Trồng lim bao lâu thì thu hoạch

Đến xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hỏi trang trại gia đình ông Trần Văn Sơn ai cũng biết và không quên nói những lời nể phục...

Trồng lim bao lâu thì thu hoạch

Khu trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm của ông Trần Văn Sơn

Tháng 3/1986, khi đang là công nhân Lâm trường Hương Sơn, dù thuộc diện được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng Nguyễn Văn Sơn vẫn tình nguyện lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Lữ đoàn 245 Binh đoàn 12.

Sau 3 năm rèn luyện trong quân ngũ, ông được cấp trên cho đi đào tạo sĩ quan để phục vụ lâu dài trong quân đội nhưng vì sức khỏe không đảm bảo nên xin phục viên về quê sinh sống và tiếp tục làm công nhân tại đơn vị cũ. Đến năm 1993, ông Sơn xin nghỉ hưu sớm và nhận khoán 27 ha rừng để bảo vệ và phát triển rừng trồng.

Trồng lim bao lâu thì thu hoạch

Sau 27 năm nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ, đến nay ông Sơn Đang sở hữu 22 ha rừng gỗ lim, dổi cỡ lớn, trị giá hàng chục tỷ đồng...

Ông Trần Văn Sơn chia sẻ: “10 năm sau ngày nghỉ hưu, vợ chồng chúng tôi luôn bám trụ với vườn đồi, mở trang trại nuôi cá, hươu, bò, gà, vịt và trồng rừng. Đến năm 2013, Đảng và Nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế, gia đình tôi đã dốc hết toàn lực, đăng ký nhận làm mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

Để xây dựng được mô hình nuôi lợn, ngoài tất cả vốn liếng tích góp, tôi vay mượn thêm để làm mặt bằng, chuồng trại nuôi lợn quy mô 1.000 con/lứa. Nhờ tích cực ứng dụng KHKT, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nên mỗi năm trang trại xuất chuồng 4 lứa, cho lãi ròng từ 270-290 triệu đồng/lứa; riêng lứa mới xuất chuồng gần đây cho thu nhập gần 400 triệu đồng”.

Trồng lim bao lâu thì thu hoạch

Ông Trần Văn Sơn là một trong những người tiên phong trong nuôi lợn thương phẩm

Cùng với chăn nuôi lợn, gia đình gia đình ông Sơn còn nuôi trâu bò, thả gà đồi, đào ao nuôi cá... mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng. Đáng nói là, hiện nay trong vườn đồi nhà ông đang có 350 gốc bưởi Hồng Quang Tiến đã cho mùa quả thứ 3, bình quân mỗi gốc thu hoạch 1 triệu đồng/vụ; 150 gốc cam bù đang cho quả bói, thu hàng chục triệu đồng...

Đặc biệt, ngoài 3ha keo lá tràm mỗi chu kỳ (4-5 năm) mang về nguồn thu khoảng 180 triệu đồng thì trong diện tích rừng ông nhận giao khoán có 22 ha rừng trồng cây gỗ lớn bản địa lâu năm, chủ yếu là lim và dổi. Theo ước tính, khu rừng cây bản địa này trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng.

Trồng lim bao lâu thì thu hoạch

Gia đình ông Sơn còn thu nhập khoảng gần 400 triệu đồng từ cây ăn quả

Với những gì đang có, mỗi năm mô hình kinh tế tổng hợp của ông Trần Văn Sơn đạt doanh thu khoảng 1,8 tỷ đồng/năm (chưa tính 22ha rừng gỗ quý), sau khi trừ nhân công và các chi phí sản xuất còn lợi nhuận ròng khoảng 1,4 tỷ đồng/năm.

Mô hình của ông không chỉ tạo công ăn việc làm cho 3 lao động thường xuyên, 4-5 lao động thời vụ tại địa phương mà còn sản xuất nhiều sản phẩm tươi, sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trồng lim bao lâu thì thu hoạch

Ông Sơn phấn khởi khoe khu rừng trị giá hàng chục tỷ đồng của gia đình

Ông Trần Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 nhận xét: “Ông Trần Văn Sơn là một người đầu tàu, gương mẫu nhất xã trong làm ăn kinh tế ở địa phương. Mô hình kinh tế của ông cũng là một trong những mô hình lớn nhất huyện.

Ông Sơn đã nhiều lần được các cấp từ tỉnh đến xã tôn vinh qua các hội nghị sản xuất giỏi, các mô hình điển hình tiên tiến. Khu trang trại của ông là địa chỉ tham quan thường xuyên của các đoàn khách trong và ngoài tỉnh, được nhiều người đến tìm hiểu để làm theo...”

Thảo Nhơn

Thảo Nhơn

Vì sợ mai này những cánh rừng sẽ không còn cây lim xanh quý hiếm, anh đã chấp nhận phá bỏ nhiều héc ta keo lá tràm, cây ăn quả trong vườn nhà để trồng lim xanh. Với anh, cả đời luôn “mang ơn” rừng thiêng…

Trồng cây để… cứu người

Chiều đông, dưới ngọn đồi lô nhô Tiên Hương, anh say sưa kể cho tôi nghe về tuổi thơ cơ cực gắn bó với rừng thiêng, về cuộc hành trình nhọc nhằn đi tìm loài thuốc quý mang tên nấm lim xanh. Mấy năm nay, Nguyễn Đình Hoa (trú thôn 5, xã Tiên Hiệp, Tiên Phước) được nhiều người biết đến vì đã cứu sống nhiều mạng người mắc phải một số bệnh nan y. Những công dụng của thần dược - nấm lim xanh thì đã quá rõ, như khẳng định của GS-TS. Đỗ Tất Lợi trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” rằng, dược liệu này có thể khắc chế quá trình phát triển của một số bệnh ung thư. Không biết việc cứu người của Hoa tới đâu, song có một sự thật là nhiều người xem anh là ân nhân. Còn anh, thì cho mình như người giở lần từng trang sách, theo dấu vết, chỉ dẫn của người xưa về bí ẩn của các cây thuốc trong rừng. Hoa bảo, sự hiểu biết của con người về khoa học bao giờ cũng nhỏ bé, các công trình nghiên cứu về nấm lim xanh thì dở dang. Thực ra, dân gian đã dùng loài nấm này để chữa bệnh từ lâu rồi, nhưng thời gian gần đây mới rộ lên. “Ở xứ Tiên, một số vùng, người dân có thói quen sắc nấm làm nước uống hằng ngày. Ngay cả nước có vị đắng mà anh đang uống đây cũng từ nấm lim xanh. Nhờ nó mà từ người mắc viêm gan B, bây giờ da mình đỏ au, xét nghiệm không còn dương tính nữa” - Hoa xởi lởi.

Trồng lim bao lâu thì thu hoạch
Anh Nguyễn Đình Hoa bên rừng lim hơn 3 năm tuổi trong vườn.

Nhiều năm nay, khi không còn hoài nghi về thần dược nấm lim xanh, Hoa lặn lội vào các cánh rừng ở Suối Bùn (Tiên Phước), vào sâu dãy Trường Sơn qua các huyện Phước Sơn, Đông Giang, Đại Lộc; thậm chí đến tận huyện vùng cao Sơn Hà (Quảng Ngãi) để săn lùng nấm. Hễ chỗ nào có hạt giống, hay cây con, anh đều mang về trồng thử nghiệm trong vườn. Có chuyến đi rừng suốt cả tuần, anh cũng chỉ mang về vài ký nấm và dăm bảy cây con. Nấm lim xanh không bao giờ mọc trên những cây lim xanh còn sống mà chỉ mọc trên những cây lim đã chết, cho nên việc đi tìm càng vất vả. Muốn tìm được cây lim chết, người thợ sơn tràng phải đi theo những lối mòn trong rừng. Hoa cho biết, từ nhà đến khu vực rừng Suối Bùn khoảng 10km theo đường chim bay, nhưng mất hơn nửa ngày đi bộ. Hơn 5 năm trước, vụ phá rừng lim xanh lớn nhất tỉnh xảy ra ở đây nên giờ nấm bu bám gỗ mục rất nhiều. Những cây lim còn sống hiện rất thưa thớt, nếu cứ phá rừng liên tục thì không bao lâu nữa, loài cây gỗ quý hiếm được xếp vào nhóm 1 này sẽ bị cạn kiệt, sẽ không còn nấm chữa bệnh. “Nhiều đêm ngủ trong rừng, giấc mơ đưa cây lim xanh về vườn cứ đeo đuổi. Thế là, mình khăn gói vào Sơn Hà đặt hàng mua hơn 20 nghìn cây giống về trồng, chấm dứt chuỗi ngày vất vả vận chuyển lẻ tẻ dăm ba cây con từ rừng về nhà” - anh thổ lộ.

Trồng lim bao lâu thì thu hoạch
Anh Nguyễn Đình Hoa với sản phẩm nấm lim xanh của mình.

“Vương quốc lim xanh”

Từng chứng kiến cảnh tượng rừng lim xanh ở Suối Bùn tan hoang bởi bàn tay của lâm tặc, Hoa xót xa và tự nhủ rằng, cả đời mình “nợ rừng” nên phải ra tay nhân rộng cây lim. Cái ý tưởng sao không đem lim xanh về trồng trên vạt đất vườn đã hình thành trong đầu Hoa từ lâu, nhưng mãi đến đầu năm 2011 mới thành hiện thực. Anh bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua hơn 20 nghìn cây lim con từ Lâm trường Sơn Hà (Quảng Ngãi) về trồng. Có cây giống, Hoa quyết định chặt bỏ hoàn toàn gần 8ha cây keo lá tràm, cây ăn quả trong vườn để trồng thay thế lim xanh. Đây là việc làm chưa từng có tiền lệ ở các địa phương miền núi, bởi cho đến nay, ngành lâm nghiệp vẫn chưa có khuyến cáo nào cho người dân trồng lim. Đơn giản là vì thời gian thu hoạch gỗ phải mất hàng chục năm trời. Nhìn anh đưa cây rừng về vườn nhà trồng, nhiều người xầm xì nói, thằng ấy “điên” nặng. Mặc cho thiên hạ bàn tán, Hoa quyết tâm nuôi chí lớn. Thời gian đầu, anh tỏ ra thất vọng khi thấy hàng loạt cây bị sâu đục thân tấn công, phá hoại lá. Ròng rã nhiều tháng, anh bỏ tiền thuê nhân công tối dùng đèn soi bắt từng con sâu, thuê cán bộ kỹ thuật, sử dụng thuốc trừ sâu. Đất không phụ tình người, cây dần dà xanh tươi trở lại.

Đưa tôi lạc vào “vương quốc lim xanh” mơn mởn trong gió chiều, Hoa bộc bạch:  “Quả đồi Tiên Hương rộng gần 8ha này, mình đã phủ xanh chỉ duy nhất cây lim. Thổ nhưỡng và khí hậu tại đây rất “ưa” loại cây này. Hai mươi năm sau, cây sẽ khai thác bán gỗ, cấy nấm, mình sẽ không còn vất vả lên rừng tìm nấm cứu người”. Giữa trùng điệp của rừng lim cao hơn đầu người đang chằng chống bảo vệ cẩn thận, tôi có niềm tin về chí lớn của người đàn ông có dáng đi khoan thai, tự tại này. “Có ai ở vùng đất bán sơn địa này làm như anh không?”. Hoa quả quyết, chưa có ai trồng quy mô như anh cả. “Bằng tấm lòng và niềm tin, mình mong người dân ở xứ Tiên sớm nhân rộng mô hình trồng lim xanh. Lý do đơn giản là để bảo tồn, giữ gìn được loài dược liệu quý và còn có giá trị kinh tế cao khi bán gỗ”. Theo anh, bây giờ thì cây chưa thể sinh lợi, chứ vài chục năm sau thì “hốt bạc”. Nếu khai thác hết 8ha này, thì bán gỗ không đã là tiền tỷ. Lá cây lim  xum xê, có độ đa dạng sinh học cao. “Ở miền núi, phần lớn những loại cây trồng trước đây Nhà nước khuyến cáo trồng đều bị phá sản, không đem lại hiệu quả. Trong khi đó, các loại cây trồng bản địa có giá trị kinh tế lẫn dược liệu cao gần như lại bỏ quên. Không biết những nhà quản lý về nông nghiệp có nhận ra nghịch cảnh này?” - anh trăn trở.

Trong “lâu đài” bình yên đến lạ giữa rừng lim, Hoa lúc nào cũng tỏ ra mãn nguyện với những gì mình đã làm và đang có. Với anh, hạnh phúc chính là được “trả ơn rừng”, được làm những việc theo tiếng gọi của trái tim. Giấc mơ về một “vương quốc lim xanh” của Hoa không phải muốn thành tỷ phú mà là có nguồn dược liệu nấm quý hiếm cứu giúp mọi người. Hai mươi năm sau, đứa con trai đầu lòng của Hoa mới là chủ nhân thực sự của cơ ngơi này, sẽ kế nghiệp anh tiếp bước cuộc hành trình trồng cây lấy nấm. Chia tay, Hoa tặng tôi hộp đựng nấm lim xanh và không quên căn dặn sắc uống đều đặn mỗi ngày, chừng nào có công dụng thì mới viết bài. Tiếng anh cười sang sảng trong chiều đông giá lạnh.

Ghi chép của TRẦN HỮU PHÚC