Kỷ niệm chẳng là gì khi lòng người vội xóa năm 2024

Cũng là một buổi chiều thứ ba, cũng dưới cơn mưa rào đầu hạ… nhưng khác là, hôm ấy tôi không một mình mà có bè bạn, thầy cô và cha mẹ, tôi cũng không phải dầm mình dưới mưa mà được ở trong khán phòng lộng lẫy, có đèn có hoa đủ sắc rực rỡ. Đó là buổi “Lễ Tri ân và Trưởng thành” của Chuyên Anh khóa 17- Chuyên Vĩnh Phúc, đó cũng là bữa tiệc liên hoan chia tay cuối năm, kết thúc quãng thời gian 3 năm đầy kỉ niệm dưới mái nhà chung- 3 năm thầy trò và bè bạn cùng gắn bó. Đã mấy tuần trôi qua rồi nhưng cảm xúc trong tôi vẫn còn vẹn nguyên, chân thực bởi “Kỷ niệm là tất cả- Khi lòng người khắc ghi!”

Các thầy, cô và HS Chuyên Anh khóa 17- Chuyên Vĩnh Phúc chụp ảnh lưu niệm

Đó là bữa tiệc đặc biệt nhất với tôi, là lần đầu tiên tôi được cùng tham dự với các thầy cô, với các bậc PHHS của 12A8, và đương nhiên, cả với 32 người bạn của tôi. Phải chăng, chúng tôi đã quá may mắn khi nhận được nhiều yêu thương đến thế từ thầy cô và cha mẹ, khi tất cả mọi người cùng tụ họp dù điều kiện thời tiết không ủng hộ, cùng chúng tôi sẻ chia những khoảnh khắc đầy ý nghĩa. Đối với chúng tôi, vừa vinh dự vừa cảm động với sự hiện diện của các thầy giáo trong BGH nhà trường, Đoàn trường cùng cô giáo chủ nhiệm và thầy cô bộ môn, các thầy cô đã gác lại mọi bận rộn những ngày cuối năm học để dành thời gian bên 12A8. Và một niềm hạnh phúc khác là sự có mặt đông đủ của các bậc phụ huynh học sinh- những người bố người mẹ của chúng tôi.

Lớp chúng tôi phần nhiều đến từ các huyện lẻ, nói cách khác, không ít trong chúng tôi là những đứa trẻ từ quê lên thành phố học. Thế nên, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi bố mẹ chúng tôi - cũng là những người dân nông thôn - cảm thấy ái ngại khi lần đầu được mời tham dự một buổi tiệc sang trọng hay đơn giản là bối rối chọn một bộ đồ đẹp nhất để con thêm phần hãnh diện... Tôi đã chứng kiến cô bạn thân lo lắng như thế nào khi mẹ không thể di chuyển với xe máy vì trận mưa quá to mà quãng đường còn rất xa. Tôi cũng bắt gặp cả niềm vui của một người mẹ vừa trải qua những rối rít tìm đường- “trước giờ cô chưa từng biết đến có nơi gọi là Sông Hồng Thủ đô!”. Những người bố người mẹ của chúng tôi đã gạt đi những ái ngại ban đầu, vượt qua những trở ngại, khoảng cách để đến cùng chúng tôi trao yêu thương và nhận yêu thương.

Thầy giáo Nguyễn Đức Phi- Phó Hiệu trưởng nhà trường chụp hình lưu niệm cùng HS Chuyên Anh khóa 17

Tất cả chúng tôi đã ở cùng nhau, đã cùng thổi nến, viết điều ước và thả bóng bay, không phải để mừng tuổi mới mà để chúc mừng cho sự trưởng thành, đánh dấu một cột mốc mới, mở ra một chặng đường mới. Cô giáo chủ nhiệm chúng tôi hay nói “Tháo giày ra cho chân chạm đất đi” mỗi khi chúng tôi thốt lên những mơ mộng, ảo tưởng xa rời thực tế, vì rằng cuộc đời ngoài kia đâu phải toàn màu hồng như tưởng tượng của những đứa con gái 17,18. Chúng tôi biết, chặng đường đời dài rộng sau này, mình sẽ phải đi và cảm nhận bằng những “đôi chân trần” thật sự nhưng chắc chắn sẽ luôn tràn đầy tin tưởng và hi vọng như cách mà những quả bóng bay nhiều màu đã đem ước mơ của chúng tôi lên bầu trời cao xanh kia.

Nữ sinh Chuyên Anh khóa 17- Chuyên Vĩnh Phúc chung niềm vui, ước mơ

Đã có những em nhỏ 5 tuổi từ trường Mầm non Sao Mai đến biểu diễn chào mừng với các tiết mục ca múa rất dễ thương. Tôi nghĩ, biết đâu khi xem những điệu múa ấy, mẹ tôi cũng đang nhớ về tôi của hơn chục năm trước, bé xíu và sún răng, cũng lon ton theo cô giáo và các bạn lên sân khấu biểu diễn. Những điệu nhạc tuổi thơ kia hẳn đã đưa không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người về với miền kí ức thơ dại, để thấy rằng hành trình đến với “thế giới của những người lớn” chúng tôi đã đi rất nhanh, để thêm biết ơn những người đã cùng đồng hành và dõi theo trong suốt cuộc hành trình ấy.

Từ ngày vào học trường Chuyên, xa gia đình, tôi cảm nhận rõ hơn những lo lắng của mẹ cho những điều nhỏ nhặt nhất, cả những kìm nén của bố trước những điều không phải từ con, những động viên nhẹ nhàng mà phía sau là cả sự tin tưởng kì vọng, mong con luôn vui vẻ mà cố gắng học tốt. Bố mẹ nghĩ con gái đi học xa nhà thiệt thòi quá, rồi cứ thế mà mỗi ngày đều âm thầm lo lắng, cố dành cho con những gì tốt nhất, tuyệt nhất chỉ để con không phải chạnh lòng tủi thân.

Cũng từ ngày học trường Chuyên, tôi biết mình may mắn thế nào khi gặp được những thầy cô nơi đây. Tôi học được nhiều hơn rất nhiều những kiến thức sách vở, đó là những bài học cuộc sống, là phong thái ứng xử, giao tiếp, là phong cách sống, thái độ sống, là tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng... Tôi được chia sẻ những câu chuyện của mình, được lắng nghe và thấu hiểu, được giúp đỡ và động viên, và hơn cả là có cơ hội được cảm nhận những yêu thương thật sự. Đôi lần chúng tôi khiến thầy cô phiền lòng, nhưng tôi tin đó là vì thầy cô đã lo lắng và tin yêu chúng tôi rất nhiều. Mỗi bông hoa cài lên áo những người bố người mẹ, những người thầy giáo, cô giáo trong buổi “Lễ Tri ân và Trưởng thành” dẫu không nói hết những yêu thương và biết ơn nhưng cũng đủ để cha mẹ và thầy cô cảm nhận được tấm lòng tri ân chân thành của chúng tôi.

“Năm nào phượng cũng nở và ve cũng kêu nhưng năm nay bỗng thấy phượng nở rực rỡ hơn, ve kêu âm vang hơn”- lời tâm sự của thầy Nguyễn Đức Phi - Phó hiệu trưởng nhà trường như đã nói hộ những tâm tư của chúng tôi. Lẽ tự nhiên những ngày cuối tháng năm đối với học sinh cuối cấp là những ngày nhiều cảm xúc nhất. Tôi đã từng rất háo hức chờ đến ngày bữa tiệc của chúng tôi diễn ra, lại cũng mong nó đừng đến vội thế, sợ rằng bữa tiệc kết thúc cũng gần như đã chấm dứt thời cấp ba. Tôi cũng có chút bất ngờ khi chưa sẵn sàng tâm thế cho một buổi liên hoan chia tay thì nó đã diễn ra rất rõ ràng trước mắt. Tôi đã thực sự trải qua rất nhiều những cung bậc cảm xúc, vui vẻ với những khoảnh khắc chụp hình lưu niệm, thích thú với những điệu múa dễ thương của các bé thiếu nhi, rồi lắng đọng với lời phát biểu, động viên của thầy cô giáo, của đại diện phụ huynh học sinh, và đồng cảm với sự chia sẻ của những người bạn... Rồi cả những giọt nước mắt bỗng lăn dài khi lời bài hát vang lên cứ ghim chặt trong trí não “sẽ nhớ mãi nhớ mãi khi chúng ta bên nhau...” Và cả những nỗi buồn khó gọi tên cùng những bâng khuâng, luyến tiếc ...

Rồi đây, chúng tôi sẽ không còn được cùng nhau tham dự những bữa tiệc nhiều cảm xúc như thế, sẽ không gặp nhau ở trường mỗi ngày, sẽ không cùng ngồi một lớp nghe thầy cô giảng. Kết thúc quãng đời học sinh, cuộc sống mỗi đứa chúng tôi chắc chắn thay đổi ít nhiều. Những ngày tháng ấy thật khó tưởng tượng và thật khó tin. Có thầy giáo đã từng nói: chia tay cấp ba là cuộc chia tay vui nhất. Tôi thì lại thấy đây là cuộc chia tay ý nghĩa nhất, chia tay để trưởng thành, chia tay để trở lại... Ngôi trường cấp ba này - Chuyên Vĩnh Phúc, những thầy cô nơi đây sao cứ khiến chúng tôi lưu luyến thật nhiều mà chẳng nỡ rời xa, chẳng nỡ nói lời chào tạm biệt?!

Thời gian vẫn sẽ cứ vô tình quay mãi chẳng cần biết chúng tôi lưu luyến ra sao. Điều duy nhất chúng tôi nên làm là hướng đến tương lai một cách đầy tích cực, trở thành niềm tự hào của Chuyên Vĩnh Phúc và thầy cô nơi đây. Những kỉ niệm, cảm xúc đã qua đều sẽ được lưu giữ cẩn thận, cất vào những trang nhật kí và một góc tâm hồn để luôn khắc ghi mình đã thuộc về một nơi tuyệt vời đến thế!

Khi nào dùng từ lễ kỷ niệm?

Lễ kỷ niệm là sự kiện được tổ chức để tưởng nhớ, tôn vinh hoặc kỷ niệm một sự kiện, một người hoặc một sự kiện quan trọng. Có nhiều thể loại lễ kỹ niệm như lễ thành lập công ty, sinh nhật, ngày cưới,… Các lễ kỷ niệm có thể bao gồm các hoạt động như phát biểu, trình diễn, bữa tiệc, triển lãm và các hoạt động gây quỹ.

Khái niệm kỷ niệm là gì?

Theo “Từ điển tiếng Việt” thì: “Kỷ niệm là: 1. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua. Thí dụ: Kỷ niệm của tuổi thơ. Ôn lại những kỷ niệm cũ.

Kỷ niệm viết như thế nào?

Kỷ niệm hay kỷ niệm mới đúng chính tả?.

Quy tắc “Y” và “I” trong Tiếng Việt. Đối diện với “i” và “y”: Sự đối lập trong ngôn ngữ “i” là chính xác: Mọi từ ghép với “i” đều đúng chính tả ... .

Kỷ niệm hay Kỉ niệm. Khi đặt ở cuối từ, cả hai nguyên âm “i” và “y” đều có thể chấp nhận được. Ví dụ:.

Kỷ niệm trọng tiếng Anh có nghĩa là gì?

Bản dịch của anniversary – Từ điển tiếng Anh–Việt.