Muc độ hiệu quả của các công cụ đánh giá năm 2024

Đánh giá đào tạo luôn là bước không thể thiếu trong kế hoạch phát triển nhân lực của doanh nghiệp. Để biết việc tổ chức và thực hiện đào tạo nội bộ có hiệu quả không, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá sau đó. Hiện nay có rất nhiều công cụ hoặc phương pháp để đánh giá hiệu quả sau đào tạo. Trong đó, mô hình CIPP là một công cụ hữu ích được nhiều doanh nghiệp dùng để đánh giá chương trình đào tạo.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn và biết cách áp dụng mô hình CIPP vào công tác đánh giá đào tạo.

Nội dung bài viết:

CIPP – Mô hình đánh giá sau đào tạo hiệu quả

04 giai đoạn đánh giá đào tạo theo mô hình CIPP

Giai đoạn 1: Đánh giá bối cảnh (Context)

Giai đoạn 2: Đánh giá đầu vào (Input)

Giai đoạn 3: Đánh giá quá trình (Process)

Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả (Product)

Một số ưu điểm và lưu ý khi sử dụng mô hình CIPP

CIPP – Mô hình đánh giá sau đào tạo hiệu quả

Mô hình CIPP được tạo ra bởi Daniel Stufflebeam vào những năm 1960. Đây là mô hình được phát triển để đánh giá giá trị của chương trình đào tạo. Mô hình CIPP giúp thu thập thông tin một cách có hệ thống về chương trình để xác định điểm mạnh và hạn chế trong nội dung hoặc phương thức đào tạo. Điều này nhằm cải thiện hiệu quả của chương trình hoặc kế hoạch đào tạo cho tương lai.

Mô hình CIPP tập trung vào 4 khía cạnh của một chương trình bao gồm: mục tiêu tổng thể, kế hoạch và nguồn lực, các hành động, kết quả đạt được. Dựa trên bốn khía cạnh này để dẫn đến bốn giai đoạn đánh giá khác nhau: bối cảnh, đầu vào, quá trình và đầu ra. Nhằm mục đích cung cấp một cơ sở phân tích hợp lý cho việc ra quyết định chương trình, dựa trên chu trình lập kế hoạch, thực hiện, xem xét và sửa đổi liên tục để cải tiến.

04 giai đoạn đánh giá đào tạo theo mô hình CIPP

Mô hình CIPP ra đời như một giải pháp giúp nhà Quản lý đào tạo đánh giá phù hợp trực tiếp với nhu cầu của những người ra quyết định trong các giai đoạn và hoạt động của chương trình. Được triển khai theo 04 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Đánh giá bối cảnh (Context)

Xác định các mục tiêu, ưu tiên

Xác định các mục tiêu, ưu tiên

Giai đoạn đầu tiên là đánh giá bối cảnh. Giai đoạn này liên quan đến việc thu thập và phân tích dữ liệu đánh giá nhu cầu để xác định các mục tiêu, ưu tiên. Đánh giá bối cảnh giúp nhà Quản lý trả lời cho câu hỏi chúng ta nên làm gì? Bước này nhằm đánh giá xem mục tiêu chương trình đào tạo có đạt được trong quá trình triển khai và sau khi hoàn thành hay không, có đáp ứng được kỳ vọng và phù hợp với nhu cầu của người học hay không.

Hãy kiểm tra các nguồn lực và nền tảng trong kế hoạch, chẳng hạn như phạm vi đánh giá và hỗ trợ mà chương trình có sẵn. Xem xét các mục tiêu bao quát, thông tin cơ bản và bối cảnh văn hóa là tất cả các thành phần được bao gồm trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Đánh giá đầu vào (Input)

Sau khi các mục tiêu được đánh giá, hãy chuyển sang giai đoạn đánh giá đầu vào của mô hình. Đánh giá đầu vào dựa trên hai góc độ chính là: đánh giá nội dung chương trình và đánh giá cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, trang thiết bị hỗ trợ để triển khai chương trình đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu người học. Các thiết bị hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập được cung cấp đầy đủ như âm thanh, hình ảnh, tài liệu chương trình,…

Đánh giá cơ sở vật chất, ngân sách

Đánh giá cơ sở vật chất, ngân sách

Trong giai đoạn đánh giá đầu vào, cần tập trung vào xác định các bên liên quan chính và kiểm tra ngân sách chương trình. Giai đoạn đánh giá đào tạo này cũng thu thập thông tin về kế hoạch, chiến lược để thực hiện bao gồm nguồn nhân lực, thời gian và tài liệu bên ngoài nhằm đáp ứng các mục tiêu.

Giai đoạn 3: Đánh giá quá trình (Process)

Trong giai đoạn thứ ba, các hoạt động của chương trình được đánh giá với trọng tâm là cải tiến liên tục. Những gì đang tiến hành, nó đã được thực hiện tốt chưa và những gì cần được giải quyết để thay đổi. Điều này cung cấp cho người ra quyết định thông tin về chương trình đang được thực hiện tốt như thế nào.

Đánh giá quá trình dựa trên ba góc độ chính là: sự chủ động khi tham gia vào lớp học, phương pháp, chiến lược giảng dạy – học tập và mức độ thực hành sau khóa học. Bằng cách liên tục theo dõi, người ra quyết định biết được chương trình đang tuân thủ kế hoạch và hướng dẫn như thế nào, các xung đột nảy sinh, sự hỗ trợ – tinh thần của học viên, điểm mạnh – điểm yếu, kỹ năng người học có được cải thiện trong suốt quá trình tham gia đào tạo.

Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả (Product)

Giai đoạn đánh giá kết quả dựa trên 3 góc độ chính bao gồm: đánh giá toàn diện chương trình, năng lực của học viên sau khi tham gia và ấn tượng của chương trình. Bằng cách đo lường các kết quả thực tế và so sánh chúng với kết quả dự đoán, nhà Quản lý đào tạo có thể quyết định xem chương trình có nên được tiếp tục, sửa đổi hay bỏ hoàn toàn. Đây là bản chất của việc đánh giá kết quả.

Đánh giá toàn diện chương trình đào tạo

Đánh giá toàn diện chương trình đào tạo

Đánh giá toàn diện chương trình bao gồm quá trình giảng dạy của giảng viên, mức độ thỏa mãn của người học, mức độ đáp ứng so với nhu cầu, cải thiện thái độ và nâng cao năng lực. Đối với năng lực của học viên, cần đảm bảo kỹ năng và kiến thức đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của thị trường lao động lao động. Cuối cùng, ấn tượng của chương trình phải khiến người học cảm thấy chương trình đào tạo hữu ích, có giá trị.

Một số ưu điểm và lưu ý khi sử dụng mô hình CIPP

Điểm mạnh của mô hình này là cung cấp một công cụ đơn giản và dễ dùng để giúp các nhà đánh giá có được câu trả lời quan trọng. Mô hình CIPP hỗ trợ việc ra các quyết định có liên quan tới kế hoạch đào tạo nhằm giúp việc triển khai hiệu quả và đảm bảo chương trình đạt chất lượng cao nhất. Đây là mô hình cho phép người phụ trách đào tạo đánh giá chương trình ở các giai đoạn khác nhau.

Ngoài ra, nó còn kết hợp được cả hình thức đánh giá ban đầu và đánh giá tổng thể trong cùng một đánh giá. Quy trình của mô hình CIPP rõ ràng và cụ thể theo từng giai đoạn nên người quản lý có thể dễ dàng làm theo và thực hiện công tác đánh giá đào tạo. Tuy nhiên, để đánh giá chương trình đào tạo theo mô hình CIPP đạt hiệu quả đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch chi tiết và cụ thể. Hơn nữa, mô hình này cần tốn nhiều thời gian để thu thập thông tin.

Bên cạnh mô hình CIPP, chúng tôi có cung cấp một số mẫu đánh giá đo lường sau đào tạo, tài liệu miễn phí. Xem thêm tại: