Tự trọng là gì em hãy nêu biểu hiện ý nghĩa của tự trọng

Tự trọng là gì?

Tự trọng là một tính từ dùng để chỉ phẩm chất đáng quý của con người, là sự coi trọng, biết gìn giữ những phẩm giá, phẩm chất và danh dự tốt đẹp của bản thân mình. Tự trọng có cách hiểu gần tương đồng với tự tôn.

Ví dụ: Dù gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng anh ấy là người có lòng tự trọng cao. Anh luôn nỗ lực phát triển bản thân, hoàn thành tốt mọi công việc bằng chính năng lực của mình mà chẳng trông cậy vào sự giúp sức từ bất kỳ ai.

=> Câu này có nghĩa là: Chàng trai này dù gia đình nghèo khó vẫn luôn coi trọng danh dự của bản thân, nỗ lực bằng chính sức lao động của bản thân để có được thành quả chứ không lợi dụng hay nhờ vả bất kỳ ai.

Lòng tự trọng luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, có người biểu hiện lòng tự trọng ra bên ngoài nhưng có người lại không như vậy. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố chính góp phần xây dựng hình ảnh, nhân cách của một người. Là thước đo để đánh giá sự tín nhiệm và tôn trọng của mọi người đối với một ai đó

Lòng tự trọng là gì? Tại sao chúng ta cần phải giữ gìn lòng tự trọng?

Tác giả: Hà An - Ngày đăng: 13-08-2021

Lòng tự trọng là gì? Tại sao chúng ta cần phải giữ gìn lòng tự trọng? Hôm nay BachkhoaWiki sẽ cùng bạn trả lời cho câu hỏi này nhé!

Lòng tự trọng là gì là một câu hỏi được mọi người rất quan tâm. Lòng tự trọng là một phẩm chất rất đáng quý. Lòng tự trọng giúp cho chúng ta giữ gìn được bản thân, nhân phẩm của mình. Hôm nay BachkhoaWiki sẽ giúp bạn giải đáp sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc và các câu hỏi liên quan đến lòng tự trọng là gì nhé!

Nghị luận về lòng tự trọng của con người

  • Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng (2 Mẫu)
  • Viết đoạn văn nghị luận tự trọng
  • Nghị luận về lòng tự trọng ngắn gọn (11 Mẫu)
  • Nghị luận về lòng tự trọng đầy đủ nhất (6 Mẫu)

Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng

Dàn ý số 1

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Bản thân mỗi người không ai hoàn hảo một cách tuyệt đối, tuy nhiên luôn hướng tới những phẩm chất tốt đẹp là cách để mỗi người hoàn thiện nhân cách

- Nêu vấn đề nghị luận: Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện nhân cách

II. Thân bài

1. Giải thích lòng tự trọng là gì và tại sao phải có lòng tự trọng?

- Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Tự trọng là biết mình biết mình biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân hổ thẹn

- Tại sao cần phải có lòng tự trọng?

  • Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
  • Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
  • Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích ⇒ Xã hội lành mạnh hơn
  • Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác
  • Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác

2. Biểu hiện của những người có lòng tự trọng

- Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận

- Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc không để bị nhắc nhở, phàn nàn

- Tự trọng là khi nhận ra cái sai của mình và lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành, cởi mở

- Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em

- Lòng tự trọng còn thể hiện ở việc con người ý thức được mình, không bị tha hóa bởi các yếu tố tiêu cực

3. Bàn luận mở rộng

- Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân:

  • Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm
  • Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
  • Học sinh vô lễ với thầy cô

⇒ Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán. Những người ngay cả bản thân mình không tôn trọng được thì làm sao có thể thì sao có thể mong được người khác tôn trọng

4. Bài học nhận thức và hành động

- Mỗi con người cần ý thức và suy nghĩ đúng đắn về bản thân và trang bị cho bản thân lòng tự trọng

- Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu

- Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa

- Liên hệ bản thân: Chúng ta là học sinh cần cố gắng học tập, tiếp thu điều tốt đẹp từ thầy cô bạn bè

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình

- Lời nhắn nhủ: Mỗi chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.

Dàn ý số 2

1. Giải thích

  • Lòng tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.

2. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của lòng tự trọng

- Tự trọng là sống trung thực

  • Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập
  • Tự trọng là dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, sống trong sáng, thẳng thắn

- Tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách

  • Tự trọng là dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.
  • Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc....

- Dẫn chứng:

  • Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
  • Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…

3. Đánh giá - mở rộng

  • Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.
  • Con người sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh.
  • Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại...

4. Bài học nhận thức và hành động

  • Nhận thức: Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực...
  • Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày