Đánh giá quy định về giấy phép con năm 2024

Đây là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi xem xét báo cáo ngày 29/1/2015 của Bộ Tư pháp về kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, một số Bộ, địa phương ban hành văn bản về điều kiện kinh doanh không đúng thẩm quyền, có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật và một số văn bản cần rà soát, xử lý theo quy định tại Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 về việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương tự kiểm tra, xử lý theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; nghiêm túc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân tham mưu soạn thảo, thẩm định, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II/2015.

Đồng thời thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công văn số 2154/VPCP-KTTH ngày 31/3/2015 và số 2514/VPCP-PL ngày 14/4/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc rà soát các văn bản quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh để thực hiện Luật Đầu tư (sửa đổi); thực hiện đúng các quy định của pháp luật về soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuyệt đối không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

Thủ tướng cũng giao Bộ Tư pháp theo dõi việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật nêu trên của các Bộ ngành, địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý III/2015.

Các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh – thường được gọi là “giấy phép con” - là một trong những vấn đề đáng chú ý và cũng gây tranh cãi nhất trong quá trình xây dựng các luật nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh đã được quy định tại Hiến pháp năm 2013.

Luật Đầu tư 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015) đã lần đầu tiên ban hành kèm theo Danh mục 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trước đó, có khoảng gần 400 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quy định tại nhiều văn bản khác nhau.

Luật Đầu tư cũng quy định rõ, các điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các bộ ngành, địa phương và mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Theo báo cáo, Bộ Tư pháp cho biết đã phân loại, thực hiện kiểm tra 249 văn bản của 16 bộ, 276 văn bản của 52 địa phương và đã phát hiện 9 văn bản của các bộ, 20 văn bản của địa phương có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật.

Chẳng hạn, một số tỉnh đã tự đặt ra điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề kinh doanh như: biểu diễn ca Huế; sửa chữa ô tô, mô tô, xe đạp; kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe điện bốn bánh, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy...

Ngày 8/9, tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá những nỗ lực cải cách trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, từng bước tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn nêu những tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Theo đó, việc cắt giảm TTHC, quy định kinh doanh còn mang tính đối phó, có lúc, có nơi chưa thật sự tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Trong nhiều lĩnh vực, TTHC còn nhiều rào cản; quy trình thực hiện chưa liên thông; hồ sơ còn rườm rà, phức tạp, đôi khi còn phát sinh các thủ tục, "giấy phép con" gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, xử lý hồ sơ TTHC còn chậm ở một số cơ quan.

Đánh giá quy định về giấy phép con năm 2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính.

Để công tác cải cách TTHC có những bước tiến thực chất hơn nữa, Phó Thủ tướng yêu cầu từng bộ, ngành và địa phương phải quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn, nhất là người đứng đầu và các thành viên của Tổ công tác; tránh tình trạng phó mặc cho cấp dưới và khi đi họp chỉ đọc báo cáo do cấp dưới chuẩn bị.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chú trọng đẩy mạnh phân cấp về TTHC. Đối với những thủ tục chưa thể cắt giảm do quy định của luật, ông yêu cầu hạn chót đến ngày 30/9, các bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo đến Thường trực Tổ công tác để đề xuất phương án với các cơ quan có thẩm quyền.

Cũng tại cuộc họp, lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC hoan nghênh Chính phủ thành lập Tổ công tác, đồng thời bày tỏ mong muốn sớm giải quyết những "tắc nghẽn nóng", trong đó có quy định về phòng cháy chữa cháy và kiểm tra chuyên ngành, để đồng hành, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Tô Hoài Nam kiến nghị cần có cơ chế để quy trách nhiệm của cán bộ và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, coi đó là giải pháp đột phá; đồng thời nghiên cứu cơ chế để khuyến khích khu vực ngoài Nhà nước tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công.