Tiêm vaccine covid bao lâu thì nên có bầu

Tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai là vấn đề sống còn, là nhu cầu bức thiết để bảo vệ sinh mạng mẹ và bé. Những thắc mắc, lo lắng về tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho mẹ bầu sẽ được tư vấn, giải đáp rõ ràng, khoa học, toàn diện trong bài viết dưới đây.

Tiêm vaccine covid bao lâu thì nên có bầu

Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ mắc Covid-19. Khi mắc Covid-19, sức đề kháng giảm, người mẹ sẽ bị suy hô hấp nặng, phải hồi sức, chạy ECMO, dễ dẫn đến thiếu oxy ở bào thai, gây các biến chứng lên thai kỳ như thai lưu, sảy thai, sinh non.

Do đó, thai phụ là đối tượng nên ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 để bảo vệ sức khỏe người mẹ, thai nhi và cộng đồng. Hiện, chưa ghi nhận các nguy cơ, vấn đề bất thường nào đối với phụ nữ và thai nhi sau khi tiêm vắc xin so với phụ nữ không mang thai. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ liên tục cập nhật dữ liệu về phụ nữ mang thai tiêm ngừa Covid-19 ở nước này (với số liệu nghiên cứu trên hơn 130.000 phụ nữ có thai tại thời điểm tiêm vắc xin Covid-19) để đánh giá ảnh hưởng của vắc xin lên thai kỳ. Dựa trên số liệu cập nhật mới nhất, ngày 11/8, CDC Mỹ kết luận vắc xin Covid-19 an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Các nước trên thế giới đều khuyến cáo phụ nữ mang thai, đặc biệt tại các khu vực dịch đang bùng phát mạnh nên được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Thai phụ cần được tư vấn đầy đủ, đánh giá các lợi ích và nguy cơ để quyết định tiêm vắc xin. Hãy cùng VNVC ghi nhớ những lời khuyên dưới đây để hành trình mang thai và làm mẹ an toàn, khỏe mạnh trong mùa đại dịch.

Đại dịch Covid-19 đang gây ra làn sóng tái bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu, các biến thể virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến, gia tăng thêm gánh nặng hệ thống y tế vốn đã quá tải. CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, đại dịch không chừa bất cứ ai, phụ nữ đang mang thai là đối tượng dễ bị Covid-19 tấn công và gây biến chứng cao gấp nhiều lần so với người bình thường.

Theo các chuyên gia, khi mắc Covid-19 phụ nữ mang thai dễ bị tổn thương hơn, do các cơ quan virus Sars-Cov-2 tấn công chủ yếu là phổi và hệ tim mạch – đây lại là 2 cơ quan chịu áp lực rất lớn trong thai kỳ.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc TT Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM nhấn mạnh, phụ nữ mang thai mắc Covid-19 quả thật là một điều không may. Gánh nặng cho phụ nữ mang thai lớn hơn gấp cả trăm lần so với người bình thường khi người mẹ phải thở máy, chạy ECMO, dùng kháng sinh liều cao, tốn kém chi phí điều trị, em bé có nguy cơ sinh non, lây nhiễm bệnh,… thậm chí đe dọa tính mạng. Nguy hiểm hơn, virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến, gây ra bệnh cảnh nặng hơn rất nhiều ở nhóm phụ nữ mang thai.

Thực tế, phụ nữ đang mang thai vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau, từ ngoài xã hội cho đến trong gia đình. Phụ nữ mang thai không thể ở trong nhà mãi mà còn phải đi làm, đi khám thai hay giải quyết những việc cấp thiết khác, do đó việc chủ động phòng ngừa Covid-19 là điều rất quan trọng.

Trước đây, vắc xin cúm không có chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai, nhưng từ đợt dịch cúm H1N1 năm 2009, người ta thấy gánh nặng bệnh tật do cúm là quá lớn khi số phụ nữ mang thai tử vong chiếm 5% tổng số ca tử vong ở Hoa Kỳ, mặc dù họ chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Có thể thấy cúm rất “thích” phụ nữ mang thai, sau này vắc xin cúm đã được khuyến khích tiêm cho nhóm đối tượng này. Dịch Covid-19 cũng vậy, rất nhiều nước đã thấy được gánh nặng của Covid-19 quá khủng khiếp nên cần phải ưu tiên tiêm chủng cho phụ nữ mang thai. Vắc xin Covid-19 là nhu cầu cấp thiết, bỏ qua hoặc trì hoãn vắc xin sẽ không còn cơ hội thay đổi nếu chẳng may mắc bệnh.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng VNVC giải đáp:

Vắc xin Covid-19 tạo “lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong mùa dịch, BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết: “Hiện nay Việt Nam đang triển khai tiêm các loại vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, Pfizer, Moderna,… tất cả các vắc xin này đều tiêm được cho phụ nữ đang mang thai tuần thứ 13 trở lên và phụ nữ cho con bú. Nếu địa phương đang triển khai vắc xin Covid-19 loại gì thì cần tiêm ngay loại vắc xin đó (trừ vắc xin Sputnik V). Khi đến các cơ sở tiêm chủng, bác sĩ và nhân viên y tế sẽ cho mẹ bầu biết mình sẽ tiêm loại vắc xin gì, lịch tiêm như thế nào, tác dụng phụ của vắc xin (nếu có), cách theo dõi để phát hiện sớm các tác dụng phụ sau tiêm, từ đó, giúp mẹ bầu an tâm nhất với việc tiêm vắc xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chưa có dữ liệu nào cho thấy tiêm vắc xin Covid-19 gây ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe thai nhi. BS.CKI Bạch Thị Chính nhấn mạnh: “Hiện nay, trong tất cả các loại vắc xin Covid-19 đang sử dụng tại Việt Nam thì chỉ có vắc xin Pfizer được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp nhận tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên, còn các loại vắc xin khác được khuyến cáo tiêm từ 18 tuổi trở lên. Trong quá trình mang thai, nhiều loại kháng thể sẽ được truyền qua nhau thai để giúp em bé trong những ngày tháng đầu đời vẫn được bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh xung quanh.

Về vấn đề mẹ bầu tiêm vắc xin, không chỉ riêng vắc xin Covid-19 mà đối các loại vắc xin như uốn ván, cúm, viêm gan B, sởi – quai bị – rubella,… mẹ bầu cần phải ghi nhớ và tiêm chủng đầy đủ để chuẩn bị kháng thể bảo vệ cho mẹ và bé. Chẳng hạn như mẹ bầu tiêm uốn ván VAT, ngoài việc phòng bệnh uốn ván cho người mẹ còn bảo vệ trẻ khỏi uốn ván sơ sinh. Hoặc trong trường hợp mẹ bầu tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella, những kháng thể từ người mẹ cũng sẽ truyền sang cho trẻ. Cần lưu ý rằng, các loại vắc xin như sởi – quai bị – rubella, thủy đậu chỉ được tiêm khi trẻ 9 tháng – 12 tháng tuổi; Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà thì 2 tuổi em bé mới bắt đầu được tiêm. Việc người mẹ trao đi những kháng thể từ mẹ qua nhau thai đến đứa bé rất thiêng liêng. Là mẹ ai cũng muốn cho con những điều tốt nhất.”

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết, từ ngày 14/8/2021, BVĐK Tâm Anh được Bộ Y tế cấp phép để triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho sản phụ, đây là niềm vui và đáp ứng sự mong chờ của rất nhiều mẹ bầu. Với năng lực về chăm sóc sản khoa, khả năng cung ứng và lưu trữ vắc xin, thực hành tiêm chủng an toàn, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, bệnh viện thực hiện việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần thai trở lên. Việc tiêm ngừa sẽ giúp thai phụ phòng tránh, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Đây cũng là một trong những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước tình hình phức tạp của dịch bệnh.

Khi phụ nữ mang thai được 13 tuần và đang thăm khám tại BVĐK Tâm Anh nếu muốn tiêm vắc xin ngừa Covid-19, hãy thông báo với bác sĩ hoặc đăng ký theo mẫu của bệnh viện. Sau khi được hẹn ngày tiêm, các bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm ngừa, hướng dẫn cụ thể về khám sàng lọc trước tiêm, điền phiếu đăng ký, đồng ý tiêm và theo dõi sức khỏe sau tiêm.

Về việc thăm khám trước tiêm, thai phụ sẽ được sàng lọc thường quy để đảm bảo khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường, không có vấn đề liên quan đến cấp cứu sản khoa hay các dấu hiệu khác của thai kỳ. Thai phụ sẽ được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 miễn phí theo chương trình tiêm chủng.

Tất cả khách hàng và mẹ bầu có thể liên hệ qua tổng đài BVĐK Tâm Anh 0287 102 6789 (TP.HCM), 1800 6858 (Hà Nội) cũng như là liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng để biết các quy trình đăng ký tiêm ngừa vắc xin vắc xin Covid-19 tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM cũng như BVĐK Tâm Anh Hà Nội.

Tiêm vaccine covid bao lâu thì nên có bầu

Mẹ bầu tiêm vắc xin Covid-19 tại bệnh viện có cấp cứu sản khoa, thực hiện khám sàng lọc, đảm bảo tính an toàn.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc TT Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp:

Theo Bộ Y tế, một số triệu chứng “giả cúm” sau tiêm vắc xin Covid-19 là sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn… Đây là biểu hiện bình thường của cơ thể đang rất khỏe mạnh và nó phản ứng lại với tất cả những chất được đưa vào. Nếu mẹ bầu xuất hiện các biểu hiện trên kèm với sốt trên 38 độ C có thể sử dụng thuốc hạ sốt.

Hiện nay, các loại thuốc hạ sốt phổ biến được Bộ Y tế quy định cũng như là các bác sĩ Sản khoa quy định quy cách mà thai phụ có thể sử dụng là nhóm thuốc Acetaminophen, Paracetamol hay Panadol. Tùy vào tình trạng sốt mà mẹ bầu uống 2-3 lần/ngày, cách 8-12 tiếng uống 1 viên. Thông thường, các phản ứng này sẽ xảy ra trong vòng 48-72h và sau đó sẽ biến mất hoàn toàn.

Trong trường hợp sốt cao 39-40 độ C kéo dài tới ngày thứ 4, 5, có nhiều biểu hiện như ho, chảy nước mũi, ho khạc đờm nhiều, sốt cao kèm khó thở thì thai phụ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra vì rất có thể chúng ta có một bệnh lý khác chứ không phải là các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin.

Các phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin Covid-19 đối với mẹ bầu đã sinh hay chưa sinh đều giống nhau. BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc TT Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Việc sàng lọc trước khi tiêm là quan trọng, nếu thỏa điều kiện và bác sĩ sẽ loại trừ các tình huống: nhiễm trùng hậu sản, nhiễm trùng vết mổ,… thì mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện tiêm chủng.

Sau khi tiêm, chúng ta có thể phân biệt được đâu là phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin hay phản ứng do nhiễm trùng hậu sản. Vừa qua, có một số trường hợp tiêm vắc xin Covid-19 sau sinh chúng tôi đã sàng lọc rất kỹ, tới thời điểm hiện tại, chưa có trường hợp nào có biểu hiện bất thường, chỉ có một số thay đổi không đáng lo về cơ thể: bần thần, mệt mỏi, đau chỗ vết tiêm,… Đặc biệt, sau khi tiêm, người mẹ đang cho con bú cần tăng cường uống nhiều nước và ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người mẹ mới sinh xong cần khám sàng lọc với các bác sĩ Sản khoa để đánh giá có bị viêm nhiễm gì không. Nếu không bị lưu viêm, người mẹ có thể tiêm vắc xin Covid-19 bình thường, giúp bảo vệ phần nào trước khi về với cộng đồng”.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc TT Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ:

Việc khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin Covid-19 ở phụ nữ mang thai ngoài những câu hỏi về tiền sử dị ứng; những lần đi cấp cứu sau khi uống thuốc hoặc là ăn món gì đó,… các bác sĩ bắt buộc phải nghe tim thai, đo huyết áp. Chẳng hạn, mẹ bầu có tình trạng tiền sản giật nặng thì không thể tiêm vắc xin Covid-19 xong là thôi, mà bắt buộc phải kiểm tra tới việc tiền sản giật nặng này nên nhập viện hay cho sản phụ về theo dõi tại nhà. Mẹ bầu là đối tượng nhạy cảm, nên quy trình khám sàng lọc đòi hỏi tính an toàn, cẩn trọng hơn rất nhiều.

KHÔNG! BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC khẳng định: Việc phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ là điều thiêng liêng, không làm suy giảm sức khỏe của người mẹ nên chắc chắn rằng việc tiêm vắc xin Covid-19 trong giai đoạn này sẽ không ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vắc xin.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết:

Các loại vắc xin Covid-19 đang được sử dụng hiện nay không phải vắc xin sống giảm độc lực cho nên không làm ảnh hưởng đến việc hình thành hay phát triển thai nhi. Nếu mẹ bầu có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, thuộc nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ cao, thì cần nên liên hệ với y tế địa phương để được theo dõi tình trạng sức khỏe.

Mặc dù đã được tiêm vắc xin Covid-19 nhưng mẹ bầu mới chỉ tiêm được 1 mũi, đáp ứng miễn dịch vẫn chưa đạt được mức cao nhất cho nên cần chú ý quan tâm đến sức khỏe thai kỳ vẫn nên được chú trọng. Mọi sinh hoạt hằng ngày vẫn bình thường, dinh dưỡng đủ chất và liên hệ với y tế gần nhất để khi cần sẽ được hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu đã nhiễm bệnh cũng sẽ có thể kháng thể bảo vệ trong vòng 6 tháng nên sẽ trì hoãn tiêm tiếp mũi 2.

Phụ nữ mang thai là đối tượng cần ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19, BS.CKI Bạch Thị Chính khẳng định: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mọi người dân, đặc biệt là thai phụ, đừng để dịch bệnh bùng phát mạnh như TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam rồi mới đi tiêm ngừa. Tốc độ lây lan của dịch Covid-19 hiện tại rất nhanh, từ tỉnh này lây sang tỉnh khác. Minh chứng sự lây lan của bệnh cúm, lúc đầu phải rất lâu bệnh mới có thể lây lan từ nước này sang nước khác. Sau đó, với những phương tiện vận chuyển, giao thương như máy bay, tàu hỏa,… đã làm mầm bệnh từ địa phương này sang địa phương khác với tốc độ lây lan mạnh.

Chính vì vậy, không nên có tâm lý rằng một nơi nào đó đã được kiểm soát dịch bệnh tốt thì chắc chắn không xảy ra dịch bệnh. Ngược lại, dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Phòng bệnh sớm bằng vắc xin, bản thân người tiêm phòng sẽ có sẵn lượng kháng thể trong cơ thể. Khi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tấn công, chúng ta đã có sẵn những “người lính phòng thủ” tinh nhuệ chống lại bệnh tật. Đừng để dịch bệnh xảy ra rồi mới đi tiêm ngừa. Hãy cố gắng thuyết phục gia đình mình tiếp nhận lợi ích của vắc xin ngay khi có cơ hội.

Tiêm vaccine covid bao lâu thì nên có bầu

Gánh nặng bệnh tật do Covid-19 ở thai phụ cao gấp nhiều lần so với người bình thường, do vậy tiêm vắc xin Covid-19 cho mẹ bầu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết:

Với phác đồ tiêm chủng của vắc xin Covid-19, bất kỳ nhà sản xuất nào cũng muốn hoàn thành liệu trình tiêm chủng theo một loại vắc xin. Ví dụ như mũi 1 AstraZeneca thì mũi 2 cũng là AstraZeneca, mũi 1 Pfizer thì mũi 2 cũng là Pfizer. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học có nghiên cứu rằng nếu mũi 1 mà người được tiêm AstraZeneca thì mũi 2 có thể tiêm được vắc xin của Pfizer.

Cần lưu ý, việc phác đồ của 2 mũi vắc xin AstraZeneca được VNVC khuyến cáo cách nhau 4 – 12 tuần, còn phác đồ Bộ Y tế khuyến cáo 8 – 12 tuần, thực chất 2 phác đồ này đều có thể thực hiện được miễn rằng mẹ bầu không thực hiện sớm hơn thông tin kê toa của mũi 1 là 4 tuần.

Giả sử trong trường hợp bất khả kháng, nguồn cung vắc xin về không đủ nhu cầu, người tiêm chủng có thể phối hợp mũi 1 là AstraZeneca, mũi 2 là Pfizer. Tuy nhiên, trong trường hợp này, khoảng cách giữa mũi 2 Pfizer và mũi 1 AstraZeneca là 8-12 tuần, để theo đúng hướng dẫn phù hợp với các nhà chuyên môn và cũng cùng phác đồ của Bộ Y tế.

Hiện nay, với nỗ lực sớm đưa vắc xin Covid-19 về cho Việt Nam, VNVC đã ký kết hợp đồng lịch sử 30 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca để cùng người dân phòng chống dịch. Do đó, người dân có thể yên tâm, các đơn vị y tế sẽ có những hướng dẫn cụ thể về tiêm chủng để đảm bảo người dân đảm bảo lợi ích cao nhất.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC giải thích:

Vắc xin Covid-19 do Pfizer/BioNTech (Mỹ – Đức) sản xuất là loại vaccine đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn toàn bộ. Vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech sản xuất có tên chính thức là Comirnaty, không phải Pfizer. Comirnaty cũng là tên được ghi rõ trên nhãn lọ và bao bì của vaccine.

Khi Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) chính thức phê chuẩn toàn bộ vắc xin Covid-19 của Pfizer-BioNTech vào ngày 23/8, cơ quan này phải bao gồm hướng dẫn phát âm cho tên thương hiệu của vắc xin là: “Comirnaty (koe-mir’-na-tee)”. Theo một báo cáo trên Fierce Pharma, tên Comirnaty được xây dựng với sự trợ giúp của công ty tư vấn đặt tên. Theo đó, Comirnaty là sự kết hợp của các từ “Covid-19 immunity” (“khả năng miễn dịch Covid-19”) và “mRNA” (mRNA là công nghệ của vắc xin). Vào tháng 6/2020, Pfizer-BioNTech đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho tên gọi “Comirnaty”.

Tiêu chuẩn của FDA về đặt tên thuốc và vắc xin rất nghiêm ngặt. Đối với việc đặt tên thuốc và vắc xin, điều quan trọng nhất là không khiến bệnh nhân và dược sĩ dễ dàng nhầm lẫn tên thương hiệu của một loại thuốc này với một loại thuốc khác. Mặt khác, một cái tên phải dễ nhớ và độc đáo nhưng không làm bác sĩ không thể đánh vần nó.

Tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh, quy trình khám và tiêm vắc xin Covid-19 được thực hiện bởi bác sĩ, đội ngũ điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm. Theo quy trình, trước khi tiến hành tiêm chủng, điều dưỡng giới thiệu đầy đủ thông tin về vắc xin, gồm: tên vắc xin, tác dụng phòng bệnh, nhà sản xuất, nước sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, sự toàn vẹn của vắc xin cả vỏ hộp và lọ vắc xin cũng như liều dùng, đường dùng… Nếu Khách hàng có băn khoăn thắc mắc, nhân viên điều dưỡng sẽ không thực hiện tiêm mà dành thời gian để Khách hàng suy nghĩ và ra quyết định.

Sau khi nhân viên điều dưỡng tiến hành tiêm chủng cho Khách hàng, xilanh/vỏ lọ (sau khi tiêm) phải giữ lại để hủy theo quy định.

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết bệnh viện luôn làm đúng quy trình tiêm chủng an toàn, nên các mẹ bầu yên tâm về việc sẽ được tiêm vắc xin đảm bảo nguồn gốc, chất lượng. Đồng thời sau khi tiêm, mỗi thai phụ sẽ được cấp giấy xác nhận tiêm chủng ghi rõ thông tin vắc xin, các thông tin liên quan và đóng “dấu đỏ” của bệnh viện.

BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC giải đáp:

Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều người bình thường nhiễm Covid-19 phải nhập viện, thở máy, bệnh diễn tiến nặng nhanh chóng dẫn đến tử vong. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu mắc Covid-19 thì đó là một yếu tố nguy cơ, nếu cộng thêm có bệnh nền tim mạch thì đó là 2 yếu tố nguy cơ rất lo lắng cho thai phụ.

Theo Quyết định 3802/QĐ-BYT ngày 10/08/2021, thai phụ mang thai từ 13 tuần trở lên có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19, trừ vắc xin Sputnik (Nga). Điều này giải tỏa phần nào lo lắng với chị em phụ nữ mang thai trước dịch bệnh.

Trường hợp thai phụ có kèm bệnh nền tim mạch thì với ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim mạch vẫn có thể tiêm vắc xin Covid-19, vì vậy thai phụ nên đến cơ sở, bệnh viện có khoa sản, cấp cứu sản khoa. Trước khi tiêm, mẹ bầu sẽ được bác sĩ khám sàng lọc, theo dõi thai xem đủ điều kiện tiêm hay không. Khi đến bệnh viện, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh lý, thai kỳ… để bác sĩ tư vấn đầy đủ về các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra và cách theo dõi, phát hiện sớm triệu chứng để xử lý kịp thời.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ:

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, tác động của vắc xin Covid-19 không gây ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu tiêm ngừa là để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và em bé. Gánh nặng của Covid-19 đối với sản phụ là vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn gấp trăm lần so với người bình thường. Nếu mẹ bầu được bảo vệ thì em bé cũng sẽ được bảo vệ vì người mẹ khi nhiễm bệnh ngoài nguy cơ nhập viện, thở máy thì sinh non, sảy thai thậm chí tử vong vẫn có thể xảy ra và đó là điều không ai mong muốn. Vì vậy, việc tiếp cận vắc xin Covid-19 khi có cơ hội là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ mẹ và bé một cách tốt nhất.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp:

Đây là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ đặt vấn đề với chúng tôi khi đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thăm khám. Chúng ta biết rằng trong thai kỳ, vắc xin phòng uốn ván sẽ phải hoàn tất ở tuần 20-24. Với thai kỳ của mẹ bầu 37 tuần trong giai đoạn diễn biến phức tạp của Covid-19, chúng ta cần tiếp cận và tạo kháng thể bằng vắc xin càng nhanh càng tốt, để chống chọi bệnh tật nếu không may nhiễm bệnh.

Với phụ nữ mang thai, đặc biệt tuổi thai càng lớn nếu mắc Covid-19 thì mức độ nguy hiểm sẽ càng cao so với những thai phụ tuổi thai còn nhỏ. Vì vậy, việc tiêm chủng ở thời điểm 37 tuần hoặc hơn nữa thì chúng tôi vẫn khuyến cáo nên tiêm, bất kỳ thời điểm nào nếu có cơ hội thì đều nên tiêm vắc xin Covid-19.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC:

Ở các quốc gia khác người ta sẽ không tính mốc 13 tuần vì quá trình sử dụng và nghiên cứu cho thấy vắc xin không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, Bộ Y tế Việt Nam rất thận trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 cho mẹ bầu vì trong thời gian đầu, bào thai phát triển hình thành thường có những xáo trộn có thể dẫn đến những bất thường, dị dạng thai nhi. Vì vậy khi mẹ bầu qua được 3 tháng đầu của thai kỳ, bước vào 3 tháng giữa khi các cơ quan của bé được hình thành để an tâm hơn khi tiêm. Ở trường hợp mẹ bầu tiêm vắc xin Covid-19 sau đó mới phát hiện mang thai thì không có chỉ định đình chỉ thai và tiếp tục theo dõi thai bình thường. Vì vậy, nếu có cơ hội tiêm vắc xin Covid-19, hãy cố gắng tiêm sớm để được bảo vệ mẹ và bé.

Tiêm vaccine covid bao lâu thì nên có bầu

Hệ thống BVĐK Tâm Anh đang triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM:

Ý nghĩa của việc tiêm vắc xin hiện nay là vô cùng to lớn, vì vậy, cho dù mẹ bầu có rất nhiều bệnh nền như cao huyết áp, đái tháo đường hoặc có tiền sử mắc bệnh lý tim mạch, mạch vành,… mẹ bầu cũng đừng ngần ngại tiêm vắc xin Covid-19. Nếu mẹ bầu có tiền sử điều trị chèn ép rễ dây thần kinh, và hiện nay tình trạng đó cũng đã hết hoặc cho dù bệnh vẫn còn thì chúng tôi vẫn chỉ định tiêm vắc xin chứ không chống chỉ định để nhanh tạo ra kháng thể phòng bệnh trong cơ thể phụ nữ đang mang thai. Do đó, mẹ bầu hãy an tâm tiêm ngừa.

Hiện tại, Hệ thống BVĐK Tâm Anh TP.HCM đã triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho mẹ bầu từ 13 tuần thai trở lên, chưa ghi nhận một trường hợp nào có tai biến hay biến chứng nghiêm trọng trong vòng 1 giờ đầu tiên, cũng như trong 72 giờ sau tiêm.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM:

Hiện nay, BVĐK Tâm Anh đang quản lý và theo dõi khoảng 5 trường hợp tim bẩm sinh phức tạp, 1 em bé đã ra đời khỏe mạnh. Hiện em bé đó đã mổ tim xong, sức khỏe ổn định. Rạng sáng nay, chúng tôi vừa tiếp nhận một thai phụ đái tháo đường sinh em bé rất nặng cân (4,57 kg), đây là trường hợp phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh trước khi mang thai. Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh đã hội chẩn cùng Trung tâm Sản Phụ khoa, Trung tâm Sơ sinh, em bé sinh an toàn bằng phương pháp mổ lấy thai, hiện Trung tâm Sơ sinh vẫn đang theo dõi em bé. Đối với trường hợp này, chúng tôi vẫn đang theo dõi xem có xảy ra tình trạng suy tim ở em bé hay không để có can thiệp khẩn cấp, nếu không có bất thường, em bé sẽ được theo dõi đủ ngày ở Trung tâm Sơ sinh rồi được chuyển sang các bác sĩ Tim mạch và chuyên viên Phẫu thuật tim có đánh giá tiếp.

Nếu em bé có tình trạng bất thường, bạn nên cung cấp thêm thông tin chi tiết như: tình trạng tim bẩm sinh được phát hiện từ khi nào? Cụ thể bệnh lý đó là bệnh lý gì?… Tại BVĐK Tâm Anh, các thai phụ đến thăm khám chúng tôi sẽ ghi nhận các bất thường về tim, tổ chức siêu âm tim và làm hội chẩn ngay tại Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Sơ sinh, cũng như mời các chuyên gia Phẫu thuật viên tham gia cuộc hội chẩn để quyết định phương án điều trị tốt nhất và quyết định thời điểm sinh tối ưu nhất.

Hiện mẹ bầu đang ở thai kỳ 27 tuần, chúng ta vẫn còn nhiều thời gian để theo dõi thai sản và tim mạch của bé, đồng thời cũng cần có kế hoạch hội chẩn liên chuyên khoa, làm sao để bé sinh ra tốt nhất, cũng như tiên lượng vấn đề lâu dài tốt nhất. Nếu có điều kiện, mời bạn đến BVĐK Tâm Anh để khám thai, cũng như để các bác sĩ Tim mạch đánh giá lại tình trạng của thai nhi, từ đó mới có kế hoạch cụ thể.

Nếu thai nhi có bệnh lý tim bẩm sinh, hoặc có bất kỳ dị tật nào trên người… người mẹ vẫn tiêm được vắc xin Covid-19. Bởi lợi ích của tiêm vắc xin Covid-19 rất lớn lao, gần như là yếu tố sống còn trong giai đoạn hiện tại. Do vậy, mẹ bầu nên đi tiêm vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt, ngay cả khi em bé của bạn có dị tật trên tim.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM:

Hiện nay bạn đang trong tam cá nguyệt giữa, đã tiêm mũi 1 VAT, nếu đây là lần sinh đầu tiên thì chắc chắn còn 1 mũi VAT. Tuy nhiên, mũi VAT thứ 2 chúng ta có thể thay đổi thời gian, thậm chí là 1 tháng trước ngày dự sanh mẹ bầu tiêm vẫn được. Do đó, nếu bạn đang cân nhắc nên tiêm VAT trước hay tiêm vắc xin Covid-19 trước thì theo tôi nên tiêm ngừa Covid-19 trước, rồi sau đó chủng ngừa VAT. Người mẹ cần có kháng thể nhanh bằng việc sớm tiêm vắc xin Covid-19. Ngoài ra, hiện tại theo một số khuyến cáo quốc tế thì mẹ bầu có thể tiêm đồng thời 2 loại vắc xin, ví dụ như tay trái tiêm vắc xin VAT, thì tay phải có thể tiêm vắc xin Covid-19.

Thứ hai, nếu mẹ bầu đang khám ở một cơ sở khác, khi đến BVĐK Tâm Anh vẫn có thể thực hiện tiêm chủng VAT bình thường. Việc tiêm chủng tại BVĐK Tâm Anh cũng sẽ thực hiện như quy trình khám thai chung. Điểm đặc biệt là tại BVĐK Tâm Anh luôn có Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC song hành hỗ trợ, do đó việc tiêm chủng vắc xin cho mẹ bầu không cần lo lắng, sẽ có các bác sĩ tư vấn ở thời điểm thai kỳ nào nên tiêm loại vắc xin gì, tiêm VAT phù hợp ở thời điểm nào… Quan trọng là ở BVĐK Tâm Anh có đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa có nhiều năm kinh nghiệm, sẽ hỗ trợ mẹ bầu tối đa trong việc theo dõi thai tại bệnh viện. Mẹ bầu có thể đem hết các hồ sơ cũng như xét nghiệm cận lâm sàng, các siêu âm cũ đã có đến gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ xem xét cần bổ sung thêm điều gì, cần làm gì nữa đến thời điểm sinh, đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt quá trình sinh con khỏe mạnh.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC:

“Những người có tiền sử về rối loạn đông máu hay tiền sử về xuất huyết giảm tiểu cầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế sẽ được tiêm chủng ở bệnh viện. Điều quan trọng là bệnh lý tại thời điểm tiêm chủng có ổn định hay chưa? Mức độ xuất huyết như thế nào?… Nhìn chung, người mắc bệnh lý này cần phải được tiêm ngừa vắc xin nếu đủ điều kiện.

Tuy nhiên, việc thực hiện tiêm chủng trong trường hợp này phải có những sự trao đổi và xem xét rõ ràng. Nếu bệnh lý ổn định, đang sử dụng thuốc thì có thể tiêm vắc xin bình thường. Cần lưu ý, những người bị xuất huyết, dễ chảy máu khi tiêm vắc xin Covid-19 có nguy cơ bầm máu nhiều hơn, dễ tạo nên khối xuất huyết tại chỗ tiêm.

Sau khi tiêm chủng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, đồng thời hướng dẫn cầm máu như thế nào. Bạn cần trình bày tất cả tình trạng bệnh lý với bác sĩ khám sàng lọc, mang những hồ sơ, phiếu điều trị của bác sĩ và ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thể hội thảo với nhau nên cần thiết tiêm tại bệnh viện hay tiêm tại VNVC, tại Tâm Anh nếu bạn là thai phụ.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC:

Thật sự rất vui mừng khi Bộ Y tế ban hành quyết định 3802 mở rộng đối tượng phụ nữ mang thai từ tuần thứ 13 trở lên & phụ nữ đang cho con bú vẫn tiêm được vắc xin Covid-19 như người bình thường. Hiện mẹ bầu đang ở tuần thai 31, nên tùy theo từng loại vắc xin Covid-19 được tiêm sẽ có thời gian cách nhau khác nhau.

Mẹ bầu sau khi tiêm vắc xin xong rồi sinh em bé bình thường. Trong trường hợp vắc xin chưa tiêm kịp thì mẹ bầu có thể sinh xong rồi tiêm. Không có chuyện hậu sản sẽ yếu hơn, mệt mỏi hơn hoặc sẽ có tác dụng của nhiều hơn. Mẹ bầu hoàn toàn yên tâm, không cần lo lắng và hãy đến ngay cơ sở y tế có cấp cứu sản khoa để khám và tư vấn để được tiêm ngừa sớm nhất.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC:

Với phụ nữ mang thai, việc khám định kỳ là vấn đề vô cùng quan trọng. Vắc xin nào có thể ảnh hưởng đến thai kỳ thì sẽ không được khuyến cáo tiêm. Ví dụ như vắc xin sởi – quai bị – rubella, thủy đậu là vắc xin sống giảm độc lực thì không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai.

Quy trình khám sàng lọc cho phụ nữ mang thai hay phụ nữ bình thường đều giống nhau. Điều khác biệt duy nhất ở chỗ mẹ bầu là có thêm em bé, nên để đảm bảo cho đứa trẻ phát triển bình thường, bảo đảm người mẹ có một sức khỏe bình thường thì việc tầm soát, theo dõi khám định kỳ của bác sĩ Sản khoa là điều vô cùng cần thiết.

Không chỉ riêng vắc xin Covid-19, mỗi mẹ bầu đều phải hiểu rằng khi bản thân mang thai đều phải tiêm thêm nhiều vắc xin quan trọng khác.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi chia sẻ: “Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa. Mẹ bầu nên tầm soát xem có bị hở eo cổ tử cung hay không, đo chiều dài kênh cổ tử cung tại các cột mốc 16,18, 20, 23 tuần theo quy định. Đối với việc tiêm vắc xin Covid-19 cho mẹ bầu sẽ dành cho các đối tượng trên 13 tuần, trong trường hợp này mẹ bầu nên thu xếp để đi khám thai và tiêm vắc xin Covid-19 sớm nhất có thể để bảo vệ sức khỏe, an tâm rằng việc khoét chóp cổ tử sẽ không ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin Covid-19.”

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc TT Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp:

Hiện nay với sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là công nghệ siêu âm đã cho ra những hình ảnh rất sớm ngay trong tuần lễ bắt đầu qua giai đoạn thứ 2. Thông thường khảo sát hình thái học của thai sẽ được thực hiện vào tuổi thai vào khoảng 20 – 24 tuần. Cứ mỗi lần siêu âm, bác sĩ sẽ dựa vào đường kính lưỡng đỉnh hoặc chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi để nạp vào phần mềm của máy và cho ra kết quả theo các tính toán từ các con số đo đạc.

Đối với chỉ số cân nặng cũng như các số đo khác đều sẽ có cộng, trừ khoảng 10%, cho nên không cần phải quá lo lắng về vấn đề bé có cân nặng nhẹ hơn so với tiêu chuẩn, vì thai nhi sẽ còn phát triển liên tục trong giai đoạn sau của thai kỳ, với một lần đo duy nhất không thể kết luận rằng bé quá nhỏ hay bị chậm tăng trưởng.

Nếu bản thân mẹ bầu có các bệnh lý nền như tăng huyết áp mãn tính, suy kiệt cơ thể, thiếu dinh dưỡng trầm trọng… thì mới cần quan tâm xem xét liệu có phải bé bị chậm phát triển hay không. Khi thai nhi được 20 tuần tuổi mẹ bầu nên đi khám để được các bác sĩ đánh giá lại các chỉ số xem có phải thai giới hạn tăng trưởng khởi phát sớm hay không.

Ngoài ra, vị trí bám của bánh nhau sẽ còn thay đổi theo thời gian, thai mới 16 tuần vẫn chưa thể xác định chính xác vị trí bám của dây rốn là thế nào. Theo như mô tả dây rốn bám màng nhưng không biết là bám ở cực trên hay cực dưới của bánh nhau, đó là một vấn đề khác cần phải khảo sát trong lần siêu âm sau. Về phần dinh dưỡng, nên bổ sung đa sinh tố, các chất sắt, canxi… làm sao để không quá thừa nhưng cũng không thiếu, có rất nhiều mẹ bầu đến khám thai cho biết đang sử dụng cùng lúc rất nhiều loại thuốc, đôi khi có sự trùng lặp không cần thiết, chỉ cần uống đủ liều lượng theo khuyến cáo là được. Đặc biệt, về tiêm vắc xin Covid-19, thai phụ nên tiêm càng sớm càng tốt, trường hợp thai đã trên 16 tuần hoàn toàn có thể tiêm được, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được tiêm sớm.

Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, trong trường hợp đã lỡ tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 vào tuần thai thứ 4 rồi mới phát hiện có thai thì mẹ bầu nên đợi đến tuần thai thứ 13 để tiêm mũi 2 theo đúng theo quy định của Bộ Y tế. Quy định khi tiêm vắc xin được khuyến cáo là không được tiêm sớm hơn thời gian tối thiểu, còn tiêm trễ hơn cũng sẽ được tính mũi 2 và không cần phải tiêm lại từ đầu.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết:

Trước bối cảnh nhiều địa phương áp dụng các chỉ thị cứng rắn và tăng cường các biện pháp nhằm siết chặt giãn cách xã hội, việc di chuyển trở nên khó khăn hơn. Nếu như tại địa phương có cơ sơ y tế khoa Sản đảm bảo trang thiết bị y tế cấp cứu thì mẹ bầu có thể xin giấy đi đường thuận tiện đi tiêm vắc xin Covid-19. Riêng tại BVĐK Tâm Anh, nếu  mẹ bầu có đăng ký tiêm chủng cũng như khám thai tại bệnh viện, khi đến lịch chủng ngừa sẽ được bộ phận tổng đài thông báo lịch tiêm qua tin nhắn, để mẹ bầu có thể dễ dàng đi tiêm hơn khi đi qua các chốt theo đúng quy định của pháp luật trong mùa dịch.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ:

Mong muốn không để mẹ bầu đơn độc trong suốt thai kỳ và hành trình “vượt cạn”, BVĐK Tâm Anh đủ điều kiện để phòng chống dịch và đảm bảo tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid-19 an toàn trong giai đoạn mang thai. Đặc biệt, BVĐK Tâm Anh đã tổ chức khám thai, kiểm tra nhịp tim thai nhi sau khi tiêm chủng. Đôi khi các mẹ bầu hồi hộp khi đi tiêm cũng khiến các bé ít đạp bụng hơn sẽ khiến mẹ bầu thêm lo lắng, đo nhịp tim thai bé ổn định để cho các mẹ an tâm rằng sau tiêm các bé vẫn đang rất khỏe mạnh bình thường.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ:

Đối với vắc xin Covid-19, Bộ Y tế không có chỉ định chống tiêm chủng với những người có nguy cơ mắc tiền sản giật, hoặc những người đang sử dụng thuốc Aspirin. Nếu mẹ bầu chưa được tiêm ngừa vắc xin phòng Covid-19, nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám sàng lọc và chỉ định tiêm ngừa sớm nhất. Vì hiện nay, vắc xin là “sống còn”, vắc xin là “sinh tử”, vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất. Do đó, nếu chúng ta không được tiêm ngừa vắc xin, không có kháng thể bảo vệ và người có thai nếu bị nhiễm Covid-19 sẽ có thể là một “thảm họa” vì bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn so với những người không mang thai. Khi tiêm vắc xin xong, mẹ bầu vẫn có thể tiếp tục uống thuốc điều trị mỗi ngày, mà không phải ngừng lại.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM:

Đối với những thai phụ mang thai nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm, không có gì khác biệt so với những thai phụ mang thai không nhờ phương pháp hỗ trợ từ sau tuần lễ thứ 12 trở đi. Do vậy, mẹ bầu vẫn có thể tiêm ngừa vắc xin Covid-19 bình thường như những thai phụ khác. Những lưu ý theo dõi sau khi tiêm ngừa xong cũng giống như các chị em không mang thai, như: uống thuốc giảm đau, hạ sốt khi bị sốt, sưng tấy đỏ đau xử lý như những trường hợp bình thường sau tiêm vắc xin. Ngoài ra, việc theo dõi thai kỳ từ tuần 12 trở đi cũng giống như phụ nữ mang thai tự nhiên. Vì vậy xin yên tâm, từ tuần thứ 13 sau khi làm thụ tinh ống nghiệm xong, chúng ta đã có thể tiêm ngừa vắc xin Covid-19.

“Từ tuần lễ thứ 24 thai kỳ trở đi, nếu mẹ bầu có xuất huyết âm đạo là một biểu hiện tình trạng dọa sinh non. Hiện mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn này và đã được các bác sĩ điều trị bằng thuốc đặt âm đạo, đặt hậu môn. Hiện tình trạng xuất huyết âm đạo đã giảm cũng có nghĩa là tình trạng dọa sinh non đã ổn định, mẹ bầu có thể tiêm ngừa vắc xin Covid-19 bình thường. Bất kỳ loại vắc xin phòng Covid-19 nào Bộ Y tế đang triển khai tiêm chủng thì mẹ bầu đều có thể tiêm được, trừ vắc xin Sputnik V (Nga), vì vắc xin này nhà sản xuất khuyến cáo chống chỉ định đối với thai phụ và mẹ đang cho con bú.

Vắc xin AstraZeneca là một loại vắc xin tốt và đã được hàng ngàn phụ nữ có thai sử dụng. Trong đó, không ghi nhận bất kỳ trường hợp biến chứng hoặc tai biến nào xảy ra sau khi tiêm vắc xin. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm phòng ngừa Covid-19 an toàn với mũi vắc xin AstraZeneca.” BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi giải đáp.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết:

Tiền sử sảy thai sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, sảy thai sớm có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể (những đột biến gen xảy ra trong quá trình mang thai). Đối với việc sảy thai liên tiếp, các bác sĩ cũng đã có phác đồ để xử trí.

Qua kết quả của những nghiên cứu gần đây, chúng ta không có bằng chứng nào liên quan đến việc virus SARS-CoV-2 có đi qua sữa mẹ hoặc bánh nhau. Ngoài ra, trong những cuộc nghiên cứu khác, không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vắc xin Covid-19 làm tăng tỷ lệ sảy thai, tăng tỷ lệ dọa sinh non hay tăng tỷ lệ thai chết lưu. Vì vậy, trong bối cảnh nguy hiểm của đại dịch hiện tại, mặc dù mẹ bầu có tiền căn sảy thai sớm, nhưng thai cũng đã qua 14 tuần và cũng đang thực hiện những phác đồ điều trị cho việc sảy thai liên tiếp.

Mong rằng, mẹ bầu có thể tìm hiểu kỹ vấn đề này hơn và tiêm vắc xin Covid-19. Lợi ích của vắc xin Covid-19 lớn hơn rất nhiều so với những nguy cơ khác. Mặt khác, những nguy cơ khác cũng đang được bảo vệ bằng việc đặt thuốc do bác sĩ chỉ định. Vì vậy chúng ta cứ yên tâm tiêm ngừa.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết:

Tình trạng cao huyết áp, tiểu đường hay bất cứ bất thường nào xảy ra trong thai kỳ đều bắt buộc phải theo dõi sản khoa. Nếu bệnh lý trong thai kỳ đã được điều trị ổn định, mẹ bầu có thể tiêm phòng vắc xin Covid-19 bình thường. Trong trường hợp những người có bệnh nền, đã điều trị ổn định vẫn có thể tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19. Thai phụ được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ sản khoa, được khám sàng lọc và theo dõi phản ứng sau tiêm hoàn toàn có thể tiêm vắc xin Covid-19 bình thường.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi chia sẻ: “Nghén có thể xảy ra trong 3 tháng đầu và có thể xảy ra tới thời điểm thai phụ sinh con, tùy theo cơ địa của từng thai phụ khác nhau. Nếu đợi cho đến khi hết nghén, có khả năng phải đợi đến tuần 37, 38 của thai kỳ, mất đi cơ hội được phòng bệnh sớm. Để hỗ trợ cho tình trạng nghén của mẹ bầu, các bác sĩ có thể hỗ trợ bằng thức ăn hoặc thuốc uống để làm giảm nghén. Nên chúng tôi vẫn khuyến khích thai phụ dù có nghén vẫn nên tiêm vắc xin Covid-19 sớm.”

“Với tất cả thai phụ đến thăm khám tại bệnh viện Tâm Anh, chúng tôi luôn cố gắng để có thể đăng ký giúp mẹ bầu thực hiện nhiều “combo” cùng một lúc. Đầu tiên là khám thai, ở thời điểm em bé trên 13 tuần, thai phụ sẽ được các bác sĩ hướng dẫn về các mũi tiêm có thể tiêm ngừa trong giai đoạn thai kỳ. Trước đây, đã có vắc xin ngừa uốn ván, hiện tại có thêm vắc xin ngừa Covid-19 cho thai phụ. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ đăng ký gói sinh và thực hiện khám sàng lọc. Sau khi tiêm chủng xong, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi sau tiêm và nghe lại tim thai trước khi ra về. Vì vậy, mẹ bầu có thể an tâm vì thực hiện nhiều combo một lúc đã và đang được tiến hành tại BVĐK Tâm Anh.” BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ:

Tiêm vaccine covid bao lâu thì nên có bầu

Quy trình khám sàng lọc, hướng dẫn các bước theo dõi sau tiêm vắc xin Covid-19 được thực hiện nghiêm ngặt.

ĐƯỢC! BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp: Cho dù thai yếu trong bối cảnh, hoàn cảnh nào thì việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 vẫn tiếp tục được khuyến cáo, bởi vì chăm sóc thai kỳ là một khía cạnh khác, bắt buộc phải quan tâm. Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang diễn tiến hết sức phức tạp, do đó chúng ta phải chủ động tạo kháng thể cho mẹ nên việc chủng ngừa vắc xin Covid-19 sẽ không nên trì hoãn ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu như hoàn cảnh đó cần phải cấp cứu, giải quyết ngay lập tức mới trì hoãn tiêm vắc xin, còn nếu không thì mẹ bầu được khuyến cáo nên tiêm vắc xin.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC nhấn mạnh:

Việc đi lại thoải mái là điều ai cũng mong muốn, tuy nhiên hiện virus SARS-CoV-2 liên tục biến chủng, Bộ Y tế khuyến cáo, việc tiêm chủng đủ 2 liều vắc xin Covid-19 giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong do virus SARS-CoV-2 nhưng không có nghĩa người tiêm chủng không bị nhiễm bệnh. Trong trường hợp bạn bị nhiễm bệnh, bạn có thể mang virus về và lây nhiễm cho gia đình, người thân. Những người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em là những đối tượng có nguy cơ cao mắc và biến chứng nguy hiểm nếu mắc bệnh. Giả sử như trước đây, Bộ Y tế triển khai tiêm chủng cho những đối tượng ưu tiên trước, ví dụ như cán bộ y tế,… cần lưu ý rằng những người thân trong gia đình chưa được tiêm chủng, miễn dịch cộng đồng chưa bao phủ và mầm bệnh vẫn còn tồn tại ở xung quanh rất nhiều.

Không phải ai tiêm chủng rồi cũng đạt 100% miễn dịch nên dù bạn có tiêm ngừa đầy đủ, bạn vẫn tuân thủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế như Thông điệp 5K, Chỉ thị 16,… Tất cả những hướng dẫn đó người dân cần thực hiện đầy đủ vì hiện nay độ bao phủ còn chưa đạt, biến thể virus SARS-CoV-2 rất nguy hiểm và các nhà chuyên môn đang nỗ lực tìm kiếm các loại vắc xin, thuốc điều trị để khống chế hoàn toàn dịch bệnh,…

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết:

Hiện nay, mẹ bầu mà ở tuổi thai trên 13 tuần – dưới 28 tuần thai sẽ có rất nhiều cơ hội tiêm chủng đủ 2 mũi vắc xin trước khi sinh. Còn đối với mẹ bầu bắt đầu tiêm từ 36, 37 tuần thai thì sẽ không đủ thời gian hoàn tất phác đồ 2 mũi tiêm trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không quan trọng vì chúng ta cần phải tuân thủ quy định khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin.

Hiện tại, nếu tiêm vắc xin AstraZeneca thì có thể 12 tuần sau mới có thể tiêm mũi vắc xin thứ 2, còn những vắc xin khác có thể cách 4-8 tuần sau mũi 1. Do vậy chúng ta không cần phải quá lo lắng về việc tiêm đủ 2 mũi trong thời điểm mang thai, việc mẹ bầu tiêm được 1 mũi vắc xin Covid-19 sẽ tạo ra một lượng kháng thể nhất định, tốt hơn rất nhiều so với những mẹ bầu chưa tiêm được vắc xin mũi nào. Còn nếu trong thai kỳ mẹ bầu đã tiêm đủ 2 mũi thì có thể hoàn toàn yên tâm đủ kháng thể bảo vệ mẹ và bé khỏi các biến chứng nguy hiểm nếu chẳng may mắc Covid-19 ở giai đoạn cuối thai kỳ. Do vậy, mẹ bầu ở bất kỳ tuần thai nào, nếu có cơ hội tiêm chủng nên thực hiện sớm.

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu khi tiêm vắc xin Covid-19. Thai phụ mắc Covid-19 có nguy cơ diễn tiến nặng rơi vào nguy kịch, trì hoãn hay “kén chọn” vắc xin có thể là rào cản cho sự bảo vệ. Tiêm chủng vắc xin Covid-19 là nhu cầu bức thiết đặt ra để bảo vệ sinh mạng của cả mẹ và bé, bên cạnh tuân thủ Thông điệp 5K của Bộ Y tế.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc TT Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, tiêm ngừa vắc xin phòng Covid-19 giữa thai đơn và thai đôi không có gì khác biệt, thai phụ vẫn được khuyến khích tiêm ngừa đầy đủ để bảo vệ sức khỏe.

Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, thai phụ cần khám sức khỏe thai nhi định kỳ để được thăm khám, sàng lọc một số các yếu tố nguy cơ, các bác sĩ sẽ tư vấn các yếu tố đa thai cho người mẹ. Hiện tại tất cả các dữ liệu trên thế giới về sản khoa không cho thấy có sự khác biệt nào giữa thai đơn và thai đa trong vấn đề tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Cùng với chủng ngừa Covid-19, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, thì việc ghi nhớ lịch tiêm phòng để không bỏ lỡ mũi vắc xin được khuyến cáo có vai trò là lá chắn bảo vệ người mẹ và thai nhi trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, những loại vắc xin mà mẹ bầu nên tiêm gồm:

  • Vắc xin Uốn ván: giúp người mẹ tự tạo kháng thể trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh trong quá trình sinh nở đồng thời bảo vệ em bé tối đa trước nguy cơ uốn ván sơ sinh. Với phụ nữ mang thai lần đầu, nếu trước đó chưa được tiêm phòng uốn ván thì cần được tiêm 2 mũi vắc xin trước khi sinh, sau đó tiêm nhắc lại 3 mũi theo lịch chủng ngừa. Phụ nữ mang thai đã từng tiêm vắc xin, tiêm 1 mũi (nếu mũi cuối <= 5 năm), hoặc tiêm 2 mũi (nếu mũi cuối > 5 năm).
  • Vắc xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván: giúp thai nhi nhận được lượng kháng thể thụ động cao trước khi ra đời. Đây là biện pháp bảo vệ ngắn hạn trong giai đoạn sơ sinh rất hiệu quả, giúp tăng cường khả năng phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. Vắc xin được khuyến cáo tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 10 năm/lần.
  • Vắc xin Cúm: giúp ngăn ngừa lây nhiễm và biến chứng của cúm ở mẹ, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe thai nhi tiềm ẩn, bảo vệ em bé sau khi sinh. Vắc xin cúm được khuyến cáo tiêm trước khi mang thai 1 tháng hoặc tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Mới đây, Bộ Y tế đã có quyết định không giới hạn khoảng cách tiêm chủng vắc xin Covid-19 với các loại vắc xin khác, điều này có nghĩa nếu mẹ bầu vừa tiêm vắc xin Covid-19 vẫn có thể thêm loại vắc xin cần thiết khác mà không cần đợi trên 14 ngày giống như quy định trước đây.

Theo các dữ kiện hiện có, chưa ghi nhận trường hợp phản ứng bất lợi của vắc xin Covid-19 đối với phụ nữ đang mang thai, cụ thể vắc xin Covid-19 an toàn với thai nhi, không gây sẩy thai, dị tật thai nhi. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã cho phép tiêm cho phụ nữ mang thai sau 13 tuần thai kỳ.

Trong bối dịch Covid-19 vẫn còn những diễn biến phức tạp, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, các Hiệp hội Sản Phụ khoa khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai và có ý định mang thai nên tiêm ngừa vắc xin Covid-19. Mặt khác, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) không khuyến nghị xét nghiệm mang thai định kỳ trước khi chủng ngừa Covid-19. Nếu phụ nữ đang dự định mang thai, để đảm bảo an toàn, vợ chồng có thể duy trì biện pháp trong 1 tháng sau tiêm vắc xin Covid-19, sau đó có thể “thả” em bé bình thường. Giống như tất cả các loại vắc xin, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về các tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 và sẽ báo cáo các vấn đề khi được ghi nhận.

Trong quá trình khám thai, có các mốc thời gian để tầm soát các bất thường về thai. Chị em phụ nữ có thể đến khám tại các cơ sở y tế có khoa tiền sản để được tầm soát và phát hiện sớm bất thường nếu có. Để vắc xin đạt hiệu quả kháng thể bảo vệ cao nhất, sau khi hoàn thành phác đồ tiêm vắc xin Covid-19, phụ nữ có thể để mang thai sau 1 tháng.