Thuốc trừ cỏ chọn lọc là gì năm 2024

Onecide 15EC là thuốc được sử dụng trong Nông Nghiệp trong việc phòng và trị các loại sâu bệnh cây trồng mắc phải. Chỉ được sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, không được sử dụng thuốc vào mục đích khác vì các thuốc BVTV hầu hết đều độc hại với con người.

Cây Trồng Đối Tượng Gây Hại Liều Lượng Cách Dùng Đậu Nành, Đậu Phộng (Lạc) Cỏ dưới 6 lá 0.6 – 1.0 lít /ha Pha 30-40 ml/bình 16 lít hay 40-50 ml/bình 25 lít Cỏ trên 6 lá 1.0 – 1.5 lít /ha Pha 50-60 ml/bình 16 lít hay 70-80 ml/bình 25 lít Khoai mì, Bông vải, Dưa hấu Cỏ hòa bản 0.75 – 1.0 lít /ha Pha 35-40 ml/bình 16 lít hay 50-60 ml/bình 25 lít Cam, Vừng/mè Cỏ 1.0 lít/ha

An toàn khi sử dụng thuốc cỏ chọn lọc Onecide 15EC

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Không dùng cho người, gia súc, gia cầm.
  • Thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động khi phun thuốc. Cất giữ nơi khô mát

Sơ cứu:

  • Nếu hít phải thuốc: Đưa bệnh nhân ra chỗ thoáng mát, thực hiện hô hấp nhân tạo, thở sâu. Nếu vẫn còn khó thở thì phải chở bệnh nhân đi bệnh viện.
  • Thuốc dính vào da: Tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng.
  • Thuốc dính vào mắt: Rửa mắt bằng nước sạch, không được nhỏ dầu, hỏi bác sỹ thuốc nhỏ mắt thích hợp.
  • Nếu nuốt phải: Không được gây nôn, mà phải uống nhiều nước, sau đó chở bệnh nhân đi bệnh biện.

⚠️ Chú ý: Để tăng hiệu lực trừ cỏ dại

  • Pha 10ml chất phụ trợ HASTEN (tặng kèm) với 90ml thuốc cỏ Onecide, phun cho 1000m2
  • Không phun khi cỏ chưa ra lá, tốt nhất là phun khi cỏ 3-5 lá.
  • Không phun thuốc khi cỏ sinh trưởng kém, còi cọc, đất đang nứt nẻ hoặc ngập nước.
  • Không phun khi trời có gió hoặc sắp mưa
  • Phải phun trúng vào lá và thân cây cỏ. Thuốc không hiệu quả trừ cỏ lá rộng, cỏ lác.

Mua Onecide thuốc cỏ chọn lọc ở đâu?

Quý khách có thể đặt mua Onecide thuốc cỏ chọn lọc trực tiếp ở các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật Ngọc Hân. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website TH-Agricare.com.vn.

Muốn sử dụng thuốc trừ cỏ hiệu quả không gây độc hại cho con người và môi trường cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: dùng đúng thuốc, dùng đúng lúc, dùng đúng nồng độ và liều lượng, dùng đúng cách

Phun thuốc diệt trừ cỏ dại Thuốc trừ cỏ là những hóa chất tự nhiên hoặc tổng hợp có tác dụng làm rối loạn trao đổi chất, ức chế sinh trưởng và tiêu diệt cỏ dại mà không hoặc rất ít ảnh hưởng đến cây trồng.

Tùy theo phổ tác động mà người ta chia ra thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc (chỉ diệt được một số loài cỏ) và thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc (tiêu diệt mọi loài cỏ).

Tùy theo thời điểm dùng mà có thể chia ra thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (có tác dụng tiêu diệt cỏ trước khi nảy mầm) và thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm (tiêu diệt cỏ sau nảy mầm đang sinh trưởng tốt). Tùy mức độ chọn lọc có thể phân ra thuốc trừ cỏ một lá mầm (chỉ tiêu diệt nhóm cỏ thuộc thực vật một lá mầm) và thuốc trừ cỏ 2 lá mầm (chỉ tiêu diệt nhóm cỏ thuộc thực vật 2 lá mầm). Tùy thuộc cơ chế tác động mà người ta chia ra thuốc trừ cỏ nội hấp và thuốc trừ cỏ tiếp xúc, thuốc trừ cỏ lá rộng và thuốc trừ cỏ lá kim, thuốc trừ cỏ hằng niên và thuốc trừ cỏ đa niên…

Xuất phát từ đặc điểm trên của thuốc trừ cỏ, đặc điểm của cỏ dại, vị trí cần diệt cỏ mà ta dùng thuốc cho hợp lý, đạt hiệu quả cao. Ví dụ trên đường giao thông, nhà xưởng… ta có thể dùng thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng (tiêu diệt được mọi loài cỏ ) và thuốc có hiệu lực dài (có thể sau 2-3 tháng mới cần phun lại). Tuy vậy thuốc trừ cỏ là một hóa chất bảo vệ thực vật có độ độc khác nhau đối với con người và môi trường cũng như hệ sinh thái nói chung, nên khi sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:

1. Dùng đúng thuốc: Nên sử dụng thuốc trừ cỏ có hiệu quả cao với loài cỏ dại cần phòng trừ nhưng ít độc hại với con người và môi trường. Không sử dụng thuốc cấm, thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng. Ví dụ khi dùng thuốc trừ cỏ cho lúa nước phải dùng thuốc trừ cỏ chọn lọc được khuyến cáo sử dụng cho lúa nước (Sofit 300EC, Ferim 18,5WP…), không được dùng thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng và thuốc trừ cỏ một lá mầm để phun trừ cỏ trên ruộng lúa (lúa là thực vật một lá mầm), nếu không tuân thủ điều này thì cả lúa và cỏ dại đều bị tiêu diệt.

2. Dùng đúng lúc: Dùng đúng lúc với thuốc trừ cỏ là phải biết kết hợp cơ chế tác động của thuốc với giai đoạn sinh trưởng của cỏ dại. Không phun thuốc khi trời sắp mưa, có gió lớn, khi cây trồng đang thời kỳ xung yếu (dễ mẫn cảm với thuốc). Ví dụ muốn diệt cỏ cho ruộng trước khi trồng lạc, đậu tương… ta phải dùng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như Acotab 330EC, Butan 60EC… Trong vườn cây ăn quả (cam ,xoài, vải, nhãn…) nếu muốn diệt cỏ đang sinh trưởng tốt phải dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm như Basta 6SL, Vilapon 80BTN…

3. Dùng đúng nồng độ và liều lượng: Liều lượng là lượng thuốc tối thiểu trên đơn vị diện tích để đảm bảo tiêu diệt hết cỏ dại nhưng không gây hại tới cây trồng (thường tính bằng lít, kg thuốc thành phẩm hoặc nguyên chất cho 1 ha). Nồng độ là độ pha loãng của thuốc để trừ dịch hại nói chung và cỏ dại nói riêng thường được tính bằng %, gam, ml. Riêng nguyên tắc này với thuốc trừ cỏ cần căn cứ vào loài cỏ dại, mật độ cỏ và nơi cần trừ cỏ. Ví dụ nơi cần diệt cỏ mà không gieo trồng (đường giao thông, nhà xưởng…) có thể pha thuốc tăng nồng độ và liều lượng so với qui định (tối đa không vượt quá 25% so với khuyến cáo). Nhưng khi phun thuốc có cả cây trồng và cỏ dại thì chúng ta bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc này, nếu không cả cây trồng và cỏ dại đều bị tiêu diệt.

4. Dùng đúng cách: Cần phun rải đều để thuốc tiếp xúc tốt với cỏ dại sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc. Phun thuốc đúng cách còn được hiểu là dùng phương pháp phun, cách phun làm tăng hiệu quả tiêu diệt cỏ dại của thuốc trừ cỏ và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng. Ví dụ muốn trừ cỏ trong vườn cây ăn quả ta có thể dùng thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng như Round 480EC, Gramoxone 20SL... Khi muốn tiêu diệt cỏ cho vườn cà chua, dưa hấu… phải hạ thấp vòi phun không để thuốc tiếp xúc với phần xanh của cây trồng. Có làm như vậy chúng ta mới đảm bảo được yêu cầu vừa tiêu diệt được cỏ dại vừa bảo vệ được cây trồng.

Ngoài 4 nguyên tắc trên cần chú ý:

Chỉ được dùng nước sạch để pha chế thuốc trừ cỏ. Trên ruộng lúa không được tự hỗn hợp các loại thuốc trừ cỏ. Không hỗn hợp thuốc trừ cỏ với các loại thuốc trừ sâu và bệnh khác nếu không được hướng dẫn và không được phun lặp lại.

Trên vườn cây ăn quả, cây trồng cạn để tiêu diệt cỏ dại nhanh và tăng hiệu quả của thuốc ta có thể pha thêm phân đạm vào thuốc trừ cỏ nhằm làm tăng hiệu quả hấp phụ thuốc của cỏ dại.