanh ren M10 = (300Mpa x 58mm2) : 9,81 = 1773,70 kg. Như vậy, thanh ren M10 có thể chịu lực kéo khoảng 1,7 tấn mới bị phá hủy.

Tóm lại, khi khách hàng muốn tính toán thiết kế để lựa chọn thanh ren phù hợp với công trình, thì quý khách cần dựa vào lực bền và tiết diện của thanh ren để từ đó suy ra thanh ren đó có khả năng treo vật nặng bao nhiêu kg.

Căn cứ vào các số liệu trên có thể kết luận rằng, những thanh ren có cấp bền thấp nên dùng thi công trong những trường hợp không cần tải trọng treo lớn như thi công hệ thống cơ điện, điều hòa, thông gió,...nếu không muốn thừa tải trọng. Tuy nhiên, vẫn có những sai số do lắp ghép trong quá trình thi công dẫn đến số liệu trên thực tế và lý thuyết có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung thì tải trọng của các thanh ren bình thường vẫn cho hệ số an toàn cao, không đáng lo ngại.

2. Bảng thông số kĩ thuật thanh ren M10

Sau đây là bảng thông số kĩ thuật chung cho các loại thanh ty ren theo tiêu chuẩn DIN 975 của Đức:

ĐƯỜNG KÍNH (D)

BƯỚC REN (P)

M3

0,5

M4

0,7

M5

0,8

M6

1

M8

1,25

M10

1,5

M12

1,75

M14

2

M16

2

Công ty TNHH 3DS Việt Nam chuyên sản xuất và cung cấp thanh ren M10 và chất lượng tốt nhất thị trường. Sản phẩm của chúng tôi có chứng chỉ chất lượng, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn thi công của các nhà thầu lớn hiện nay. Vì thế khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá và đặt hàng thì vui lòng liên hệ với 3DS theo số Hotline dưới đây để nhận tư vấn và hỗ trợ mua hàng.