Viết đoạn văn về vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy

Vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn thơ sau:Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng.Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy quanh lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao...( Mùa xuân nho nhỏ,Thanh Hải)I.Mở bài:- Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn họcViệtNam đã từng không có ít những vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trướcmùaxuân. Đó là “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của NguyễnBính, “Chiều xuân” của Anh Thơ,... và Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế cũng góp vàođó “Một mùa xuân nho nhỏ”. Ra đời vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trướckhinhà thơ qua đời, bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước vàướcnguyện dâng hiến của tác giả.Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc làcảm xúccủa thi nhân về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước.II.Thân bài:1. Khái quát (Dẫn dắt vào bài):- Ở vị trí phần đầu của thi phẩm, đoạn thơ là những dòng cảm xúc hồn nhiên, trongtrẻo,đắm say của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân –mùa xuân thiên nhiên xứ Huế và mùaxuânđất nước, mùa xuân Cách mạng. Nếu mùa xuân của đất trời mang vẻ đẹp tươi trẻ,tràn trềsức sống thì mùa xuân đất nước lại đẹp một cách sôi nổi, hào hùng.2. Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế:- Với nét bút khoáng đạt, bức tranh mùa xuân thiên nhiên được nhà thơ phác họabằnghình ảnh tự nhiên, bình dị và gợi cảm:Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếc”.Xứ Huế vào xuân với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím”. Sắc xanh hiền hòacủa sôngđiểm xuyết nét chấm phá của bông hoa tím biếc gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡmà vẫnrất mực bình dị, dân dã mang đậm chất Huế mộng mơ. Động từ “mọc” được đảolên đầucâu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ củabông hoamùa xuân. Đó có thể là bông hoa lục bình, cũng có thể là bông trang, bông súng,với sắctím biếc như đang vươn lên, đang trỗi dậy. Hoa tím biếc mọc nở trên dòng sôngxanh –cái hài hòa của tự nhiên của màu sắc đem đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát làm sayđắmlòng người.- Bức tranh mùa xuân xứ Huế không chỉ tươi tắn,sống động sắc màu mà còn rực rỡâmthanh:Ơi con chim chiền chiện,Hót chi mà vang trời”.Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một không gian cao vời, trong trẻo. Và cũngbởitiếng chim lảnh lót đó vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâmhồn thi sĩnhạy cảm của nhà thơ. Với cảm thán từ“Ơi” và lời hỏi “hót chi?”, Thanh Hải đãđưa vàolời thơ giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, diễn tảcảmxúc vui say đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp – một mùa xuân đậm chấtquêhương và giàu chất thơ.- Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bỗngbồi hồi,xúc động:Từng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng”“Giọt long lanh” là giọt mùa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm?Theo mạchcảmxúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lạithànhtừng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đangrạo rựctình xuân. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng một cách tự nhiên, hợp lí.Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thínhgiác vàcả xúc giác. Cử chỉ“Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhàthơtrước vẻ đẹp của mùa xuân với cảm xúc say sưa, lặng ngắm. Hình ảnh thơ lunglinh, đanghĩa, vừa là thơ, vừa là nhạc, là hoạ. Bức tranh mùa xuân được phác hoạ khi nhàthơđang nằm trên giường bệnh khiến người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồnnghệsĩ, một tình yêu quê hương, đất nước.3. Mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng:- Từ mùa xuân thiên nhiên đất trời, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước, mùaxuânCách mạng. Tác giả hướng tình cảm tới những con người cụ thể - những con ngườilàmnên lịch sử:Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạ”.Các điệp ngữ “mùa xuân”,”lộc”,”người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khigắn vớicuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân.Nhà thơ đã sáng tạo cặp hình ảnh sóngđôiđẹp như hai vế của câu đối mừng xuân để nói về hai lực lượng chủ yếu của cáchmạng,hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Đó là người chiến sĩ và người lao động –bảo vệvà xây dựng Tổ quốc, quê hương. Từ “lộc” được dùng với hai lớp nghĩa : tả thựcchồinon, nhành biếc và ẩn dụ cho sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, thành quảtốtđẹp là mùa xuân. “Lộc” trên cành lá ngụy trang theo bước chân người cầm súng ratrận,“lộc” trải dài trên những nương mạ theo bàn tay người ra đồng. Như thế,người chiếnsĩ, người lao động đã đem mùa xuân, gieo mùa xuân đến mọi miền đất nước.Họ trởthànhnhững con người làm ra mùa xuân, bảo vệ mùa xuân. Và họ đã làm nên cái giaiđiệuchính của bản hợp xướng mùa xuân, tạo nhịp điệu hối hả, hào hùng:Tất cả như hối hảTất cả như xôn xao”Nghệ thuật điệp ngữ “tất cả” cùng các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bậtkhông khíkhẩn trương, náo nức của đất nước trong những năm tháng gian lao, hào hùng.Cách ngắtnhịp 2/1/2 làm cho câu thơ vang lên một nhịp điệu tươi vui, mạnh mẽ. Đó là hànhkhúcmùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.4. Ý kiến đánh giá, bình luận:- Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Thanh Hải đã góp vào đómột bàithơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúcthiết thangân vang, ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng, các phéptu từđược vận dụng sắc sảo và tài hoa. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu quêhương,đất nước được nhà thơ diễn tả sâu sắc và cảm động trong đoạn thơ, bài thơ. Mỗicuộc đờihãy là một mùa xuân, đất nước ta sẽ mãi mãi là những mùa xuân tươi đẹp.III. Kết bài:- “Mùa xuân nho nhỏ” là khúc ca say mê về tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộcsống làmrung động trái tim người đọc bao thế hệ.Đến với bài thơ, đặc biệt là đoạn thơ trên,takhông chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mùa xuân mà còn xúc động trước thếgiới tâmhồn của thi nhân. Nhẹ nhàng mà sâu lắng, những vần thơ của Thanh Hải đã khơigợitrong ta tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc đời.

Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Mùa xuân nho nhỏ


Mùa xuân – mùa khởi đầu cho một năm mới trong vũ trụ tuần hoàn. Trong bức tranh Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải đã mang đến cho  mọi người một cảm nhận về bức tranh xuân với đầy đủ sắc, thanh tươi mới và tràn đầy hứng khởi. Là dòng sông trải rộng như tấm gương khổng lồ phản chiếu sắc xanh từ bầu trời cao rộng, là màu tím của lục bình đang nhẹ nhàng trôi trên dòng nước, đâu đó là sắc xanh non mới trổ của cành lộc trên lưng người chiến sĩ ra trận hay những nương mạ đang bừng tỉnh vươn cao những trồi lá. Một bức tranh với những gam màu sáng, làm sống dậy một không khí vui tươi trong những ngày đất nước vào xuân. Trong không gian cao rộng, thoáng đãng ấy là tiếng chim báo hiệu xuân về, một thanh âm trong trẻo, vang rộn khắp đất trời. Và trong khoảnh khắc tuyệt đẹp ấy, tác đã đã hòa mình cùng thiên nhiên, đưa bàn tay để đón lấy “giọt long lanh” của đất trời. Đó có thể là giọt sương lấp lánh sớm mai hay giọt nắng xuân khẽ rơi bên thầm, nhưng theo mạch cảm xúc bài thơ có thể hiểu là giọt âm thanh đổ hồi của con chim chiền chiện. Hình ảnh có tính chất tượng trưng “tôi đưa tay tôi hứng” là thái độ yêu thương, trân trọng của nhà thơ trước vả đẹp của đất trời. Nghệ thuật ví ngầm, chuyển đổi cảm giác quả đã đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục. Chắc hẳn trong lòng thi sĩ đang dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc đời. Có thể nói, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Mùa xuân nho nhỏ

Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời

Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sẽ giúp các em thấy được vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống, cùng với đó là tình yêu tha thiết của nhà thơ dành cho thiên nhiên, cuộc đời. Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời

Mục lục bài viết:1. Dàn ý2. Bài mẫu số 13. Bài mẫu số 24. Bài mẫu số 3

Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời I. Dàn ý Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời (Chuẩn) 1. Mở đoạn Giới thiệu khái quát tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và nội dung khổ đầu bài thơ: cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời. 2. Thân đoạn – Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, căng tràn sức sống:+ Hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, giọt sương long lanh+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện hót vang trời.+ Màu sắc: Màu xanh của dòng sông, sắc tím của bông hoa=> Không gian mùa xuân cao rộng, sắc trời tươi thắm, âm thanh vang vọng. – Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân:+ Đưa tay hứng những giọt âm thanh tiếng chim.→ Những giọt âm thanh có màu sắc, long lanh ánh sáng, cảm nhận được bằng xúc giác. – Niềm say sưa, ngây ngất của tác giả khi thiên nhiên, đất trời vào xuân. 3. Kết đoạn Nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ II. Những mẫu Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời hay nhất 1. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mẫu 1 (Chuẩn) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được sáng tác năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ là tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết cũng là lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết mà tác giả để lại cho đời. Ngay trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã bộc lộ niềm trân trọng, thiết tha và nâng niu mùa xuân – cuộc đời. “Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc”, nét phác họa bằng thơ của Thanh Hải đã vẽ ra không gian đất trời vào xuân vô cùng cao rộng, một dòng sông chảy dài, mặt đất với bầu trời bao la. Trong bầu trời xuân ấy không chỉ có sắc xanh của chồi non mơn mởn mà còn có sắc tím – bông hoa tím biếc. Màu tím cũng chính là màu đặc trưng của xứ Huế quê hương của tác giả. “Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời”, trong trời đất mùa xuân đầy hương sắc ấy còn có cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chú chim chiền chiện. Dường như con chim nhỏ cũng đang hân hoan, vui sướng khi tiết trời vào xuân, nó ca vang trời đất như đánh thức đồng loại và vạn vật cùng thức dậy chào xuân. Chi tiết “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng” diễn tả cảm xúc tinh tế của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên. Đó có thể là từng giọt mưa xuân long lanh đang rơi, cũng có thể là từng giọt âm thanh của tiếng chim. Giọt long lanh ấy dù là gì đi nữa thì đều được cảm nhận bằng mắt, tai và xúc giác, cảm nhận một cách trọn vẹn, nâng niu. Có thể nói, ngay khổ mở đầu bài thơ ta đã thấy Thanh Hải thả trọn tâm hồn mình vào xuân, dạt dào một niềm say sưa bất tận, ngây ngất và say đắm trong vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời khi vào xuân. 2. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mẫu 2 (Chuẩn) Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã dựng lên hai bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, đó là mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước. Trong đó, mùa xuân của thiên nhiên, đất trời được tác giả đưa vào phần đầu của bài thơ. Trong cả 6 câu thơ mở đầu, tác giả không hề nhắc đến hai từ “mùa xuân” ấy vậy mà qua những hình ảnh, âm thanh, mùa xuân lại hiện lên đẹp đẽ vô cùng. Người thi sĩ ấy đã dùng ngôn từ để vẽ nên bức tranh phong cảnh đất trời vào xuân. Chỉ với vài nét phác họa: một dòng sông xanh, một “bông hoa tím biếc”, tiếng hót con “chim chiền chiện”, bức tranh mùa xuân đã hiện lên sống động ngay trước mắt người đọc. Đất trời vào xuân với không gian cao rộng, dòng sông, mặt đất và bầu trời bao la như hòa vào làm một. Mùa xuân với muôn vàn sắc thắm, sự tươi tắn, trẻ trung tràn đầy sức sống của chồi non xanh mơn mởn. Màu hoa tím biếc đặc trưng xứ Huế nổi bật giữa dòng sông xanh in nền trời. Mùa xuân của thiên nhiên còn được tác giả cảm nhận qua âm thanh tiếng chim. Lắng nghe giữa không gian bao la của trời xuân là tiếng hót con chim chiền chiện. Chim hót vang trời như báo hiệu xuân về như thúc giục vạn vật hãy mau thức dậy khỏi giấc ngủ đông dài, thức dậy để đón những điều tuyệt vời của mùa xuân. Sự giao cảm của nhà thơ với mùa xuân của thiên nhiên được thể hiện qua hành động đưa tay hứng từng giọt long lanh rơi. Đó là giọt mưa xuân, hay là giọt âm thanh của tiếng chim hót? Có lẽ chỉ có tác giả mới biết chính mình đang nâng hứng thứ gì. Chúng ta có thể hiểu rằng đó chính là những giọt tinh hoa, tinh túy nhất của đất trời khi vào xuân. 3. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mẫu 3 (Chuẩn) Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải viết trong những ngày tháng cuối đời, bài thơ đã thể hiện được tình yêu cuộc đời tha thiết và khát vọng dâng hiến chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Trong khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã dựng lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp, nơi có sự hài hòa giữa màu sắc, âm thanh và lòng người. Giữa dòng sông xanh rộng lớn là sắc tím nổi bật của bông hoa lục bình. Màu xanh của dòng nước, sắc tím của bông hoa và âm thanh tiếng “chim chiền chiện” đã cùng hòa hợp để tạo nên bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, căng tràn sức sống. Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận bằng nhiều giác quan, tác giả không chỉ quan sát bằng mắt mà còn lắng nghe bằng cả tâm hồn. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời vừa khiến tác giả giật mình, ngỡ ngàng lại khiến tác giả càng thêm say sưa chìm đắm. Sắc đẹp của xuân có thêm âm thanh, âm thanh ấy trong trẻo, vang vọng như khúc nhạc chào xuân. Cuối cùng, nhà thơ cảm nhận xuân bằng xúc giác, đưa đôi tay ra hứng lấy những giọt long lanh đang rơi trong trời xuân. Đó có thể là hạt mưa xuân dưới ánh nắng trở lên long lanh, hay là sự chuyển đổi cảm giác biến âm thanh tiếng chim thành từng giọt rơi xuống. Nhà thơ đưa tay để hứng trọn những thanh âm, vẻ đẹp ấy vào lòng bằng tất cả tình yêu và sự nâng niu. ——————HẾT——————

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-cam-nhan-ve-cam-xuc-cua-tac-gia-thanh-hai-truoc-mua-xuan-cua-thien-nhien-dat-troi-69172n.aspx Bên cạnh đó, những cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải còn có sự khác nhau giữa các khổ thơ, về những mùa xuân khác nhau. Các em có thể tìm hiểu qua các bài văn như: Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ, Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước, Cảm nhận tình yêu thiên nhiên của người thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Khát vọng dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải trong khổ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

#Viết #đoạn #văn #cảm #nhận #về #cảm #xúc #của #tác #giả #Thanh #Hải #trước #mùa #xuân #của #thiên #nhiên #đất #trời