So sánh giữa trò chơi đóng vai theo chủ de và trò chơi đóng kịch

Nếu bạn thấy trẻ cố gắng tạo ra một công thức chế biến món ăn mới hoặc xây dựng một thế giới thú vị bằng bìa carton và các khối màu, bạn có thể yên tâm vì trẻ đang phát triển sự sáng tạo của mình. Trong thế giới quan của người lớn, các vật thể hàng ngày chỉ là điều bình thường nhưng đối với trẻ nhỏ, chúng luôn tìm cách sáng tạo những thứ này để sử dụng trong những tình huống bất thường.

9. Phát triển ngôn ngữ

Khi trẻ cố gắng diễn đạt về nhân vật hoặc cốt truyện cho mọi người, đây là lúc trẻ phát triển từ vựng và ngôn ngữ. Không những vậy, điều này còn giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp và học được cách chú ý lắng nghe.

10. Phát triển trí thông minh

Đóng kịch là trò chơi chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng sống bằng cách mô phỏng các tình huống thực tế. Trẻ sẽ hiểu được mọi thứ diễn ra như thế nào, từ đó trẻ sẽ nhận thức được cái gì đúng và cái gì sai.

So sánh giữa trò chơi đóng vai theo chủ de và trò chơi đóng kịch

Làm thế nào để khuyến khích trẻ tham gia trò chơi đóng kịch?

Bạn có thể khuyến khích trẻ tham gia trò chơi này bằng những cách sau:

Quan sát sở thích của trẻ

Bạn hãy chú ý quan sát xem trẻ thích đóng vai nhân vật nào: bác sĩ, đầu bếp hoặc một nhân vật hoạt hình nào đó. Dù bé thích đóng vai nhân vật nào đi nữa thì bạn hãy ngồi và chơi với bé nhé.

Lặp lại hành động

Nếu bạn giới thiệu các ý tưởng mới cho trò chơi đóng kịch của bé, hãy lặp lại thường xuyên để trẻ có thể hiểu rõ điều đó. Trẻ nhỏ thường thích học những điều mới thông qua sự lặp lại.

Hướng dẫn cho trẻ

Nếu trẻ chỉ mới bắt đầu chơi trò chơi này và không biết phải làm gì, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ. Ví dụ, bạn có thể cầm một cái ly và giả vờ rằng mình đang thưởng thức một thức uống hảo hạng…

Bạn không nên lo lắng về điều gì?

Trẻ có thể có những hành động kỳ lạ như đánh một vật bằng đũa phép hoặc thiết lập một đội quân khủng long bên dưới bàn ăn. Bạn không nên lo lắng về những hành động này của trẻ bởi nó là một phần của trò chơi đóng vai.

Ở độ tuổi này, trẻ sẽ không biết được sự khác biệt giữa trí tưởng tượng và thực tế. Do đó, thay vì cấm đoán những hành vi kỳ quặc của trẻ, bạn nên khuyến khích để trẻ tự do khám phá và vui chơi. Trò chơi đóng kịch giúp cải thiện các kỹ năng xã hội và tình cảm. Đó là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu những hành động của trẻ có thể làm tổn thương hoặc làm hại người khác trong gia đình, bạn có thể nói “không”.

Một số ý tưởng cho trò chơi đóng kịch mà bạn có thể chơi cùng trẻ

Dưới đây là một vài ý tưởng cho các hoạt động đóng kịch của trẻ nhỏ mà bạn có thể thử:

• Trò chơi bán hàng

Mua cho trẻ một bộ đồ chơi đầu bếp rồi đóng giả thành người bán và người mua. Trẻ nhỏ chắc chắn sẽ rất thích trò chơi này đấy.

• Trò chơi bác sĩ

Mua cho trẻ một bộ trò chơi dụng cụ sơ cứu và tạo ra tình huống để trẻ chẩn đoán bệnh bằng ống nghe. Trẻ nhỏ thường thích được gọi là “bác sĩ” và không có gì vui hơn là trẻ được sắm vai một người đi chữa bệnh cho người khác.

• Đi tìm khủng long

Một ít cát, một vài hóa thạch giả, xẻng, muỗng và một chút trí tưởng tượng, bạn sẽ đưa trẻ vượt thời gian đến với thời cổ đại để tìm những con khủng long khổng lồ. Đây chắc chắn sẽ là trò chơi khiến bé cảm thấy vui nhộn cho đến lúc kết thúc.

Trò chơi đóng kịch chắc chắn sẽ khiến trẻ thông minh và sáng tạo hơn. Bạn hãy thử những ý tưởng trên của Hello Bacsi, biết đâu bạn sẽ có nhiều sự bất ngờ thú vị.

Bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mầm non là trò mà bé sẽ được hóa thân thành các nhân vật khác nhau như làm lính cứu hỏa, bác sĩ, công chúa ... nhằm giải quyết được nhu cầu bắt chước người lớn. Một số trò chơi đóng vai trò chủ đề hay dưới đây, các bạn cùng tham khảo.

Trò chơi đóng vai theo từng chủ đề hay, ý nghĩa dành cho bé

---

---

1. Trò chơi đóng vai theo chủ đề bác sĩ

Cho một bé đóng vai bệnh nhân, các bé còn lại trong lớp sẽ đóng vai bác sĩ và y tá. Khi bác sĩ khám cho bệnh nhân thì y tá sẽ phụ giúp, làm theo các chỉ dẫn từ phía bác sĩ, còn bệnh nhân sẽ phục tùng các ý kiến của bác sĩ và y tá đưa ra. Được hóa thân trong vai trò làm bác sĩ, y tá, các bé sẽ ý thức về cách làm chủ tình huống, khi trẻ đến bệnh viện sẽ ý thức được vai trò của mình vì mọi thứ đều được tái hiện lại rõ ràng trong trò chơi.

Để bé hứng thú hơn, hiểu hơn về vai bác sĩ, có nhiều kỹ năng khi chơi thì các cô giáo nên hướng dẫn bé cụ thể, tỉ mỉ như thao tác, lời nói, cách dùng dụng cụ. Chẳng hạn, trước khi tới phòng khám, cô giáo nên cho trẻ biết mọi thứ sẽ diễn ra sau đó như con sẽ phải ngồi chờ ở phòng đợi, các bác sĩ và y tá sẽ mặc chiếc áo màu trắng ... để cho trẻ biết được các thứ diễn ra khi tới bệnh viện, cảm thấy tin tưởng vào các bác sĩ, y tá.

Ở trò chơi này, trẻ sẽ được nhập vai làm bác sĩ, y tá, từ đó hiểu hơn về công việc này cũng như phát triển được ngôn ngữ của bản thân khi giao tiếp với các bạn của mình.

* Chuẩn bị các vật dụng trong trò chơi:

- Đồ nghề bác sĩ- Mũ bác sĩ- Băng gạc

- Ống nghe

2. Trò chơi đóng vai theo chủ đề nghề nghiệp nấu ăn

Khi tham gia vào trò chơi chủ đề nghề nghiệp nấu ăn, bé sẽ tự mình tạo ra cách chơi mới, học hỏi cũng như chia sẻ đồ chơi để các bạn cùng chơi cùng. Đối với trò chơi này, các bé sẽ đóng vai là người đầu bếp, bác bán hàng bán hàng cho khách hàng của mình là các bạn bè. Khi chơi cùng với các bạn cùng trang lứa, bé sẽ học được cách hợp tác, chia sẻ đồ chơi với người khác, phân chia công việc tốt hơn hay có thể giải quyết được các mâu thuẫn giữa các bé khi đang chơi. Thông qua trò chơi, các bé sẽ giao tiếp tốt hơn, tự tin, hòa đồng hơn.

Bé đóng vai đầu bếp, người bán hàng sẽ nấu các món ăn để phục vụ các khách hàng của mình hay nấu cháo để cho con ăn, chăm sóc người ốm. Với cách sáng tạo trò chơi, bs sẽ học được cách quan tâm. Bên cạnh đó, cô giáo nên nhắc nhở bé khi chơi xong cần cất đồ gọn gàng để bé ý thức được mọi việc. Đây là cách giúp bé tạo ra thói quen tốt, khi lớn lên, bé sẽ là người biết quan tâm và sắp xếp gọn gàng các việc mình đã làm.

* Chuẩn bị dụng cụ:

- Đĩa nhựa- Búp bê- Xoong, nồi, bếp đồ hàng

- ...

3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề đi siêu thị mua sắm

* Mục đích của trò chơi: Giúp trẻ có thể nhận biết được các đồ dùng và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn.

* Chuẩn bị đồ dùng: Cửa hàng bán đồ dùng học tập và đồ chơi như bút chì, truyện tranh, bảng, vở, phấn, sách ...

* Cách chơi: Các bé bán hàng ở trong cửa hàng sẽ sắp xếp đồ theo từng công dụng. Một nhóm trẻ khác sẽ đến cửa hàng để mua đồ. Các thứ mua sẽ được cho vào giỏ, ra quầy tính tiền. Sau khi khách hàng mua xong thì người bán sẽ cảm ơn.

4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề mùa hè và các mùa trong năm: Cửa hàng nước giải khát

Trò chơi cửa hàng nước giải khát là một trong những trò chơi đóng vai rất hữu ích để cho các bé cùng chơi. Các cô giáo nên chuẩn bị cho bé quầy giải khát với nhiều loại đồ uống khác nhau như nước ép hoa quả, nước chanh, ắc, nước mía, nước dừa ... Bên cạnh đó, các cô cần giải thích cho trẻ các loại nước uống trên đều tốt cho sức khỏe, giúp giải nhiệt vào những ngày nắng nóng của mùa hè ...

5. Trò chơi đóng vai theo chủ đề nghề nghiệp thợ làm tóc

Trò chơi này cũng rất thú vị để cho trẻ mầm non có thể đóng vai và thỏa sức sáng tạo, giúp bé nhận thức được mọi nghề nghiệp.

* Chuẩn bị:

- Lược- Đồ chơi uốn tóc- Kéo nhựa

- Dây, cặp tóc

Các cô giáo tạo tình huống khách vào cửa tiệm làm tóc thì người làm tóc sẽ chào hỏi khách và hỏi khách muốn làm tóc như thế nào, sau đó là chăm sóc tóc cho khách ...

6. Trò chơi đóng vai theo chủ đề nghề nghiệp bác sĩ thú y

Cô giáo cho bé đóng vai bác sĩ thú y để khám cho các con vật. Thông qua trò chơi, các bé sẽ phát triển ngôn ngữ, hiểu hơn về nghề cũng như biết được bộ phận cơ thể của các con vật.

* Chuẩn bị:

- Dụng cụ và đồ nghề của bác sĩ thú y
- Những con vật đồ chơi như là thỏ, gà, vịt, gấu ...

7. Trò chơi đóng vai theo chủ đề nghề nghiệp bán hàng

Giống như trò chơi đi siêu thị mua sắm, trò chơi bán hàn này giúp bé hiểu hơn về công việc buôn bán, biết được giá trị các thứ ở xung quanh mình.

* Chuẩn bị: Đồ chơi mô phỏng tôm, cua, rau, củ, quả ...

* Cách chơi:

- Yêu cầu một nhóm trẻ đóng vai những người bán hàng đi sắp xếp các loại thực phẩm theo từng loại.
- Một nhóm trẻ đóng vai làm người mua và đưa ra yêu cầu như Bác ơi bán tôi gói kẹo ... Người mua trả tiền rồi nói cảm ơn. Sau đó người mua và người bán chào tạm biệt nhau.

8. Trò chơi đóng vai theo chủ đề sinh nhật

* Mục đích: Phát triển ngôn ngữ giao tiếp cùng cách ứng xử cho trẻ.

* Chuẩn bị:

- Đồ vật và đồ chơi để làm quà.- Bánh kẹo và hoa quả (do lớp hoặc phụ huynh mang đến để tổ chức sinh nhật ở trong lớp)- Các tiết mục văn nghệ như hát, đọc thơ hay kể chuyện.- Các bé cùng nhau trang trí lớp học.

- Giáo viên thông báo cho cả lớp biết sinh nhật của bé trong tuần hoặc trong tháng và cùng bé lên kế hoạch tổ chức cho các bạn. Trẻ tự làm các món quà như là nặn quả, vẽ tranh, tặng đồ chơi cho bạn.

* Cách chơi:

- Tổ chức sinh nhật cho các bé: Tổ chức riêng hoặc chung cho bé đều được.- Trong bữa tiệc sinh nhật của các bé, trẻ cần tự mình giới thiệu, nói lên cảm xúc vào ngày sinh nhật trước các bé còn lại.- Cả lớp lên tặng quà cho bạn và gửi đến bạn lời chúc tốt đẹp.- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ, ăn bánh kẹo và trái cây

- Kết thúc sinh nhật: Trẻ được tổ chức sinh nhật sẽ nói lời cảm ơn đến các bạn bè của mình, chia tay rồi chào tạm biệt khi về.

9. Trò chơi đóng vai theo chủ đề gia đình

Không chỉ phát triển được ngôn ngữ cho bé mà trò chơi gia đình còn giúp bé phát triển tình cảm, mối quan hệ cũng như khả năng giao tiếp của mình. Sau 1,5 tuổi, các trẻ đã biết cách "giả vờ", ví dụ như là cầm cốc đưa lên môi để giả vờ uống nước. Trong giai đoạn đó, nội dung củatrò chơi cùng đạo cụ xuất phát từ những sinh hoạt hàng ngày, bắt đầu từ những chiếc cốc nhựa. Sau 2 tuổi, trẻ đã phát triển trí tưởng tượng hơn một chút, lúc này cô giáo nên cho bé trơi chò trơi gia đình có phần phức tạp hơn. Chẳng hạn như cô giáo cho bé đóng vai bố, mẹ, ông, bà ... Bố mẹ, ông bà yêu thương và chăm sóc con cháu. Con ngoai biết vâng lời và lễ phép với bố mẹ và ông bà.

Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ mầm non là giúp trẻ có thể làm quen dần với xã hội người lớn như khám phá các mối quan hệ trong gia đình, đồng nghiệp; nhận ra mình là cá thể độc lập, có suy nghĩ hợp hoặc không hợp với mọi người; hình thành những ước muốn về nghề nghiệp .... Do đó, cho trẻ chơi trò chơi này thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn đấy.

Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho bé mầm non cũng là trò chơi giúp bé phát triển tốt, không chỉ ngôn ngữ, lời nói mà còn phát triển được trí tuệ, tình cảm. Một số trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho bé mầm non như chú thỏ con, nấu ăn, bắt bướm, cao và thấp, vịt đẻ trứng ...

Những trò chơi đóng vai trò theo chủ đề cho trẻ mầm non là trò chơi được chơi nhiều và phổ biến ở trường mẫu giáo, giúp trẻ nhỏ thỏa mãn nhu cầu muốn bắt chước người lớn, từ đó phát triển trí tuệ, mặt tâm lý và xã hội toàn diện.

Trò lừa cá tháng 4 vui và độc đáo, câu nói dối ngày cá tháng tư "cực trất's" Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non hay nhất Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho trẻ mầm non Top game nông trại vui vẻ Các trò vui ngày Halloween 2019 Tên nhóm hay và ý nghĩa, độc lạ