Xe bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, hoa sen và cây tre là hai hình tượng đặc trưng. Nếu như hoa sen là sự kết tinh những giá trị nhân văn của dân tộc, thì cây tre là biểu trưng của bản lĩnh quật cường, ý chí bất khuất của con người Việt Nam. Với biện pháp tu từ nhân hoá và ẩn dụ, cây tre trong khổ thơ dưới đây đã bộc lộ được tinh thần bất khuất của dân tộc ta.

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

Rễ siêng ko ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh ko đứng khuất mình bóng dâm.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.

+ Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.

=> Biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ làm nổi bật nên những đặc tính tốt đẹp của cây tre. Cây tre có cứng cáp, kiên cường của cây tre nhưng cũng không thiếu phần mềm dẻo. Cây tre cũng giống như con người và đất nước Việt Nam, hiên ngang, kiên cường, bất khuất và không lùi bước trước những khó khăn gian khổ.

Đoạn văn Cảm nhận về những dòng thơ Rễ siêng không ngại đất nghèo - Mẫu 1

"Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành"

Không biết đây là lời của tác giả hay chính là lời của tre. Có thể là những suy tư của tác giả về sức tre mãnh liệt, cũng có thể là lời tâm tình của tre. Câu thơ lục bát ở khổ thơ trên theo nhịp 2/2, đến khổ thơ này đổi thành nhịp 3/3 (Có gì đâu… hoá nhiều). Nhịp điệu có vẻ như gấp gáp cùng với việc lặp lại: Có gì đâu, có gì đâu thể hiện phần nào đức tính khiêm nhường và lạc quan của tre. Người ta không thể biết là tre có bao nhiêu rễ thì cũng không thể biết sự cần cù của tre cao đến mức nào. Không chỉ có tre được nhân hóa mà cả rễ – một bộ phận của tre – cũng được nhân hoá: Rễ siêng không ngại đất nghèo. Hai câu cuối của khổ thơ là một hình ảnh đẹp, khái quát lại một phẩm chất của tre, cũng là của con người Việt Nam: vượt mọi gian khổ, luôn luôn lạc quan, cố gắng phấn đấu vươn lên (Vươn mình… lá cành). Tre phải chống chọi lại những cơn gió lớn. Thân cây có thể oằn lại, nhưng tre vẫn sẵn sàng chịu đựng để cho lá cành có thể đùa vui cùng gió. Trong một đất nước ở vùng nhiệt đới nắng nhiều, tre còn là biểu tượng của sức sống hiên ngang thần kỳ: Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Người đọc nhận ra ngay mình, ra vẻ đẹp kiên cường bất khuất của cộng đồng làng quê mình. Khổ thơ tiếp theo là khổ dài nhất, gần mười bốn câu nói đến những phẩm cách quý báu khác của tre: Tre biết yêu thương, đùm bọc, tre biết truyền cho con cháu “cái gốc” để con cháu noi theo, tre biết chịu đựng mọi gian khổ, dám hy sinh tất cả cho đời sau. Kết quả là lớp măng non đã tiếp thu được truyền thống bất khuất của cha ông.

Đoạn văn Cảm nhận về những dòng thơ Rễ siêng không ngại đất nghèo - Mẫu 2

Sức sống của tre xanh vượt qua biết bao nhiêu là sự nghèo khổ. Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi vì rễ kia siêng tìm nguồn dinh dưỡng. Cho nên đất có nghèo thì tre vẫn xanh tốt mà thôi. Và khi ấy tre vẫn vươn mình đu đưa theo những ngọn gió, tre in mình lên những khoảng trời xanh tôn lên vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam. Và cứ như thế tre xanh Việt Nam cao vút trên nền trời và không bao giờ đứng khuất bóng râm của một loài cây nào khác bởi chính tre cũng cao lắm rồi. Trước mắt ta Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, cái màu xanh của tre hòa quyện với cái màu xanh của bầu trời, tre đu mình theo gió tạo nên một cảnh sắc bình yên vốn có của nước ta. Và qua những hình ảnh ấy Nguyễn Duy muốn nói đến phẩm chất của con người. Đó là phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta tuy nhỏ bé hiền lành thế nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu đứng bóng râm của ai, không chịu luồn cúi mà sống ngay thẳng đôi chân bước đi, đôi tay kia tìm việc để lo cho cuộc sống. Sự cần cù đối với nhân dân ta là một đức tính không thể thiếu.

Xem 118,503

Cập nhật nội dung chi tiết về Đề 1: Câu 1: “rễ Siêng Không Ngại Đất Nghèo Tre Bao Nhiêu Rễ Bấy Nhiêu Cần Cù Vươn Mình Trong Gió Tre Đu mới nhất ngày 16/09/2022 trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 118,503 lượt xem.

Cảm Nghĩ Về Đoạn Thơ Rễ Siêng Không Ngại Đất Nghèo

Hướng Dẫn Đọc Hiểu Tác Phẩm Rừng Xà Nu

Các Đề Đọc Hiểu Rừng Xà Nu

Soạn Bài Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành)

Tóm Tắt Tác Phẩm Rừng Xà Nu Của Nguyễn Trung Thành

ĐỀ 1

Câu 1

a,

Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.

Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.

b,

Hình ảnh cây tre đã trở thnahf nguồn cảm hứng cho không biết bao nhiêu nhà thơ nhà văn. Trong số đó, không thể không kể đến Nguyễn Duy với bài thơ “Tre Việt Nam”, đặc biệt là đoạn trích:

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Đoạn thơ đã làm hiện lên sống động hình ảnh những cây tre xanh, mọc thành lũy, cao vút đến tận trời xanh. Hình ảnh ấy là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý. Đó là sự siêng năng, cần cù, chăm chỉ

“Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”.

Con ngườ Việt Nam còn nổi bật với tinh thần lạc quan, yêu đời”Vươn mình trong gió tre đu/ Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”. Trong gian khổ, khó khăn nhưng vẫn lạc quan, hi vọng về tương lai phía trước. Không những thế, đó còn là Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang

“Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

Như vậy, cây tre không chỉ gắn bó với làng quê mà đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam. Đoạn thơ của nhà thơ Nguyễn Duy đã thật thành công trong việc làm nổi bật điều đó.

Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.

Hôm ấy, Dế Mèn ra thăm mộ Dế Choắt với tâm tư nặng trĩu nỗi ám ảnh. Thấy vậy, từ xa xuất hiện một vị thần thổ địa, sau khi nghe xong đầu đuôi câu chuyện và nhận thấy sự ăn năn của Mèn, đã cho một cơ hội để được gặp Dế Choắt. Vị thần rẽ đất, Dế Mèn theo sau. Khung cảng 2 bên thật khác lạ, với những cây cối um tùm. Đi một lúc đã đến nơi ở của Dế Choắt, vị thần bèn gọi Dế Choắt lên trò chuyện với Dế Mèn. Hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy Dế Mèn, Dế Choắt còn cảm thấy thật tức tưởi và oan ức. Dế Mèn vô cùng ăn năn:

– Cuộc sống của chú dưới này có ổn không? Tôi biết tội lỗi của tôi gây ra là vô cùng lớn. Đáng lẽ ra hôm ấy tôi không nên trêu chị Cốc để rồi người chịu hậu quả là chú. Tôi ân hận lắm Dế Choắt ạ. Đó là bài học vô cùng đắt giá với tôi, không thể nào so sánh được. Từng lời chú khuyên đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in.

Dế Choắt tâm sự:

– Lúc đầu tôi cũng tức anh lắm, tôi không làm nhưng tôi lại phải gánh lấy hậu quả. Nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tôi cũng tha thứ cho anh, mong anh rút ra được abif học cho mình. Những ngày qua, anh Dế Mèn sống thế nào rồi

Dế Mèn nhẹ nhõm đôi phân khi nghe Choắt nói và bắt đầu kể về hành trình phiêu lưu của mình:

– Sau khi an táng cho chú xong, tôi đã đến xin lỗi chị Cốc, sau đó đi chu du khắp đó đây để mở rộng tầm mát, để thay đổi bản tính kiêu căng, hốc hách của mình. Đi đến đâu, gặp hoàn cảnh nào khó khăn tôi đều giúp đỡ họ. Trên dọc đường đi, tôi đã gặp được những người anh em kết nghĩa, cùng chung chí hướng, giúp đỡ người khó khăn. Nhờ vậy mà cuộc sống của tôi trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.

Dế Mèn say sưa kể về cuộc sống với những chuyến phiêu lưu mạo hiểm đến những vùng đất mới, đến những nơi mói cho Dế Choắt nghe. Dế Choắt cũng thấy vui mừng vì Dế Mèn đã thay đổi. Say sưa kể chuyện, không để ý trời đã tối, vị thần Thổ địa ra nhắc Dế Mèn rằng cửa xuống nơi này sáp đóng. Dế Mèn vội vàng từ biệt Dế Choắt trở về dương gian và tiếp tục hành tình phiêu lưu của mình.

– biện pháp tu từ của đoạn thơ: So sánh

Quê hương luôn là đề tài muôn thuở, khoi nguồn cảm hứng sáng tạo cho mỗi nhà văn , nhà thơ. Đặc biệt, hình ảnh quê hương đã được thể hiện thật sinh động, tràn đầy cảm xúc qua bài “Quê hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân và sau này được nhạc sĩ Giasp Văn Thạch phổ nhạc thành bài hát. Gây ấn tượng với người đọc là khổ thơ:

“Quê hương là vòng tay ấm

Con nằm ngủ giữa mưa đêm

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

Quê hương hiện lê trong 2 khổ thơ là những gì gần gũi, gắn bó nhất đối với mỗi con người. Đó là quê hương với nững đêm trăng sáng, với hình ảnh hoa cau. Đó là những kỉ niệm tuổi thơ, những gì mà con người thường nhớ về

Càng đẹp hơn khi nhà thơ so sánh quê hương với mẹ. BPTT so sánh “Như là chỉ một mẹ thôi” nhằm khẳng định sự duy nhất của quê hương, quê hương chỉ có một cũng như mẹ chỉ có một. Vì vậy quê hương đáng quý lắm, hãy biết yêu và trân trọng

Khổ thơ là lời nhắc nhở mỗi người phải biết nhớ về quê hương, về cội nguồn. Đây là yếu tố căn bản đầu tiên đẻ con người có thể trưởng thành nên người.

Câu 2

Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm nhú lên, tràn trề nhựa sống. Quy luật này được thể hiện thông qua 1 câu chuyện đầy thú vị giữa các thành viên trong khu vườn thiên nhiên bao gồm: Cây Bàng, Đất Mẹ, lão già Mùa Đông, nàng tiên Mùa Xuân

Mùa đông, cây cối trong vườn đều xơ xác, gồng mình lên chóng lại sự cáu kỉnh, già nua của lão già mang tên mùa đông. Lão dường như tống khứ mọi sự khó chịu vào việc làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt hơnNgay đến cả cây bàng ở góc vườn kia cũng phải trở nên khẳng khiu, trơ trụi, gầy guộc, run rẩy trước sự khắc nghiệt ấy. Cây bàng dường như phải rất chật vật để chống đỡ lại, bèn cầu cứu Đất Mẹ:

– Đất Mẹ ơi, xin hãy cứ lấy con, các cành lá của con đang dần khô kiệt, không còn đủ nhựa để nuôi chúng nữa rồi. Con phải làm sao đây hỡi Người?

Lão già mùa Đông nghe thấy sự cầu cứu của Cây Bàng chỉ dửng dưng:

– Có tí lạnh mà đã không chịu được rồi, chú mày thật là yếu ớt quá.

Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên:

Có sự động viên ấy, Cây Bàng mạnh mẽ hơn với hi vọng nàng tiên Mùa Xuân mau mau đến. Và quả thật, không phụ lòng chờ đợi của vạn vật, cuối cùng nagf cũng đến với sự trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng. Vạn vật reo vui, mừng rỡ trước sự xuất hiện của nàng. Lão già Mùa Đông biết rằng thời gian làm việc của mình trong năm đã hết, đành rời đi, trả lại khu vườn cho nàng Mùa Xuân. Với sự trẻ trung, với sự tươi đẹp của mình, nàng đã ban phát cho cỏ cây những tia nắng ấm áp, xua tan đi cái lạnh lẽo, những cơn mưa phùn ẩm ướt thay vì sự hanh khô của mùa đông. Chẳng mất bao lâu, khu vườn như khoác lên mình tấm áo mới. Những chồi non mơn mởn lại bát đầu nảy ra, cây cối thêm sức sống. Chim cũng bắt đầu bay về làm tổ Cây Bàng reo vui:

– Ôi vui quá, cuối cùng nàng tiên Mùa Xuân cũng đã đến rồi. Thật cảm ơn cô, không chúng tôi không biết làm sao chịu được nữa.

Như vậy thiên nhiên bao giờ cũng biến đổi, có ngày đông lạnh lẽo thì cũng có ngày nắng ấm áp.

Đoạn Thơ: ‘rễ Siêng Không Ngại Đất Nghèo … Tre Xanh Không Đứng Khuất Mình Bóng Râm”, Tác Giả Đã Sử Dụng Những Biện Pháp Nghệ Thuật Nào?

Bài Thơ Của Đỗ Trung Quân Có Đoạn: Quê Hương Mỗi Người Chỉ Một …. Sẽ Không Lớn Nổi Thành Người. Hãy Giải Thích Ý Nghĩa Của Những Câu Thơ Trên Và Nêu Vai Trò Tác Dụng Của Tình Quê Hương Đất Nước Với Cuộc Sống Tâm Hồn Của Mỗi Con Người. (Dàn Bài&

Quê Hương Mỗi Người Chỉ Một

Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Của Đỗ Trung Quân

Đề Thi Chọn Hsg De Thi Chon Hsg Lop 8 Cap Truong Lan 1 Docx

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề 1: Câu 1: “rễ Siêng Không Ngại Đất Nghèo Tre Bao Nhiêu Rễ Bấy Nhiêu Cần Cù Vươn Mình Trong Gió Tre Đu trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Yêu thích 2278 / Xu hướng 2368 / Tổng 2458
Xe bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù