Trả lời câu hỏi mục 2 trang 93 sgk lịch sử và địa lý 6 kết nối tri thức với cuộc sống

Đoạn tư liệu trên được ghi lại bởi người Trung Quốc. Qua việc tiếp xúc khi sinh sống và giao thương buôn bán, họ có những nhận xét về tính cách, bản chất của người dân Phù Nam " mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà". Nghề nghiệp chủ yếu là buôn bán các mặt hàng chủ yếu là vàng, bạc, lụa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 93 sgk lịch sử và địa lý  6 kết nối tri thức với cuộc sống

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 93 sgk lịch sử và địa lý  6 kết nối tri thức với cuộc sống

Hình 4,5 và đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam?

Phương pháp giải:

Nội dung về vương quốc Phù Nam

Lời giải chi tiết:

Đoạn tư liệu trên được ghi lại bởi người Trung Quốc. Qua việc tiếp xúc khi sinh sống và giao thương buôn bán, họ có những nhận xét về tính cách, bản chất của người dân Phù Nam " mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà". Nghề nghiệp chủ yếu là buôn bán các mặt hàng chủ yếu là vàng, bạc, lụa...

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Hãy cho biết những hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam.

Phương pháp giải:

Xem nội dung về Phù Nam

Lời giải chi tiết:

Những hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam:

+ Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi gà , ợn, đánh bắt thủy, hải sản, làm đồ gỗ thủ công như đồ gốm, trang sức, đồ đựng bằng thủy tinh, luyện đồng và rèn sắt, chế tại công cụ sản xuất, vũ khí,...

+ Người Phù Nam giỏi buôn bán. Không chỉ trao đổi hàng hóa để tiêu dùng trong nước, người Phù Nam còn buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ Trung Quốc, Chăm-pa, Mã Lai, Ấn Độ,...thông qua các cảng thị, tiêu biểu là Óc Eo.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Xã hội Phù Nam gồm những tầng lớp nào và có những nét tương đồng nào so với Chăm-pa.

Phương pháp giải:

Xem nội dung về Champa.

Lời giải chi tiết:

- Xã hội Phù Nam được phân chia thành 5 thành phần chính: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.

- Về cơ bản, kết cấu xã hội của Phù Nam và Chăm-pa có sự tương đồng: đều tồn tại các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân); điểm khác biệt thể hiện ở chỗ: trong xã hội Chăm-pa còn tồn tại tầng lớp nô lệ.