Chúng ta đều có hạt giống riêng của mình và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa vì sao

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

You must login to add post .

 Bạn chẳng cần phải trở thành số một

 Ngay từ đầu, bạn đã là người duy nhất và đặc biệt

 Tôi đứng xếp hàng trước một cửa hàng hoa

Ngắm nhìn vô vàn đoá hoa rực rỡ

Mỗi người đều có một loài hoa mình ưa thích

Nhưng tất cả mọi bông hoa đều rất đẹp

Chúng không hề ganh đua xem hoa nào là đẹp nhất

Tất cả đứng chung trong một chiếc lọ

Xinh đẹp và kiêu hãnh xiết bao.

 Đúng vậy, chúng ta

Là những bông hoa duy nhất của thế giới

Mỗi người đều mang một hạt giống

Và ta phải cố gắng hết sức để hạt giống ấy nở hoa

                                         (Lời bài hát Bông hoa duy nhất trên thế gian, Noriyuki Makihara)

———————————————

Từ bài hát trên có thể rút ra được một thông điệp rằng: Mỗi chúng ta sinh ra là duy nhất, không ai là bản sao của riêng ai. Chúng ta đẹp theo phong cách mà chỉ mình ta có. Và cách duy nhất để vẻ đẹp đó được thể hiện, được trở nên đẹp nhất đối với nó thì đòi hỏi bản thân phải vun trồng, chăm sóc nó và tất cả tùy thuộc vào quyết định của ta. Đây chính điều tất lẽ dĩ ngẫu mà mọi người lại thường chẳng nhận ra và để quên chúng sau lớp tự ti, mặc cảm. Nhất là lớp trẻ thanh niên chúng ta, đừng vì vẻ đẹp của một ai đó của một điều gì đó mà quên rằng bản thân cũng là một đóa hoa tỏa đầy hương sắc theo một cách đặc biệt mà điều quan trọng hơn hết là hãy tự biết trân trọng, yêu thương bản thân và để mình được sống là chính mình, là tất cả.

Hướng dẫn “Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Lời bài hát Bông hoa duy nhất thế giới” hay, chi tiết nhất theo các bộ đề Đọc hiểu do Top Tài Liệu sưu tầm từ các đề thi Ngữ Văn của các năm học gần nhất. Kèm theo đó là kiến thức mở rộng hữu ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 

“Bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất 

Tôi ngắm nhìn vô vàn những bông hoa xếp trước cửa hàng 

Mỗi người đều có một loài hoa mình thích

Nhưng bông hoa nào cũng rất đẹp 

Không có bông nào tranh giành ngôi số một 

Chúng chỉ đứng kiêu hãnh trong bình 

Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế? 

Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác biệt? 

Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này 

Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình

Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa.”

(Lời bài hát Bông hoa duy nhất trên thế giới, Noriyuki Makihara) 

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên?

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau: “Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế? Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác biệt?”

Câu 3. Giải thích ý nghĩa câu thơ “Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này” trong đoạn thơ trên?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận định của tác giả: “Chúng ta đều có hạt giống riêng của mình/Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa” ? Vì sao?

Đáp án:

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên: nghệ thuật

Câu 2: 

– Câu hỏi tu từ “Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế? Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác biệt?”

– Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho đoạn, làm lời văn hay hơn, sinh động hơn

+ Nhấn mạnh về những trăn trở, lo âu bên trong con người

+ Cho thấy sự đồng cảm, thấu hiểu của tác gỉa

Câu 3:

Câu thơ muốn khẳng định con người ai cũng có cho mình giá trị và vẻ đẹp riêng. Chúng ta không nên để sự so bì hay sự nghĩ suy làm cho bản thân mất đi giá trị. Hãy trân trọng và nắm lấy giá trị của chính mình để phát hiện ra vẻ đẹp vô ngần của cuộc sống này.

Câu 4:

Em đồng tình với câu nói ấy. Hạt giống của riêng mình mà chúng ta có được chính là kinh nghiệm, bài học, kiến thức của riêng ta. Hạt giống ấy nở hoa hay không chính là ở nỗ lực tự thân của ta. Ta cần chăm chút, rèn luyện, tìm cách để hạt giống kinh nghiệm, tri thức kỹ năng nảy nở để từ đó phát triển không ngừng trong cuộc sống.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

“Bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất

Tôi ngắm nhìn vô vàn những bông hoa xếp trước cửa hàng

Mỗi người đều có một loài hoa mình thích

Những bông hoa nào cũng rất đẹp

Không có bông nào tranh giành ngôi số một

Chúng chỉ đúng kiêu hãnh trong bình

Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế?

Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác biệt?

Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này

Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình

Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa

Những bông hoa dù to hay nhỏ

Cũng chẳng có bông hoa nào giống hệt nhau

Vậy nên bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là người đặc biệt duy nhất trên đời.”

(Lời bài hát Bông hoa duy nhất trên thế giới, Noriyuki Makihara)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nào?

Câu 2. Theo tác giả, tại sao “Bạn không cần phải trở thành người số một”?

Câu 3. “Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình” được hiểu như thế nào?

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong các câu thơ sau:

“Mỗi người đều có một loài hoa mình thích 

Những bông hoa nào cũng rất đẹp 

Không có bông nào tranh giành ngôi số một 

Chúng chi đúng kiêu hãnh trong bình”

Đáp án:

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2. Theo tác giả, “Bạn không cần trở thành người số một” vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất

Câu 3. “Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình”: mỗi người có “một hạt giống” riêng, khi hạt giống nảy mầm sẽ tạo nên những “bông hoa” mang vẻ đẹp khác nhau, không ai giống ai hoàn toàn

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên là:

– Điệp từ: bông, hoa

– Ẩn dụ: bông hoa là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp riêng của mỗi người

– Nhân hóa: Chúng chỉ đứng kiêu hãnh trong bình

Đề 1: Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sống là chính mình.

Cuộc sống của con người là một hành trình dài vượt qua những khó khăn thử thách. Chúng ta sẽ có những lúc gặp phải khó khăn, thử thách khiến bản thân mình thất bại, vấp ngã. Nhưng chúng ta cần phải biết giá trị của bản thân mình, sống là chính mình, đứng dậy, vượt qua thất bại đó và rút ra bài học để đi tiếp con đường mình đã chọn. Mỗi người sinh ra có những đặc điểm riêng, sứ mệnh riêng, từ đó có những định hướng, ước mơ, mục tiêu khác nhau. Chúng ta hãy luôn tự tin vào bản thân mình, sống hết mình, luôn là chính mình. Nhờ có những giá trị riêng biệt của bản thân mà con người có những khả năng khác nhau, tư duy khác nhau tạo nên sự da dạng cho cuộc sống, cho xã hội. Xã hội phát triển là nhờ vào những giá trị riêng biệt của nhiều cá nhân tạo thành. Nếu con người không có những giá trị riêng biệt, xã hội sẽ bão hòa, không có những sự phong phú, đa dạng ngành nghề,… và dần dần xã hội mất đi niềm vui, con người sẽ biến thành những chiếc máy. Chính vì thế, mỗi người cần phải tự nhận biết được những giá trị riêng biệt của bản thân để phát triển mình và tìm cho mình hướng đi thích hợp nhất. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người không nhận biết được những giá trị của mình mà chỉ nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ, của người khác, sống cuộc sống không vui không buồn. Lại có những người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về giá trị của bản thân mình cho mình là hơn người,… những người này đáng bị thẳng thắn phê phán. Mỗi người có cá tính, một giá trị bản thân khác nhau. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Đề 2: Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của bản thân.

Giá trị của bản thân là gì? Có thể hiểu giá trị của bản thân là những điều mang ý nghĩa tích cực mà mỗi người sở hữu. Nhờ những điều đó, con người có thể chạm đến với thành công trong con đường chinh phục những mục tiêu mà bản thân họ đặt ra và đồng thời có thể đóng góp sức mình để mang lại những lợi ích cho cộng đồng, xã hội. Giá trị bản thân tạo nên ý nghĩa của sự tồn tại và góp phần khẳng định được vị trí của mỗi con người trong cuộc đời rộng lớn, bao la. Nó thường biểu hiện qua những khả năng, ưu điểm, thế mạnh của mỗi con người về một lĩnh vực, vấn đề nào đó trong cuộc sống. Ngoài ra, bản thân mỗi người sẽ bộc lộ được giá trị của mình thông qua những đóng góp, vai trò của mình đối với những người xung quanh chứ không nhất thiết cứ phải có những điểm mạnh thì mới có giá trị. Giá trị bản thân của mỗi người thật sự có tầm quan trọng đặc biệt với chính con người ấy. Chính giá trị riêng của mỗi người sẽ là điều cốt lõi nói cho thấy ý nghĩa sự tồn tại của mỗi người. Vì “tương lai của bạn phụ thuộc vào nhiều điều, nhưng chủ yếu là do bạn” (Frank Tyger), thế nên khi đã được may mắn sinh ra thì hãy bộc lộ và cống hiến những khả năng của bản thân cho cuộc đời, điều đó sẽ giúp cho sự sống của ta trở nên có ý nghĩa, đồng thời cũng góp phần giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Có làm được điều đó, giá trị của bạn tạo nên cho đời dù có bình dị và giản đơn nhưng nếu nó có được nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của bản thân bạn thì đó vẫn là giá trị được đón nhận và trân trọng.

Đề 1: Nghị luận xã hội về sống có ích

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sống có ích.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sống có ích: sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên trong cuộc sống và chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời.

b. Phân tích

– Biểu hiện của người sống có ích:

+ Đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó.

+ Luôn giúp đỡ những người xung quanh, không màng đến lợi ích cá nhân của bản thân.

+ Cống hiến năng lực, trí tuệ của bản thân mình có sự nghiệp phát triển nước nhà.

– Lợi ích, ý nghĩa của việc sống có ích:

+ Khiến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.

+ Giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh.

+ Được mọi người yêu quý, tôn trọng và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về người sống có ích để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không cố gắng vươn lên, không biết san sẻ với người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của việc sống có ích đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân mình.

Đề 2: Nghị luận về lòng yêu thương con người

1. Mở Bài

Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Lòng yêu thương của con người trong xã hội hiện nay.

2. Thân Bài

* Giải thích:

Lòng yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

* Biểu hiện:

– Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác.

– Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ

– Biết hy sinh, tha thứ cho người khác.

– Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ…

* Ý nghĩa:

– Mang lại hạnh phúc cho nhân loại.

– Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.

– Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.

* Phản đề:

Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.

* Liên hệ, rút ra bài học:

Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn

3. Kết bài

Mở rộng, kết luận lại vấn đề: Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.