Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học

Tài liệu tập huấn dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 198 trang )

Bạn đang đọc: Tài liệu tập huấn dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực Tài liệu text

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: TIẾNG ANH
(Lưu hành nội bộ)
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
1
LỜI GIỚI THIỆU
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học; Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và
cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong
quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của
người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) thúc đẩy đổi
mới phương pháp dạy học (PPDH), trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)
đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức
hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học.
Nhằm góp phần hỗ trợ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trung học về nhận thức và kĩ
thuật biên soạn câu hỏi/bài tập để KTĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng

lực, Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với Chương trình phát triển Giáo dục Trung học tổ
chức biên soạn tài liệu: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh để phục vụ trong đợt tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới KTĐG theo định
hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học.
Tài liệu biên soạn gồm bốn phần:
Phần thứ nhất: Định hướng đổi mới đồng bộ phương dạy học, kiểm tra đánh giá trong giáo
dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực
Phần thứ hai: Đánh giá trên lớp học không dùng bài thi
Phần thứ ba: Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện tại địa phương
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các
học viên để nhóm biên soạn hoàn thiện tài liệu sau đợt tập huấn.
Trân trọng!
Nhóm biên soạn tài liệu
2
MỤC LỤC
Trang
Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC
I. Vài nét về thực trạng dạy học ở trường THPT
II. Một số qua điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THPT
III. Đổi mới các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông
IV. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học
V. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Phần thứ hai: XU THỂ ĐỔI MỚI TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC NGOẠI
NGỮ
I. Giới thiệu khái niệm, mục tiêu, phương pháp và hình thức kiểm tra,
đánh giá theo định hướng năng lực
II. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định

hướng năng lực của các chủ đề trong chương trình GDPT cấp THPT hiện hành
III. Xây dựng đề kiểm tra minh họa
1. Giới thiệu quy trình xây dựng đề kiểm tra
2. Đề kiểm tra minh họa
Phần thứ ba: ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC KHÔNG DÙNG BÀI THI
Phần thứ tư. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDPT Giáo dục phổ thông
KTĐG Kiểm tra, đánh giá
PHDH Phương pháp dạy học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
GDĐT Giáo dục đào tạo
HS Học sinh
GV Giáo viên
Phần thứ nhất
ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC,
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
4
THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học
sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm
bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học
theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo
dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải
quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá

trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học
và giáo dục.
Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục.
I. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Những kết quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra
đánh giá
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông, hoạt
động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được quan tâm tổ chức và thu được
những kết quả bước đầu thể hiện trên các mặt sau đây:
1.1. Đối với công tác quản lí
Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới mà
trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.
Các sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường thực
hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thông qua tổ chức các hội thảo, các lớp bồi
dưỡng, tập huấn về phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm chuyên
môn, cụm trường; tổ chức hội thi giáo viên giỏi các cấp, động viên khen thưởng các đơn vị, cá
5
nhân có thành tích trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt động hỗ trợ
chuyên môn khác.
Triển khai việc Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Đây
là hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, ở
đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như
thế nào? học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương pháp dạy học có
phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được
cải thiện không? cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?
Triển khai xây dựng Mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu của mô hình này là đổi mới đồng

bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại; tăng cường mối
quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học
giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; thực hiện
trung thực trong thi, kiểm tra. Góp phần chuẩn bị cơ sở lí luận và thực tiễn về đổi mới phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra
đánh giá phục vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.
Triển khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo
Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT tại các trường và các địa
phương tham gia thí điểm. Mục đích của việc thí điểm là nhằm: (1) Khắc phục hạn chế của
chương trình, sách giáo khoa hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động
giáo dục của các trường phổ thông tham gia thí điểm; (2) Củng cố cơ chế phối hợp và tăng
cường vai trò của các trường sư phạm, trường phổ thông thực hành sư phạm và các trường
phổ thông khác trong các hoạt động thực hành, thực nghiệm sư phạm và phát triển chương
trình giáo dục nhà trường phổ thông; (3) Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục,
phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông cho đội ngũ giảng viên các
trường/khoa sư phạm, giáo viên các trường phổ thông tham gia thí điểm; (4) Góp phần chuẩn
bị cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn đổi mới chườn trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau
năm 2015.
Triển khai áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại
Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013; sử dụng di sản văn hóa trong dạy học
theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn
6
hóa, Thể thao và Du lịch; Triển khai sâu rộng Cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp dành cho
giáo viên.
Quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá
như: Hướng dẫn áp dụng ma trận đề thi theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH, ngày
30/12/2010 về việc Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra vừa chú ý đến tính bao quát nội dung
dạy học vừa quan tâm kiểm tra trình độ tư duy. Đề thi các môn khoa học xã hội được chỉ đạo
theo hướng mở, gắn với thực tế cuộc sống, phát huy suy nghĩ độc lập của học sinh, hạn chế
yêu cầu học thuộc máy móc. Bước đầu tổ chức các đợt đánh giá học sinh trên phạm vi quốc

gia, tham gia các kì đánh giá học sinh phổ thông quốc tế (PISA). Tổ chức Cuộc thi vận dụng
kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học; Cuộc
thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nhằm khuyến khích học sinh
trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học
vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ
chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập;
phát triển năng lực học sinh.
Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và khắc
phục bệnh thành tích trong giáo dục và phát động cuộc vận động Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục đã hạn chế được nhiều tiêu cực trong thi,
kiểm tra.
1.2. Đối với giáo viên
Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều
giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Một số giáo viên đã vận dụng được các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá tích
cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin truyền
thông trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao; vận dụng được qui trình kiểm tra,
đánh giá mới.
1.3. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá những năm
qua đã được đặc biệt chú trọng. Nhiều dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang được
7
triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước và đã từng bước cải thiện điều kiện dạy học và áp
dụng công nghệ thông tin truyền thông ở các trường trung học, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương tăng cường hoạt động tự làm thiết bị dạy học của
giáo viên và học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động, sáng tạo của giáo viên và học
sinh trong hoạt động dạy và học ở trường trung học.
Với những tác động tích cực từ các cấp quản lí giáo dục, nhận thức và chất lượng hoạt

động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của các trường trung học đã có những
chuyển biến tích cực, góp phần làm cho chất lượng giáo dục và dạy học từng bước được cải
thiện.
2. Những mặt hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra
đánh giá
Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá ở trường trung học vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể là:
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở chưa mang lại hiệu
quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên.
Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học
cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học
sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng
sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri
thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông,
sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường
trung.
Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công
bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã
dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối đọc-chép thuần túy, học
sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vận
dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của
người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên
lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh giá
định kì, đánh giá diện rộng quốc gia, đánh giá quốc tế được tổ chức chưa thật sự đồng bộ hiệu
8
quả. Tình trạng học sinh quay cóp tài liệu, đặc biệt là chép bài của nhau trong khi thi, kiểm
tra còn diễn ra. Cá biệt vẫn còn tình trạng giáo viên gà bài cho học sinh trong thi, kiểm tra, kể
cả trong các kì đánh giá diện rộng (đánh giá quốc gia, đánh giá quốc tế).
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trong thi,
kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và

năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn
chế.
3. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy học,
kiểm tra đánh giá
Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra một số
nguyên nhân cơ bản sau:
Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ý
thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên chưa cao. Năng lực của đội
ngũ giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng
dụng công nghệ thông tin truyền thông trong dạy học còn hạn chế.
Lí luận về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa được nghiên cứu và vận
dụng một cách có hệ thống; còn tình trạng vận dụng lí luận một cách chắp vá nên chưa tạo ra
sự đồng bộ, hiệu quả; nghèo nàn các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục.
Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kì mà chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên
trong quá trình dạy học, giáo dục.
Năng lực quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá từ các cơ
quan quản lí giáo dục và hiệu trưởng các trường trung học còn hạn chế, chưa đáp ứng được
yêu cầu. Việc tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chưa đồng
bộ và chưa phát huy được vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra đánh giá đối với đổi mới
phương pháp dạy học. Cơ chế, chính sách quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học,
kiểm tra đánh giá chưa khuyến khích được sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá của giáo viên. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt động đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ở trường trung học cơ sở chưa mang lại hiệu quả cao.
Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
trong nhà trường như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin truyền
9
thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các phương pháp dạy học, hình
thức kiểm tra đánh giá hiện đại.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá thúc
đẩy đổi mới phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương tập trung chỉ

đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản
về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung
học; xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá kết quả giáo dục.
II. ĐỔI MỚI CÁC YÊU TỔ CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học
Việc đổi mới giáo dục trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo
dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc
phát triển và đổi mới giáo dục trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục trung học.
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung
và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản
sau đây:
1.1. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm;
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh.
1.2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất
lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng,
đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách
nhiệm xã hội.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
10
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt

động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học; Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh
giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng
đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá
trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của
người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.
1.3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 2020 ban hành kèm theo Quyết định
711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới phương pháp
dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo và năng lực tự học của người học; Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổ
thông, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan
và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo xác định Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo
theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; Tập trung phát triển trí
tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,
định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng
giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến
khích học tập suốt đời. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường
trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả
11
quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục

phát triển
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận
lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học,
kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học.
2. Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
2.1. Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định
hướng năng lực
2.1.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học
Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục định hướng
nội dung dạy học hay định hướng đầu vào (điều khiển đầu vào). Đặc điểm cơ bản của
chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa
học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Những nội dung của các
môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Người ta chú trọng việc trang bị
cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy đủ đến chủ
thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực
tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình định hướng nội dung được đưa ra một cách chung
chung, không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được một cách cụ thể nên
không đảm bảo rõ ràng về việc đạt được chất lượng dạy học theo mục tiêu đã đề ra. Việc
quản lí chất lượng giáo dục ở đây tập trung vào điều khiển đầu vào là nội dung dạy học.
Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho người
học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống. Tuy nhiên ngày nay chương trình dạy học
định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có những nguyên nhân sau:
Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc
những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương trình
dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Do đó việc rèn luyện phương pháp học tập
ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt
đời.
12
Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra đánh giá

chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng
vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.
Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên
sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và
năng động. Do đó chương trình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về năng lực hành động, khả năng sáng
tạo và tính năng động.
2.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực
Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn
gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20
và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm
mục tiêu phát triển năng lực người học.
Giáo dục định hướng năng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện
mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức
trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình
huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư
cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng năng
lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là sản phẩm cuối cùng của quá
trình dạy học. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển đầu vào sang
điều khiển đầu ra, tức là kết quả học tập của học sinh.
Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi
tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra
những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả
dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong
muốn. Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong
muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập mong
muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Học sinh cần đạt được những kết quả
yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo
quản lí chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra.

13
Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lí chất
lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên
nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn
đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục
không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được
sử dụng như sau:
Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả
thông qua các năng lực cần hình thành;
Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau
nhằm hình thành các năng lực;
Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn ;
Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan
trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp;
Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống: ví dụ
như đọc một văn bản cụ thể Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản ;
Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho
công việc giáo dục và dạy học;
Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời
điểm nhất định nào đó, học sinh có thể/phải đạt được những gì?
Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội
dung và chương trình định hướng năng lực:
Chương trình
định hướng nội dung
Chương trình
định hướng năng lực
Mục tiêu
giáo dục
Mục tiêu dạy học được

Xem thêm: Giải bài tập Sách bài tập Vật lý lớp 8

mô tả không chi tiết và
không nhất thiết phải quan
sát, đánh giá được
Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết
và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện
được mức độ tiến bộ của học sinhmột cách
liên tục
Nội dung
giáo dục
Việc lựa chọn nội dung dựa
vào các khoa học chuyên
môn, không gắn với các tình
huống thực tiễn. Nội dung
Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết
quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống
thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội
dung chính, không quy định chi tiết.
14
được quy định chi tiết trong
chương trình.
Phương
pháp
dạy học
Giáo viên là người truyền
thụ tri thức, là trung tâm
của quá trình dạy học.
Học sinh tiếp thu thụ
động những tri thức được
quy định sẵn.
Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ

học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức.
Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết
vấn đề, khả năng giao tiếp,;
Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương
pháp dạy học thí nghiệm, thực hành
Hình thức
dạy học
Chủ yếu dạy học lí thuyết
trên lớp học
Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học
Đánh giá
kết quả học
tập của học
sinh
Tiêu chí đánh giá được xây
dựng chủ yếu dựa trên sự
ghi nhớ và tái hiện nội
dung đã học.
Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có
tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú
trọng khả năng vận dụng trong các tình huống
thực tiễn.
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của
chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực
cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng

lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá
thể.
(i) Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm
vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có
phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung
chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lí vận động.
(ii) Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành
động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng
lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung
15
tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lí, đánh giá, truyền thụ và
trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận giải quyết vấn đề.
(iii) Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong
những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong
sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp.
(iv) Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được
những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây
dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và
động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc
đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm.
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn,
nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các
loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực
dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề
nghiệp và phát triển trường học.
Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo
UNESCO:
Các thành phần năng lực Các trụ cột giáo dục của UNESO
Năng lực chuyên môn Học để biết
Năng lực phương pháp Học để làm

Năng lực xã hội Học để cùng chung sống
Năng lực cá thể Học để tự khẳng định
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực
không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên
môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những
năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được
hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.
16
Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức
và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng
lực:
Học nội dung
chuyên môn
Học phương pháp
chiến lược
Học giao tiếp
Xã hội
Học tự trải nghiệm
đánh giá
-Các tri thức chuyên
môn (các khái niệm,
phạm trù, quy luật,
mối quan hệ)
-Các kỹ năng
chuyên môn
-Úng dụng, đánh giá
chuyên môn
-Lập kế hoạch học tập,
kế hoạch làm việc
-Các phương pháp

nhận thức chung: Thu
thâp, xử lí, đánh giá,
trình bày thông tin
-Các phương pháp
chuyên môn
-Làm việc trong
nhóm
-Tạo điều kiện cho
sự hiểu biết về
phương diện xã hội,
-Học cách ứng xử,
tinh thần trách
nhiệm, khả năng giải
quyết xung đột.
-Tự đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu
-XD kế hoạch phát triển
cá nhân
-Đánh giá, hình thành
các chuẩn mực giá trị,
đạo đức và văn hoá,
lòng tự trọng
Năng lực
chuyên môn
Năng lực
phương pháp
Năng lực
xã hội
Năng lực
nhân cách

3. Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục
cấp trung học cơ sở
Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển, đối chiếu với yêu cầu và
điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã đề
xuất định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục trung học
cơ sở những năm sắp tới như sau:
3.1. Về phẩm chất
Các phẩm chất Biểu hiện
1. Yêu gia đình,
quê hương,
đất nước
a) Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành viên gia đình; tự hào về
các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; có ý thức tìm hiểu
và thực hiện trách nhiệm của thành viên trong gia đình.
b) Tôn trọng, giữ gìn và nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn di sản văn
hóa của quê hương, đất nước.
17
c) Tin yêu đất nước Việt Nam; có ý thức tìm hiểu các truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
a) Yêu thương con người; sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tham gia
các hoạt động xã hội vì con người.
b) Tôn trọng sự khác biệt của mọi người; đánh giá được tính cách
độc đáo của mỗi người trong gia đình mình; giúp đỡ bạn bè nhận
ra và sửa chữa lỗi lầm.
c) Sẵn sàng tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường;
không dung túng các hành vi bạo lực.
d) Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới.
3. Trung thực, tự
trọng, chí công
vô tư

a) Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; nhận xét được tính
trung thực trong các hành vi của bản thân và người khác; phê phán, lên
án các hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
b) Tự trọng trong giao tiếp, nếp sống, quan hệ với mọi người và
trong thực hiện nhiệm vụ của bản thân; phê phán những hành vi
thiếu tự trọng.
c) Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung
và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; phê phán những hành động
vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
4. Tự lập, tự tin,
tự chủ và có tinh
thần vượt khó
a) Tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân
trong học tập, lao động và sinh hoạt; chủ động, tích cực học hỏi
bạn bè và những người xung quanh về lối sống tự lập; phê phán
những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
b) Tin ở bản thân mình, không dao động; tham gia giúp đỡ những
bạn bè còn thiếu tự tin; phê phán các hành động a dua, dao động.
c) Làm chủ được bản thân trong học tập, trong sinh hoạt; có ý thức
rèn luyện tính tự chủ; phê phán những hành vi trốn tránh trách
nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
d) Xác định được thuận lợi, khó khăn trong học tập, trong cuộc
sống của bản thân; biết lập và thực hiện kế hoạch vượt qua khó
18
khăn của chính mình cũng như khi giúp đỡ bạn bè; phê phán
những hành vi ngại khó, thiếu ý chí vươn lên.
5. Có trách nhiệm
với bản thân, cộng
đồng, đất nước,
nhân loại và môi

trường tự nhiên
a) Tự đối chiếu bản thân với các giá trị đạo đức xã hội; có ý thức
tự hoàn thiện bản thân.
b) Có thói quen xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập; hình
thành ý thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân.
c) Có thói quen tự lập, tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
d) Sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; sống
nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.
e) Quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật ở địa
phương và trong nước; sẵn sàng tham gia các hoạt động phù hợp
với khả năng để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
g) Có ý thức tìm hiểu trách nhiệm của học sinh trong tham gia giải
quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại; sẵn sàng tham gia các
hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân góp phần giải quyết
một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
h) Sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý
thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền,
chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; lên án những hành vi phá hoại thiên
nhiên
6. Thực hiện
nghĩa vụ đạo đức
tôn trọng, chấp
hành kỷ luật,
pháp luật
a) Coi trọng và thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong học tập và trong
cuộc sống; phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức và hành vi trái
với quy định của kỷ luật, pháp luật.
b) Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của cộng đồng;
phê phán những hành vi vi phạm kỷ luật.
c) Tôn trọng pháp luật và có ý thức xử sự theo quy định của pháp

luật; phê phán những hành vi trái quy định của pháp luật.
3.2. Về các năng lực chung
19
Các năng lực
chung
Biểu hiện
20
1. Năng lực
tự học
a) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt
được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực
hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân
tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc
phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham
khảo, internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt
với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa;
ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính; tra cứu tài liệu
ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
c) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân
khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của giáo
viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi
gặp khó khăn trong học tập.
2. Năng lực giải
quyết vấn đề
a) Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu
được tình huống có vấn đề trong học tập.
b) Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến
vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
c) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp

hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
3. Năng lực
sáng tạo
a) Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và
làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông
tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b) Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề
xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù
hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.
c) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một
công việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều
đã biết vào tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lí.
d) Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không
quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố
mới, tích cực trong những ý kiến khác.
21
4. Năng lực tự
quản lí
a) Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản
thân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được
cảm xúc của bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn.
b) Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và
thực hiện được kế hoạch nhằm đạt được mục đích; nhận ra và
có ứng xử phù hợp với những tình huống không an toàn.
c) Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lí của
bản thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
d) Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều
cao, cân nặng; nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản
thân trong giai đoạn dậy thì; có ý thức ăn uống, rèn luyện và
nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khoẻ; nhận ra và kiểm soát

được những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thần
trong môi trường sống và học tập.
5. Năng lực
giao tiếp
a) Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò
quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp;
b) Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được
bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp;
c) Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù
hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm
vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất
bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp;
b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc
cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động
phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể
đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công;
c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng
như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên
22
6. Năng lực
hợp tác
trong nhóm các công việc phù hợp;
d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao,
góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn
học hỏi các thành viên trong nhóm;
e) Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của
nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm
vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản; sử

dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực
khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau,
tại thiết bị và trên mạng.
b) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập;
tìm kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ
chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu
đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức
đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải
quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống;
a) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đố
i
thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác,
đúng ngữ điệu và nhịp điệu
,
trình bày được nội dung chủ đề
thuộc chương tŕnh học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung
chi tiết các văn bản, tài
liệ
u ngắn; viết đúng các dạng văn bản về
những chủ đ

qu
e
n thuộc hoặc cá nh
â
n ưa thích; viết tóm tắt nội
dung chính
c

a

bài văn, câu chuyện ngắn;
b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng đ
ược
t
h

hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ng

cảnh có nghĩa; phân tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại
câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm
t
h
á
n, câu khẳng định,
câu phủ định, câu đơn, câu ghép,

u ph
ức,
câu điều kiện
;
c) Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ
23
9. Năng lực
tính toán
a) Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa,
khai căn) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử
dụng các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính trong các tình
huống quen thuộc.
b) Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các
số và của các hình hình học; sử dụng được thống kê toán học

Xem thêm: Giải bài tập SGK Hóa học lớp 12 https://sangtaotrongtamtay.vn

trong học tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày;
hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong
môi trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng.
c) Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố
trong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận
dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống;
biết sử dụng một số yếu tố của lôgic hình thức để lập luận và
diễn đạt ý tưởng.
d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụng được máy
tính cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng
ngày; bước đầu sử dụng máy vi tính để tính toán trong học tập.
Từ các phẩm chất và năng lực chung, mỗi môn học xác định những phẩm chất, năng lực cá
biệt và những yêu cầu đặt ra cho từng môn học, từng hoạt động giáo dục.
4. Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng, thái độ
Một năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một người
cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiều biến động. Để thực
hiện một nhiệm vụ, một công việc có thể đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau. Vì năng lực được thể
hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần chuyển hóa những kiến thức, kỹ năng,
thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trường mới.
Như vậy, có thể nói kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực để người học
tìm được các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh
phức tạp. Khả năng đáp ứng phù hợp với bối cảnh thực là đặc trưng quan trong của năng lực, tuy
nhiên, khả năng đó có được lại dựa trên sự đồng hóa và sử dụng có cân nhắc những kiến thức, kỹ
năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể,
Những kiến thức là cơ sở để hình thành và rèn luyện năng lực là những kiến thức mà
người học phải năng động, tự kiến tạo, huy động được. Việc hình thành và rèn luyện năng lực
24
được diễn ra theo hình xoáy trôn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo
kiến thức mới; và đến lượt mình, kiến thức mới lại đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới.
Kỹ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến

thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một môi trường quen thuộc.
Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm, giúp
cá nhân có thể thích ứng khi hoàn cảnh thay đổi.
Kiến thức, kỹ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động
nào đó. Không thể có năng lực về toán nếu không có kiến thức và được thực hành, luyện tập
trong những dạng bài toán khác nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kỹ năng trong một lĩnh
vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các
nguồn kiến thức, kỹ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản than để thực hiện thành công
các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay
đổi.
III. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học
sinh
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá
học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với
những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt
động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên
học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên
cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ
sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học
thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển
năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, ), trên cơ sở đó
trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù
của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kì phương pháp nào cũng phải đảm bảo
được nguyên tắc Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng
dẫn của giáo viên.
25

lực, Vụ Giáo dục đào tạo Trung học phối hợp với Chương trình phát triển Giáo dục đào tạo Trung học tổchức biên soạn tài liệu : Dạy học và kiểm tra nhìn nhận theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh để Giao hàng trong đợt tập huấn cán bộ quản trị, giáo viên về thay đổi KTĐG theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh trường trung học. Tài liệu biên soạn gồm bốn phần : Phần thứ nhất : Định hướng thay đổi đồng nhất phương dạy học, kiểm tra nhìn nhận trong giáodục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lựcPhần thứ hai : Đánh giá trên lớp học không dùng bài thiPhần thứ ba : Kiểm tra nhìn nhận theo định hướng phát triển năng lựcPhần thứ tư : Tổ chức thực thi tại địa phươngMặc dù đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực nhưng chắc như đinh tài liệu không tránh khỏi nhữnghạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của những bạn đồng nghiệp và cáchọc viên để nhóm biên soạn triển khai xong tài liệu sau đợt tập huấn. Trân trọng ! Nhóm biên soạn tài liệuMỤC LỤCTrangPhần thứ nhất : ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠYHỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌCI. Vài nét về tình hình dạy học ở trường THPTII. Một số qua điểm chỉ huy thay đổi giáo dục THPTIII. Đổi mới những yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thôngIV. Đổi mới giải pháp dạy học ở trường trung họcV. Đổi mới kiểm tra nhìn nhận tác dụng học tập của học sinhPhần thứ hai : XU THỂ ĐỔI MỚI TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC NGOẠINGỮI. Giới thiệu khái niệm, tiềm năng, chiêu thức và hình thức kiểm tra, nhìn nhận theo định hướng năng lựcII. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi / bài tập kiểm tra, nhìn nhận theo địnhhướng năng lực của những chủ đề trong chương trình GDPT cấp trung học phổ thông hiện hànhIII. Xây dựng đề kiểm tra minh họa1. Giới thiệu quy trình tiến độ kiến thiết xây dựng đề kiểm tra2. Đề kiểm tra minh họaPhần thứ ba : ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP HỌC KHÔNG DÙNG BÀI THIPhần thứ tư. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TẠI ĐỊA PHƯƠNGDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTGDPT Giáo dục đào tạo phổ thôngKTĐG Kiểm tra, đánh giáPHDH Phương pháp dạy họcTHCS Trung học cơ sởTHPT Trung học phổ thôngGDĐT Giáo dục đào tạo đào tạoHS Học sinhGV Giáo viênPhần thứ nhấtĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNGTHEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰCGiáo dục phổ thông nước ta đang triển khai bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếpcận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ chăm sóc đến việc họcsinh học được cái gì đến chỗ chăm sóc học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảmbảo được điều đó, nhất định phải triển khai thành công việc chuyển từ chiêu thức dạy họctheo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức và kỹ năng, rèn luyện kỹnăng, hình thành năng lực và phẩm chất ; đồng thời phải chuyển cách nhìn nhận hiệu quả giáodục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, nhìn nhận năng lực vận dụng kỹ năng và kiến thức giảiquyết yếu tố, coi trọng cả kiểm tra nhìn nhận tác dụng học tập với kiểm tra nhìn nhận trong quátrình học tập để hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng kịp thời nhằm mục đích nâng cao chất lượng của những hoạt động giải trí dạy họcvà giáo dục. Trước toàn cảnh đó và để sẵn sàng chuẩn bị quy trình thay đổi chương trình, sách giáo khoagiáo dục phổ thông sau năm năm ngoái, thiết yếu phải thay đổi đồng điệu giải pháp dạy họcvà kiểm tra nhìn nhận hiệu quả giáo dục. I. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1. Những tác dụng trong bước đầu của việc thay đổi chiêu thức dạy học, kiểm trađánh giáTrong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông, hoạtđộng thay đổi giải pháp dạy học, kiểm tra nhìn nhận đã được chăm sóc tổ chức triển khai và thu đượcnhững hiệu quả trong bước đầu bộc lộ trên những mặt sau đây : 1.1. Đối với công tác làm việc quản lí Từ năm 2002 mở màn tiến hành chương trình và sách giáo khoa đại trà phổ thông mới màtrọng tâm là thay đổi chiêu thức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, dữ thế chủ động, sángtạo, rèn luyện giải pháp tự học của học sinh. Các sở giáo dục và đào tạo và giảng dạy, những phòng giáo dục và giảng dạy đã chỉ huy những trường thựchiện những hoạt động giải trí thay đổi giải pháp dạy học trải qua tổ chức triển khai những hội thảo chiến lược, những lớp bồidưỡng, tập huấn về giải pháp dạy học, thay đổi hoạt động và sinh hoạt trình độ theo cụm chuyênmôn, cụm trường ; tổ chức triển khai hội thi giáo viên giỏi những cấp, động viên khen thưởng những đơn vị chức năng, cánhân có thành tích trong hoạt động giải trí thay đổi chiêu thức dạy học và những hoạt động giải trí hỗ trợchuyên môn khác. Triển khai việc Đổi mới hoạt động và sinh hoạt trình độ dựa trên điều tra và nghiên cứu bài học kinh nghiệm . Đâylà hình thức hoạt động và sinh hoạt trình độ theo hướng lấy hoạt động giải trí của học sinh làm TT, ởđó giáo viên tập trung chuyên sâu nghiên cứu và phân tích những yếu tố tương quan đến người học như : Học sinh học nhưthế nào ? học sinh đang gặp khó khăn vất vả gì trong học tập ? nội dung và chiêu thức dạy học cóphù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, hiệu quả học tập của học sinh có đượccải thiện không ? cần kiểm soát và điều chỉnh điều gì và kiểm soát và điều chỉnh như thế nào ? Triển khai thiết kế xây dựng Mô hình trường học thay đổi đồng nhất giải pháp dạy học vàkiểm tra, nhìn nhận tác dụng học tập của học sinh. Mục tiêu của quy mô này là thay đổi đồngbộ chiêu thức dạy học, kiểm tra nhìn nhận theo hướng khoa học, văn minh ; tăng cường mốiquan hệ thôi thúc lẫn nhau giữa những hình thức và giải pháp tổ chức triển khai hoạt động giải trí dạy học giáo dục, nhìn nhận trong quy trình dạy học giáo dục và nhìn nhận tác dụng giáo dục ; thực hiệntrung thực trong thi, kiểm tra. Góp phần sẵn sàng chuẩn bị cơ sở lí luận và thực tiễn về thay đổi phươngpháp dạy học, kiểm tra nhìn nhận và quản lí hoạt động giải trí thay đổi chiêu thức dạy học, kiểm trađánh giá Giao hàng thay đổi chương trình và sách giáo khoa sau năm năm ngoái. Triển khai thử nghiệm phát triển chương trình giáo dục nhà trường đại trà phổ thông theoHướng dẫn số 791 / HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT tại những trường và những địaphương tham gia thử nghiệm. Mục đích của việc thử nghiệm là nhằm mục đích : ( 1 ) Khắc phục hạn chế củachương trình, sách giáo khoa hiện hành, góp thêm phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt độnggiáo dục của những trường đại trà phổ thông tham gia thử nghiệm ; ( 2 ) Củng cố chính sách phối hợp và tăngcường vai trò của những trường sư phạm, trường đại trà phổ thông thực hành thực tế sư phạm và những trườngphổ thông khác trong những hoạt động giải trí thực hành thực tế, thực nghiệm sư phạm và phát triển chươngtrình giáo dục nhà trường đại trà phổ thông ; ( 3 ) Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu và điều tra khoa học giáo dục, phát triển chương trình giáo dục nhà trường đại trà phổ thông cho đội ngũ giảng viên cáctrường / khoa sư phạm, giáo viên những trường đại trà phổ thông tham gia thử nghiệm ; ( 4 ) Góp phần chuẩnbị cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn thay đổi chườn trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông saunăm năm ngoái. Triển khai vận dụng chiêu thức Bàn tay nặn bột theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tạiCông văn số 3535 / BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 ; sử dụng di sản văn hóa truyền thống trong dạy họctheo Hướng dẫn số 73 / HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch ; Triển khai sâu rộng Cuộc thi dạy học những chủ đề tích hợp dành chogiáo viên. Quan tâm chỉ huy thay đổi hình thức và giải pháp tổ chức triển khai thi, kiểm tra đánh giánhư : Hướng dẫn vận dụng ma trận đề thi theo Công văn số 8773 / BGDĐT-GDTrH, ngày30 / 12/2010 về việc Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra vừa chú ý quan tâm đến tính bao quát nội dungdạy học vừa chăm sóc kiểm tra trình độ tư duy. Đề thi những môn khoa học xã hội được chỉ đạotheo hướng mở , gắn với trong thực tiễn đời sống, phát huy tâm lý độc lập của học sinh, hạn chếyêu cầu học thuộc máy móc. Bước đầu tổ chức triển khai những đợt nhìn nhận học sinh trên khoanh vùng phạm vi quốcgia, tham gia những kì nhìn nhận học sinh đại trà phổ thông quốc tế ( PISA ). Tổ chức Cuộc thi vận dụngkiến thức liên môn để xử lý những trường hợp thực tiễn dành cho học sinh trung học ; Cuộcthi nghiên cứu và điều tra khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nhằm mục đích khuyến khích học sinhtrung học nghiên cứu và điều tra, phát minh sáng tạo khoa học, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật và vận dụng kiến thức và kỹ năng đã họcvào xử lý những yếu tố thực tiễn đời sống ; góp thêm phần thôi thúc thay đổi hình thức tổchức và chiêu thức dạy học ; thay đổi hình thức và chiêu thức nhìn nhận hiệu quả học tập ; phát triển năng lực học sinh. Thực hiện Chỉ thị số 33/2006 / CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống xấu đi và khắcphục bệnh thành tích trong giáo dục và phát động cuộc hoạt động Nói không với tiêu cựctrong thi tuyển và bệnh thành tích trong giáo dục đã hạn chế được nhiều xấu đi trong thi, kiểm tra. 1.2. Đối với giáo viên Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về thay đổi giải pháp dạy học. Nhiềugiáo viên đã xác lập rõ sự thiết yếu và có mong ước triển khai thay đổi đồng điệu phươngpháp dạy học và kiểm tra nhìn nhận. Một số giáo viên đã vận dụng được những chiêu thức dạy học, kiểm tra nhìn nhận tíchcực trong dạy học ; kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin truyềnthông trong tổ chức triển khai hoạt động giải trí dạy học được nâng cao ; vận dụng được qui trình kiểm tra, nhìn nhận mới. 1.3. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Cơ sở vật chất Giao hàng thay đổi giải pháp dạy học, kiểm tra nhìn nhận những nămqua đã được đặc biệt quan trọng chú trọng. Nhiều dự án Bất Động Sản của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đượctriển khai thực thi trên khoanh vùng phạm vi cả nước và đã từng bước cải tổ điều kiện kèm theo dạy học và ápdụng công nghệ thông tin tiếp thị quảng cáo ở những trường trung học, tạo điều kiện kèm theo thuận tiện chohoạt động thay đổi chiêu thức dạy học, kiểm tra nhìn nhận. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương tăng cường hoạt động giải trí tự làm thiết bị dạy học củagiáo viên và học sinh, tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho sự dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của giáo viên và họcsinh trong hoạt động giải trí dạy và học ở trường trung học. Với những tác động ảnh hưởng tích cực từ những cấp quản lí giáo dục, nhận thức và chất lượng hoạtđộng thay đổi giải pháp dạy học, kiểm tra nhìn nhận của những trường trung học đã có nhữngchuyển biến tích cực, góp thêm phần làm cho chất lượng giáo dục và dạy học từng bước được cảithiện. 2. Những mặt hạn chế của hoạt động giải trí thay đổi giải pháp dạy học, kiểm trađánh giáBên cạnh những hiệu quả trong bước đầu đã đạt được, việc thay đổi giải pháp dạy học, kiểmtra nhìn nhận ở trường trung học vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể là : Hoạt động thay đổi giải pháp dạy học ở trường trung học cơ sở chưa mang lại hiệuquả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là chiêu thức dạy học chủ yếu của nhiều giáo viên. Số giáo viên tiếp tục dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo trong việc phối hợp những giải pháp dạy họccũng như sử dụng những chiêu thức dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và phát minh sáng tạo của họcsinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức và kỹ năng lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năngsống, kiến thức và kỹ năng xử lý những trường hợp thực tiễn cho học sinh trải qua năng lực vận dụng trithức tổng hợp chưa thực sự được chăm sóc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin tiếp thị quảng cáo, sử dụng những phương tiện đi lại dạy học chưa được thực thi thoáng rộng và hiệu suất cao trong những trườngtrung. Hoạt động kiểm tra nhìn nhận chưa bảo vệ nhu yếu khách quan, đúng mực, côngbằng ; việc kiểm tra hầu hết quan tâm đến nhu yếu tái hiện kiến thức và kỹ năng và nhìn nhận qua điểm số đãdẫn đến thực trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối đọc-chép thuần túy, họcsinh học tập thiên về ghi nhớ, ít chăm sóc vận dụng kỹ năng và kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vậndụng đúng quy trình tiến độ biên soạn đề kiểm tra nên những bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan củangười dạy. Hoạt động kiểm tra nhìn nhận ngay trong quy trình tổ chức triển khai hoạt động giải trí dạy học trênlớp chưa được chăm sóc triển khai một cách khoa học và hiệu suất cao. Các hoạt động giải trí đánh giáđịnh kì, nhìn nhận diện rộng vương quốc, nhìn nhận quốc tế được tổ chức triển khai chưa thật sự đồng điệu hiệuquả. Tình trạng học sinh quay cóp tài liệu, đặc biệt quan trọng là chép bài của nhau trong khi thi, kiểmtra còn diễn ra. Cá biệt vẫn còn thực trạng giáo viên gà bài cho học sinh trong thi, kiểm tra, kểcả trong những kì nhìn nhận diện rộng ( nhìn nhận vương quốc, nhìn nhận quốc tế ). Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trong thi, kiểm tra ; nhiều học sinh đại trà phổ thông còn thụ động trong việc học tập ; năng lực phát minh sáng tạo vànăng lực vận dụng tri thức đã học để xử lý những trường hợp thực tiễn đời sống còn hạnchế. 3. Một số nguyên do dẫn đến hạn chế của việc thay đổi giải pháp dạy học, kiểm tra đánh giáThực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên do, trong đó hoàn toàn có thể chỉ ra một sốnguyên nhân cơ bản sau : Nhận thức về sự thiết yếu phải thay đổi chiêu thức dạy học, kiểm tra nhìn nhận và ýthức thực thi thay đổi của một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên chưa cao. Năng lực của độingũ giáo viên về vận dụng những chiêu thức dạy học tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứngdụng công nghệ thông tin tiếp thị quảng cáo trong dạy học còn hạn chế. Lí luận về giải pháp dạy học và kiểm tra nhìn nhận chưa được nghiên cứu và điều tra và vậndụng một cách có mạng lưới hệ thống ; còn thực trạng vận dụng lí luận một cách chắp vá nên chưa tạo rasự đồng điệu, hiệu suất cao ; nghèo nàn những hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí dạy học, giáo dục. Chỉ chú trọng đến nhìn nhận cuối kì mà chưa chú trọng việc nhìn nhận thường xuyêntrong quy trình dạy học, giáo dục. Năng lực quản lí, chỉ huy thay đổi chiêu thức dạy học, kiểm tra nhìn nhận từ những cơquan quản lí giáo dục và hiệu trưởng những trường trung học còn hạn chế, chưa phân phối đượcyêu cầu. Việc tổ chức triển khai hoạt động giải trí thay đổi chiêu thức dạy học, kiểm tra nhìn nhận chưa đồngbộ và chưa phát huy được vai trò thôi thúc của thay đổi kiểm tra nhìn nhận so với đổi mớiphương pháp dạy học. Cơ chế, chủ trương quản lí hoạt động giải trí thay đổi chiêu thức dạy học, kiểm tra nhìn nhận chưa khuyến khích được sự tích cực thay đổi giải pháp dạy học, kiểmtra nhìn nhận của giáo viên. Đây là nguyên do quan trọng nhất làm cho hoạt động giải trí đổi mớiphương pháp dạy học, kiểm tra nhìn nhận ở trường trung học cơ sở chưa mang lại hiệu suất cao cao. Nguồn lực Giao hàng cho quy trình thay đổi chiêu thức dạy học, kiểm tra đánh giátrong nhà trường như : cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin truyềnthông vừa thiếu, vừa chưa đồng nhất, làm hạn chế việc vận dụng những chiêu thức dạy học, hìnhthức kiểm tra nhìn nhận văn minh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường thay đổi kiểm tra nhìn nhận thúcđẩy thay đổi chiêu thức dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương tập trung chuyên sâu chỉđạo thay đổi kiểm tra nhìn nhận, thay đổi chiêu thức dạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bảnvề tổ chức triển khai hoạt động giải trí dạy học, góp thêm phần nâng cao chất lượng giáo dục trong những trường trunghọc ; thiết kế xây dựng quy mô trường đại trà phổ thông thay đổi đồng nhất chiêu thức dạy học và kiểm trađánh giá tác dụng giáo dục. II. ĐỔI MỚI CÁC YÊU TỔ CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG1. Một số quan điểm chỉ huy thay đổi giáo dục trung họcViệc thay đổi giáo dục trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ huy giáodục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chủ trương và quan điểm trong việcphát triển và thay đổi giáo dục trung học. Việc thay đổi giải pháp dạy học, kiểm tra đánhgiá cần tương thích với những định hướng thay đổi chung của chương trình giáo dục trung học. Những quan điểm và đường lối chỉ huy của nhà nước về thay đổi giáo dục nói chungvà giáo dục trung học nói riêng được biểu lộ trong nhiều văn bản, đặc biệt quan trọng trong những văn bảnsau đây : 1.1. Luật Giáo dục số 38/2005 / QH11, Điều 28 qui định : Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của học sinh ; tương thích với đặcđiểm của từng lớp học, môn học ; tu dưỡng chiêu thức tự học, năng lực thao tác theo nhóm ; rèn luyện kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn ; tác động ảnh hưởng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh . 1.2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Đổi mới chương trình, nộidung, chiêu thức dạy và học, giải pháp thi, kiểm tra theo hướng văn minh ; nâng cao chấtlượng tổng lực, đặc biệt quan trọng coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống cuội nguồn lịch sử dân tộc cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực phát minh sáng tạo, kỹ năng và kiến thức thực hành thực tế, tác phong công nghiệp, ý thức tráchnhiệm xã hội . Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về thay đổi cơ bản, tổng lực giáo dục vàđào tạo Tiếp tục thay đổi can đảm và mạnh mẽ chiêu thức dạy và học theo hướng tân tiến ; phát huytính tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo và vận dụng kỹ năng và kiến thức, kiến thức và kỹ năng của người học ; khắc phục lốitruyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến10khích tự học, tạo cơ sở để người học tự update và thay đổi tri thức, kỹ năng và kiến thức, phát triển nănglực. Chuyển từ học đa phần trên lớp sang tổ chức triển khai hình thức học tập phong phú, chú ý quan tâm những hoạtđộng xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu và điều tra khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông trong dạy và học ; Đổi mới cơ bản hình thức và chiêu thức thi, kiểm tra vàđánh giá hiệu quả giáo dục, đào tạo và giảng dạy, bảo vệ trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánhgiá hiệu quả giáo dục, giảng dạy cần từng bước theo những tiêu chuẩn tiên tiến và phát triển được xã hội và cộngđồng giáo dục quốc tế an toàn và đáng tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng hiệu quả nhìn nhận trong quátrình học với nhìn nhận cuối kì, cuối năm học ; nhìn nhận của người dạy với tự nhìn nhận củangười học ; nhìn nhận của nhà trường với nhìn nhận của mái ấm gia đình và của xã hội . 1.3. Chiến lược phát triển giáo dục quá trình 2011 2020 phát hành kèm theo Quyết định711 / QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng nhà nước chỉ rõ : Tiếp tục thay đổi phương phápdạy học và nhìn nhận hiệu quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, phát minh sáng tạo và năng lực tự học của người học ; Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổthông, kì thi tuyển sinh ĐH, cao đẳng theo hướng bảo vệ thiết thực, hiệu suất cao, khách quanvà công minh ; tích hợp tác dụng kiểm tra nhìn nhận trong quy trình giáo dục với hiệu quả thi . Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về thay đổi cơ bản, tổng lực giáo dục vàđào tạo xác lập Tiếp tục thay đổi can đảm và mạnh mẽ và đồng nhất những yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạotheo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học ; Tập trung phát triển trítuệ, sức khỏe thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và tu dưỡng năng khiếu sở trường, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục tổng lực, chú trọnggiáo dục lí tưởng, truyền thống cuội nguồn, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năngthực hành, vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn. Phát triển năng lực phát minh sáng tạo, tự học, khuyếnkhích học tập suốt đời . Theo ý thức đó, những yếu tố của quy trình giáo dục trong nhà trườngtrung học cần được tiếp cận theo hướng thay đổi. Nghị quyết số 44 / NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành vi của Chínhphủ thực thi Nghị quyết số 29 NQ / TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ támBan Chấp hành Trung ương khóa XI về thay đổi cơ bản, tổng lực giáo dục và đào tạo và giảng dạy, đápứng nhu yếu công nghiệp hóa, văn minh hóa trong điều kiện kèm theo kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác lập Đổi mới hình thức, giải pháp thi, kiểm tra vàđánh giá hiệu quả giáo dục theo hướng nhìn nhận năng lực của người học ; phối hợp nhìn nhận cả11quá trình với nhìn nhận cuối kỳ học, cuối năm học theo quy mô của những nước có nền giáo dụcphát triển Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường tự nhiên pháp lý thuậnlợi cho việc thay đổi giáo dục phổ thông nói chung, thay đổi đồng điệu chiêu thức dạy học, kiểm tra nhìn nhận theo định hướng năng lực người học. 2. Những định hướng thay đổi chương trình giáo dục phổ thông2. 1. Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình địnhhướng năng lực2. 1.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy họcChương trình dạy học truyền thống lịch sử hoàn toàn có thể gọi là chương trình giáo dục định hướngnội dung dạy học hay định hướng nguồn vào ( điều khiển và tinh chỉnh nguồn vào ). Đặc điểm cơ bản củachương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ mạng lưới hệ thống tri thức khoahọc theo những môn học đã được lao lý trong chương trình dạy học. Những nội dung của cácmôn học này dựa trên những khoa học chuyên ngành tương ứng. Người ta chú trọng việc trang bịcho người học mạng lưới hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều nghành nghề dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng vừa đủ đến chủthể người học cũng như đến năng lực ứng dụng tri thức đã học trong những trường hợp thựctiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình định hướng nội dung được đưa ra một cách chungchung, không chi tiết cụ thể và không nhất thiết phải quan sát, nhìn nhận được một cách đơn cử nênkhông bảo vệ rõ ràng về việc đạt được chất lượng dạy học theo tiềm năng đã đề ra. Việcquản lí chất lượng giáo dục ở đây tập trung chuyên sâu vào điều khiển và tinh chỉnh nguồn vào là nội dung dạy học. Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho ngườihọc một mạng lưới hệ thống tri thức khoa học và mạng lưới hệ thống. Tuy nhiên ngày này chương trình dạy họcđịnh hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có những nguyên do sau : Ngày nay, tri thức đổi khác và bị lỗi thời nhanh gọn, việc lao lý cứng nhắcnhững nội dung cụ thể trong chương trình dạy học dẫn đến thực trạng nội dung chương trìnhdạy học nhanh bị lỗi thời so với tri thức văn minh. Do đó việc rèn luyện phương pháp học tậpngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho con người có năng lực học tập suốtđời. 12 Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến khuynh hướng việc kiểm tra đánh giáchủ yếu dựa trên việc kiểm tra năng lực tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năngvận dụng tri thức trong những trường hợp thực tiễn. Do chiêu thức dạy học mang tính thụ động và ít quan tâm đến năng lực ứng dụng nênsản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế năng lực phát minh sáng tạo vànăng động. Do đó chương trình giáo dục này không cung ứng được nhu yếu ngày càng cao củaxã hội và thị trường lao động so với người lao động về năng lực hành vi, năng lực sángtạo và tính năng động. 2.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lựcChương trình giáo dục định hướng năng lực ( định hướng phát triển năng lực ) nay còngọi là dạy học định hướng hiệu quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và thời nay đã trở thành khuynh hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục đào tạo định hướng năng lực nhằmmục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục đào tạo định hướng năng nhằm mục đích bảo vệ chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiệnmục tiêu phát triển tổng lực những phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thứctrong những trường hợp thực tiễn nhằm mục đích sẵn sàng chuẩn bị cho con người năng lực xử lý những tìnhhuống của đời sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vấn đề vai trò của người học với tưcách chủ thể của quy trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng nănglực tập trung chuyên sâu vào việc miêu tả chất lượng đầu ra, hoàn toàn có thể coi là loại sản phẩm sau cuối của quátrình dạy học. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển và tinh chỉnh nguồn vào sang điều khiển và tinh chỉnh đầu ra , tức là hiệu quả học tập của học sinh. Chương trình dạy học định hướng năng lực không lao lý những nội dung dạy học chitiết mà lao lý những tác dụng đầu ra mong ước của quy trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ranhững hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, chiêu thức, tổ chức triển khai và nhìn nhận kết quảdạy học nhằm mục đích bảo vệ triển khai được tiềm năng dạy học tức là đạt được tác dụng đầu ra mongmuốn. Trong chương trình định hướng năng lực, tiềm năng học tập, tức là hiệu quả học tập mongmuốn thường được miêu tả trải qua mạng lưới hệ thống những năng lực ( Competency ). Kết quả học tập mongmuốn được miêu tả cụ thể và hoàn toàn có thể quan sát, nhìn nhận được. Học sinh cần đạt được những kết quảyêu cầu đã lao lý trong chương trình. Việc đưa ra những chuẩn giảng dạy cũng là nhằm mục đích đảm bảoquản lí chất lượng giáo dục theo định hướng tác dụng đầu ra. 13 Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện kèm theo quản lí chấtlượng theo tác dụng đầu ra đã lao lý, nhấn mạnh vấn đề năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiênnếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý quan tâm rất đầy đủ đến nội dung dạy học thì hoàn toàn có thể dẫnđến những lỗ hổng tri thức cơ bản và tính mạng lưới hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dụckhông chỉ biểu lộ ở hiệu quả đầu ra mà còn phụ thuộc vào quy trình triển khai. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực đượcsử dụng như sau : Năng lực tương quan đến bình diện tiềm năng của dạy học : tiềm năng dạy học được mô tảthông qua những năng lực cần hình thành ; Trong những môn học, những nội dung và hoạt động giải trí cơ bản được link với nhaunhằm hình thành những năng lực ; Năng lực là sự liên kết tri thức, hiểu biết, năng lực, mong ước ; Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, nhìn nhận mức độ quantrọng và cấu trúc hóa những nội dung và hoạt động giải trí và hành vi dạy học về mặt giải pháp ; Năng lực diễn đạt việc xử lý những yên cầu về nội dung trong những trường hợp : ví dụnhư đọc một văn bản đơn cử Nắm vững và vận dụng được những phép tính cơ bản ; Các năng lực chung cùng với những năng lực trình độ tạo thành nền tảng chung chocông việc giáo dục và dạy học ; Mức độ so với sự phát triển năng lực hoàn toàn có thể được xác lập trong những chuẩn : Đến một thờiđiểm nhất định nào đó, học sinh hoàn toàn có thể / phải đạt được những gì ? Sau đây là bảng so sánh 1 số ít đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nộidung và chương trình định hướng năng lực : Chương trìnhđịnh hướng nội dungChương trìnhđịnh hướng năng lựcMục tiêugiáo dụcMục tiêu dạy học đượcmô tả không chi tiết cụ thể vàkhông nhất thiết phải quansát, nhìn nhận đượcKết quả học tập cần đạt được diễn đạt chi tiếtvà hoàn toàn có thể quan sát, nhìn nhận được ; thể hiệnđược mức độ tân tiến của học sinhmột cáchliên tụcNội dunggiáo dụcViệc lựa chọn nội dung dựavào những khoa học chuyênmôn, không gắn với những tìnhhuống thực tiễn. Nội dungLựa chọn những nội dung nhằm mục đích đạt được kếtquả đầu ra đã pháp luật, gắn với những tình huốngthực tiễn. Chương trình chỉ pháp luật những nộidung chính, không pháp luật cụ thể. 14 được lao lý cụ thể trongchương trình. Phươngphápdạy họcGiáo viên là người truyềnthụ tri thức, là trung tâmcủa quy trình dạy học. Học sinh tiếp thu thụđộng những tri thức đượcquy định sẵn. Giáo viên đa phần là người tổ chức triển khai, hỗ trợhọc sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển năng lực giải quyếtvấn đề, năng lực tiếp xúc, ; Chú trọng sử dụng những quan điểm, phươngpháp và kỹ thuật dạy học tích cực ; những phươngpháp dạy học thí nghiệm, thực hànhHình thứcdạy họcChủ yếu dạy học lí thuyếttrên lớp họcTổ chức hình thức học tập phong phú ; chú ýcác hoạt động giải trí xã hội, ngoại khóa, nghiêncứu khoa học, thưởng thức phát minh sáng tạo ; đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông trong dạy và họcĐánh giákết quả họctập của họcsinhTiêu chí nhìn nhận được xâydựng đa phần dựa trên sựghi nhớ và tái hiện nộidung đã học. Tiêu chí nhìn nhận dựa vào năng lực đầu ra, cótính đến sự văn minh trong quy trình học tập, chútrọng năng lực vận dụng trong những tình huốngthực tiễn. Để hình thành và phát triển năng lực cần xác lập những thành phần và cấu trúc củachúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc diễn đạt cấu trúc và những thành phần năng lựccũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành vi được miêu tả là sự phối hợp của 4 nănglực thành phần : Năng lực trình độ, năng lực chiêu thức, năng lực xã hội, năng lực cáthể. ( i ) Năng lực trình độ ( Professional competency ) : Là năng lực triển khai những nhiệmvụ trình độ cũng như năng lực nhìn nhận tác dụng trình độ một cách độc lập, cóphương pháp và đúng chuẩn về mặt trình độ. Nó được tiếp đón qua việc học nội dung trình độ và đa phần gắn với năng lực nhận thức và tâm lí hoạt động. ( ii ) Năng lực chiêu thức ( Methodical competency ) : Là năng lực so với những hànhđộng có kế hoạch, định hướng mục tiêu trong việc xử lý những trách nhiệm và yếu tố. Nănglực chiêu thức gồm có năng lực chiêu thức chung và giải pháp trình độ. Trung15tâm của chiêu thức nhận thức là những năng lực đảm nhiệm, xử lí, nhìn nhận, truyền thụ vàtrình bày tri thức. Nó được tiếp đón qua việc học phương pháp luận xử lý yếu tố. ( iii ) Năng lực xã hội ( Social competency ) : Là năng lực đạt được mục tiêu trongnhững trường hợp giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những trách nhiệm khác nhau trongsự phối hợp ngặt nghèo với những thành viên khác. Nó được đảm nhiệm qua việc học tiếp xúc. ( iv ) Năng lực thành viên ( Induvidual competency ) : Là năng lực xác lập, nhìn nhận đượcnhững thời cơ phát triển cũng như những số lượng giới hạn của cá thể, phát triển năng khiếu sở trường, xâydựng và thực thi kế hoạch phát triển cá thể, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức vàđộng cơ chi phối những thái độ và hành vi ứng xử. Nó được đảm nhiệm qua việc học cảm hứng đạo đức và tương quan đến tư duy và hành vi tự chịu nghĩa vụ và trách nhiệm. Mô hình cấu trúc năng lực trên đây hoàn toàn có thể cụ thể hoá trong từng nghành trình độ, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi nghành nghề nghiệp người ta cũng miêu tả cácloại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của GV gồm có những nhóm cơ bản sau : Năng lựcdạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghềnghiệp và phát triển trường học. Mô hình bốn thành phần năng lực trên tương thích với bốn trụ cốt giáo dục theoUNESCO : Các thành phần năng lực Các trụ cột giáo dục của UNESONăng lực chuyên môn Học để biếtNăng lực phương pháp Học để làmNăng lực xã hội Học để cùng chung sốngNăng lực thành viên Học để tự khẳng địnhTừ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lựckhông chỉ nhằm mục đích tiềm năng phát triển năng lực trình độ gồm có tri thức, kỹ năng và kiến thức chuyênmôn mà còn phát triển năng lực giải pháp, năng lực xã hội và năng lực thành viên. Nhữngnăng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ ngặt nghèo. Năng lực hành vi đượchình thành trên cơ sở có sự phối hợp những năng lực này. 16N ội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ số lượng giới hạn trong tri thứcvà kiến thức và kỹ năng trình độ mà gồm những nhóm nội dung nhằm mục đích phát triển những nghành nănglực : Học nội dungchuyên mônHọc chiêu thức chiến lượcHọc tiếp xúc Xã hộiHọc tự thưởng thức đánh giá-Các tri thức chuyênmôn ( những khái niệm, phạm trù, quy luật, mối quan hệ ) Các kỹ năngchuyên môn-Úng dụng, đánh giáchuyên môn-Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc-Các phương phápnhận thức chung : Thuthâp, xử lí, nhìn nhận, trình diễn thông tin-Các phương phápchuyên môn-Làm việc trongnhóm-Tạo điều kiện kèm theo chosự hiểu biết vềphương diện xã hội, Học cách ứng xử, ý thức tráchnhiệm, năng lực giảiquyết xung đột. Tự nhìn nhận điểmmạnh, điểm yếu-XD kế hoạch phát triểncá nhân-Đánh giá, hình thànhcác chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hoá, lòng tự trọng Năng lựcchuyên mônNăng lựcphương phápNăng lựcxã hộiNăng lựcnhân cách3. Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dụccấp trung học cơ sởQua điều tra và nghiên cứu, tìm hiểu thêm kinh nghiệm tay nghề những nước phát triển, so sánh với nhu yếu vàđiều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, những nhà khoa học giáo dục Nước Ta đã đềxuất định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục trung họccơ sở những năm sắp tới như sau : 3.1. Về phẩm chấtCác phẩm chất Biểu hiện1. Yêu mái ấm gia đình, quê nhà, đất nướca ) Yêu mến, chăm sóc, giúp sức những thành viên mái ấm gia đình ; tự hào vềcác truyền thống cuội nguồn tốt đẹp của mái ấm gia đình, dòng họ ; có ý thức tìm hiểuvà thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên trong mái ấm gia đình. b ) Tôn trọng, giữ gìn và nhắc nhở những bạn cùng giữ gìn di sản vănhóa của quê nhà, quốc gia. 17 c ) Tin yêu quốc gia Nước Ta ; có ý thức khám phá những truyền thốngtốt đẹp của dân tộc bản địa Nước Ta. a ) Yêu thương con người ; sẵn sàng chuẩn bị trợ giúp mọi người và tham giacác hoạt động giải trí xã hội vì con người. b ) Tôn trọng sự độc lạ của mọi người ; nhìn nhận được tính cáchđộc đáo của mỗi người trong mái ấm gia đình mình ; giúp sức bè bạn nhậnra và sửa chữa thay thế lỗi lầm. c ) Sẵn sàng tham gia ngăn ngừa những hành vi đấm đá bạo lực học đường ; không dung túng những hành vi đấm đá bạo lực. d ) Tôn trọng những dân tộc bản địa, những vương quốc và những nền văn hóa truyền thống trên quốc tế. 3. Trung thực, tựtrọng, chí côngvô tưa ) Trung thực trong học tập và trong đời sống ; nhận xét được tínhtrung thực trong những hành vi của bản thân và người khác ; phê phán, lênán những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong đời sống. b ) Tự trọng trong tiếp xúc, nếp sống, quan hệ với mọi người vàtrong thực thi trách nhiệm của bản thân ; phê phán những hành vithiếu tự trọng. c ) Có ý thức xử lý việc làm theo lẽ phải, xuất phát từ quyền lợi chungvà đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá thể ; phê phán những hành độngvụ lợi cá thể, thiếu công minh trong xử lý việc làm. 4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinhthần vượt khóa ) Tự xử lý, tự làm những việc làm hàng ngày của bản thântrong học tập, lao động và hoạt động và sinh hoạt ; dữ thế chủ động, tích cực học hỏibạn bè và những người xung quanh về lối sống tự lập ; phê phánnhững hành vi sống phụ thuộc, ỷ lại. b ) Tin ở bản thân mình, không giao động ; tham gia trợ giúp nhữngbạn bè còn thiếu tự tin ; phê phán những hành vi a dua, giao động. c ) Làm chủ được bản thân trong học tập, trong hoạt động và sinh hoạt ; có ý thứcrèn luyện tính tự chủ ; phê phán những hành vi trốn tránh tráchnhiệm, đổ lỗi cho người khác. d ) Xác định được thuận tiện, khó khăn vất vả trong học tập, trong cuộcsống của bản thân ; biết lập và triển khai kế hoạch vượt qua khó18khăn của chính mình cũng như khi trợ giúp bè bạn ; phê phánnhững hành vi ngại khó, thiếu ý chí vươn lên. 5. Có trách nhiệmvới bản thân, cộngđồng, quốc gia, quả đât và môitrường tự nhiêna ) Tự so sánh bản thân với những giá trị đạo đức xã hội ; có ý thứctự triển khai xong bản thân. b ) Có thói quen thiết kế xây dựng và triển khai kế hoạch học tập ; hìnhthành ý thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân. c ) Có thói quen tự lập, tự chăm nom, rèn luyện thân thể. d ) Sẵn sàng tham gia những hoạt động giải trí tập thể, hoạt động giải trí xã hội ; sốngnhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. e ) Quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự điển hình nổi bật ở địaphương và trong nước ; chuẩn bị sẵn sàng tham gia những hoạt động giải trí phù hợpvới năng lực để góp thêm phần thiết kế xây dựng quê nhà, quốc gia. g ) Có ý thức khám phá nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh trong tham gia giảiquyết những yếu tố cấp thiết của quả đât ; sẵn sàng chuẩn bị tham gia cáchoạt động tương thích với năng lực của bản thân góp thêm phần giải quyếtmột số yếu tố cấp thiết của trái đất. h ) Sống hòa hợp với vạn vật thiên nhiên, biểu lộ tình yêu so với vạn vật thiên nhiên ; có ýthức tìm hiểu và khám phá và chuẩn bị sẵn sàng tham gia những hoạt động giải trí tuyên truyền, chăm nom, bảo vệ vạn vật thiên nhiên ; lên án những hành vi phá hoại thiênnhiên6. Thực hiệnnghĩa vụ đạo đứctôn trọng, chấphành kỷ luật, pháp luậta ) Coi trọng và triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm đạo đức trong học tập và trongcuộc sống ; phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức và hành vi tráivới lao lý của kỷ luật, pháp lý. b ) Tìm hiểu và chấp hành những lao lý chung của hội đồng ; phê phán những hành vi vi phạm kỷ luật. c ) Tôn trọng pháp lý và có ý thức xử sự theo lao lý của phápluật ; phê phán những hành vi trái lao lý của pháp lý. 3.2. Về những năng lực chung19Các năng lựcchungBiểu hiện201. Năng lựctự họca ) Xác định được trách nhiệm học tập một cách tự giác, dữ thế chủ động ; tự đặtđược tiềm năng học tập để yên cầu sự nỗ lực phấn đấu thực thi. b ) Lập và triển khai kế hoạch học tập trang nghiêm, nề nếp ; thựchiện những cách học : Hình thành cách ghi nhớ của bản thân ; phântích trách nhiệm học tập để lựa chọn được những nguồn tài liệu đọcphù hợp : những đề mục, những đoạn bài ở sách giáo khoa, sách thamkhảo, internet ; lưu giữ thông tin có tinh lọc bằng ghi tóm tắtvới đề cương cụ thể, bằng map khái niệm, bảng, những từ khóa ; ghi chú bài giảng của giáo viên theo những ý chính ; tra cứu tài liệuở thư viện nhà trường theo nhu yếu của trách nhiệm học tập. c ) Nhận ra và kiểm soát và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thânkhi thực thi những trách nhiệm học tập trải qua lời góp ý của giáoviên, bạn hữu ; dữ thế chủ động tìm kiếm sự tương hỗ của người khác khigặp khó khăn vất vả trong học tập. 2. Năng lực giảiquyết vấn đềa ) Phân tích được trường hợp trong học tập ; phát hiện và nêuđược trường hợp có yếu tố trong học tập. b ) Xác định được và biết tìm hiểu và khám phá những thông tin tương quan đếnvấn đề ; yêu cầu được giải pháp xử lý yếu tố. c ) Thực hiện giải pháp xử lý yếu tố và nhận ra sự phù hợphay không tương thích của giải pháp thực thi. 3. Năng lựcsáng tạoa ) Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng kỳ lạ ; xác lập vàlàm rõ thông tin, ý tưởng sáng tạo mới ; nghiên cứu và phân tích, tóm tắt những thôngtin tương quan từ nhiều nguồn khác nhau. b ) Hình thành sáng tạo độc đáo dựa trên những nguồn thông tin đã cho ; đềxuất giải pháp nâng cấp cải tiến hay sửa chữa thay thế những giải pháp không còn phùhợp ; so sánh và phản hồi được về những giải pháp đề xuất kiến nghị. c ) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực thi mộtcông việc nào đó ; tôn trọng những quan điểm trái chiều ; vận dụng điềuđã biết vào trường hợp tựa như với những kiểm soát và điều chỉnh hợp lý. d ) Hứng thú, tự do trong tâm lý ; dữ thế chủ động nêu quan điểm ; khôngquá lo ngại về tính đúng sai của quan điểm đề xuất kiến nghị ; phát hiện yếu tốmới, tích cực trong những quan điểm khác. 214. Năng lực tựquản lía ) Nhận ra được những yếu tố tác động ảnh hưởng đến hành vi của bảnthân trong học tập và trong tiếp xúc hàng ngày ; kiềm chế đượccảm xúc của bản thân trong những trường hợp ngoài ý muốn. b ) Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ và nghĩa vụ và trách nhiệm của mình ; kiến thiết xây dựng vàthực hiện được kế hoạch nhằm mục đích đạt được mục tiêu ; nhận ra vàcó ứng xử tương thích với những trường hợp không bảo đảm an toàn. c ) Tự nhìn nhận, tự kiểm soát và điều chỉnh những hành vi chưa hợp lý củabản thân trong học tập và trong đời sống hàng ngày. d ) Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiềucao, cân nặng ; nhận ra được những tín hiệu biến hóa của bảnthân trong quá trình dậy thì ; có ý thức ăn uống, rèn luyện vànghỉ ngơi tương thích để nâng cao sức khoẻ ; nhận ra và kiểm soátđược những yếu tố tác động ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thầntrong thiên nhiên và môi trường sống và học tập. 5. Năng lựcgiao tiếpa ) Bước đầu biết đặt ra mục tiêu tiếp xúc và hiểu được vai tròquan trọng của việc đặt tiềm năng trước khi tiếp xúc ; b ) Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong tiếp xúc ; nhận ra đượcbối cảnh tiếp xúc, đặc thù, thái độ của đối tượng người dùng tiếp xúc ; c ) Diễn đạt sáng tạo độc đáo một cách tự tin ; bộc lộ được biểu cảm phùhợp với đối tượng người tiêu dùng và toàn cảnh tiếp xúc. a ) Chủ động yêu cầu mục tiêu hợp tác khi được giao những nhiệmvụ ; xác lập được loại việc làm nào hoàn toàn có thể triển khai xong tốt nhấtbằng hợp tác theo nhóm với quy mô tương thích ; b ) Biết nghĩa vụ và trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việccụ thể ; nghiên cứu và phân tích trách nhiệm của cả nhóm để nêu được những hoạt độngphải triển khai, trong đó tự nhìn nhận được hoạt động giải trí mình có thểđảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất kiến nghị cho nhóm phân công ; c ) Nhận biết được đặc thù, năng lực của từng thành viên cũngnhư hiệu quả thao tác nhóm ; dự kiến phân công từng thành viên226. Năng lựchợp táctrong nhóm những việc làm tương thích ; d ) Chủ động và gương mẫu hoàn thành xong phần việc được giao, góp ý kiểm soát và điều chỉnh thôi thúc hoạt động giải trí chung ; san sẻ, khiêm tốnhọc hỏi những thành viên trong nhóm ; e ) Biết dựa vào mục tiêu đặt ra để tổng kết hoạt động giải trí chung củanhóm ; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá thể và của cả nhóm. a ) Sử dụng đúng cách những thiết bị ICT để thực thi những nhiệmvụ đơn cử ; nhận ra những thành phần của mạng lưới hệ thống ICT cơ bản ; sửdụng được những ứng dụng tương hỗ học tập thuộc những lĩnh vựckhác nhau ; tổ chức triển khai và tàng trữ tài liệu vào những bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng. b ) Xác định được thông tin thiết yếu để thực thi trách nhiệm học tập ; tìm kiếm được thông tin với những tính năng tìm kiếm đơn thuần và tổchức thông tin tương thích ; nhìn nhận sự tương thích của thông tin, dữ liệuđã tìm thấy với trách nhiệm đặt ra ; xác lập mối liên hệ giữa kiến thứcđã biết với thông tin mới tích lũy được và dùng thông tin đó để giảiquyết những trách nhiệm học tập và trong đời sống ; a ) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung cụ thể những bài đốthoại, chuyện kể, lời lý giải, cuộc bàn luận ; nói đúng chuẩn, đúng ngôn từ và nhịp điệutrình bày được nội dung chủ đềthuộc chương tŕnh học tập ; đọc hiểu nội dung chính hay nội dungchi tiết những văn bản, tàiliệu ngắn ; viết đúng những dạng văn bản vềnhững chủ đqun thuộc hoặc cá nhn ưa thích ; viết tóm tắt nộidung chínhbài văn, câu truyện ngắn ; b ) Phát âm đúng nhịp điệu và ngôn từ ; hiểu từ vựng thông dụng đượchiện trong hai nghành nghề dịch vụ khẩu ngữ và bút ngữ, trải qua những ngcảnh có nghĩa ; nghiên cứu và phân tích được cấu trúc và ý nghĩa tiếp xúc của những loạicâu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảmn, câu khẳng định chắc chắn, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều kiệnc ) Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ239. Năng lựctính toána ) Sử dụng được những phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, khai căn ) trong học tập và trong đời sống ; hiểu và hoàn toàn có thể sửdụng những kiến thức và kỹ năng, kĩ năng về đo lường và thống kê, ước tính trong những tìnhhuống quen thuộc. b ) Sử dụng được những thuật ngữ, kí hiệu toán học, đặc thù cácsố và của những hình hình học ; sử dụng được thống kê toán họctrong học tập và trong 1 số ít trường hợp đơn thuần hàng ngày ; tưởng tượng và hoàn toàn có thể vẽ phác hình dạng những đối tượng người tiêu dùng, trongmôi trường xung quanh, nêu được đặc thù cơ bản của chúng. c ) Hiểu và màn biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa những yếu tốtrong những trường hợp học tập và trong đời sống ; trong bước đầu vậndụng được những bài toán tối ưu trong học tập và trong đời sống ; biết sử dụng 1 số ít yếu tố của lôgic hình thức để lập luận vàdiễn đạt sáng tạo độc đáo. d ) Sử dụng được những dụng cụ đo, vẽ, tính ; sử dụng được máytính cầm tay trong học tập cũng như trong đời sống hàngngày ; trong bước đầu sử dụng máy vi tính để giám sát trong học tập. Từ những phẩm chất và năng lực chung, mỗi môn học xác lập những phẩm chất, năng lực cábiệt và những nhu yếu đặt ra cho từng môn học, từng hoạt động giải trí giáo dục. 4. Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức và kỹ năng, kiến thức và kỹ năng, thái độMột năng lực là tổng hợp đo lường và thống kê được những kiến thức và kỹ năng, kiến thức và kỹ năng và thái độ mà một ngườicần vận dụng để thực thi một trách nhiệm trong một toàn cảnh thực và có nhiều dịch chuyển. Để thựchiện một trách nhiệm, một việc làm hoàn toàn có thể yên cầu nhiều năng lực khác nhau. Vì năng lực được thểhiện trải qua việc thực thi trách nhiệm nên người học cần chuyển hóa những kiến thức và kỹ năng, kỹ năng và kiến thức, thái độ có được vào xử lý những trường hợp mới và xảy ra trong môi trường tự nhiên mới. Như vậy, hoàn toàn có thể nói kỹ năng và kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực để người họctìm được những giải pháp tối ưu để triển khai trách nhiệm hoặc có cách ứng xử tương thích trong bối cảnhphức tạp. Khả năng phân phối tương thích với toàn cảnh thực là đặc trưng quan trong của năng lực, tuynhiên, năng lực đó có được lại dựa trên sự đồng điệu và sử dụng có xem xét những kỹ năng và kiến thức, kỹnăng thiết yếu trong từng thực trạng đơn cử, Những kiến thức và kỹ năng là cơ sở để hình thành và rèn luyện năng lực là những kiến thức và kỹ năng màngười học phải năng động, tự thiết kế, kêu gọi được. Việc hình thành và rèn luyện năng lực24được diễn ra theo hình xoáy trôn ốc, trong đó những năng lực có trước được sử dụng để kiến tạokiến thức mới ; và đến lượt mình, kiến thức và kỹ năng mới lại đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới. Kỹ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những phương pháp thực hành thực tế, vận dụng kiếnthức, kinh nghiệm tay nghề đã có để thực thi một hoạt động giải trí nào đó trong một môi trường tự nhiên quen thuộc. Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kỹ năng và kiến thức, những hiểu biết và thưởng thức, giúpcá nhân hoàn toàn có thể thích ứng khi thực trạng biến hóa. Kiến thức, kỹ năng và kiến thức là cơ sở thiết yếu để hình thành năng lực trong một nghành hoạt độngnào đó. Không thể có năng lực về toán nếu không có kiến thức và kỹ năng và được thực hành thực tế, luyện tậptrong những dạng bài toán khác nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ có kỹ năng và kiến thức, kiến thức và kỹ năng trong một lĩnhvực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu suất cao cácnguồn kiến thức và kỹ năng, kiến thức và kỹ năng cùng với thái độ, giá trị, nghĩa vụ và trách nhiệm bản than để triển khai thành côngcác trách nhiệm và xử lý những yếu tố phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện kèm theo và toàn cảnh thayđổi. III. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC1. Đổi mới chiêu thức dạy học nhằm mục đích chú trọng phát triển năng lực của họcsinhPhương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không riêng gì chú ý quan tâm tích cực hoáhọc sinh về hoạt động giải trí trí tuệ mà còn quan tâm rèn luyện năng lực xử lý yếu tố gắn vớinhững trường hợp của đời sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động giải trí trí tuệ với hoạtđộng thực hành thực tế, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, thay đổi quan hệ giáo viên học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích phát triển năng lực xã hội. Bêncạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng và kiến thức riêng không liên quan gì đến nhau của những môn học trình độ cần bổsung những chủ đề học tập phức tạp nhằm mục đích phát triển năng lực xử lý những yếu tố phức tạp. Những định hướng chung, tổng quát về thay đổi giải pháp dạy học những môn họcthuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là : Phải phát huy tính tích cực, tự giác, dữ thế chủ động của người học, hình thành và phát triểnnăng lực tự học ( sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, ), trên cơ sở đótrau dồi những phẩm chất linh động, độc lập, phát minh sáng tạo của tư duy. Có thể lựa chọn một cách linh động những giải pháp chung và giải pháp đặc thùcủa môn học để triển khai. Tuy nhiên dù sử dụng bất kể chiêu thức nào cũng phải đảm bảođược nguyên tắc Học sinh tự mình triển khai xong trách nhiệm nhận thức với sự tổ chức triển khai, hướngdẫn của giáo viên . 25

Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục