Tăng lương 2023 cho công chức

Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai, cho hay Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng (hiện 1,49 triệu đồng), tăng khoảng 20,8%.

Chiều 17.10, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20.10 tới.

Phương án tăng lương cơ sở từ 1.7.2023

Tại họp báo, trả lời về phương án tăng lương cơ sở mà Chính phủ trình tại kỳ họp 4 lần này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội (QH) Nguyễn Hoàng Mai, cho hay Chính phủ đang trình QH điều chỉnh mức lương cơ sở để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng (hiện 1,49 triệu đồng), tăng khoảng 20,8%.

Bên cạnh đó, tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH đối với đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%. Đồng thời, hỗ trợ với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng chi ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Việc thực hiện điều chỉnh này dự kiến từ 1.7.2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1.1.2023.

Về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII dự kiến triển khai từ 2021, ông Mai cho biết sau khi tăng lương cơ sở thì các cơ quan chức năng sẽ tính toán, đề xuất thời điểm thực hiện cải cách tiền lương. “Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn, trong đó có thách thức liên quan đến nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, đặc biệt trong bối cảnh đất nước vừa trải qua hơn 2 năm chống chọi với dịch Covid-19 và mới bắt đầu phục hồi kinh tế”, ông Mai nói.

Chính phủ chưa đề xuất giảm thuế xăng, dầu

Tại họp báo, thông tin về vấn đề điều hành giá xăng, dầu thời gian qua, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn cho biết vấn đề xăng, dầu trong thời gian vừa qua gây ra nhiều bức xúc và khi đi tiếp xúc cử tri cũng nhận được nhiều ý kiến.

\n

Theo ông Sơn, bất cập trong điều hành giá xăng, dầu thời gian qua có nguyên nhân giá xăng, dầu thế giới có biến động với biên độ lớn trong khi chu kỳ điều hành giá xăng, dầu trong nước chưa phù hợp với giá thế giới. Do đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ một cách hợp lý hơn vừa đảm bảo lợi ích người dân, doanh nghiệp, thương nhân đầu mối, xuất nhập khẩu, bán lẻ xăng, dầu.

Về xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của xăng, dầu, theo ông Sơn, tại thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ QH cũng đã đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu về các loại thuế này với xăng dầu báo cáo QH xem xét khi giá xăng, dầu tăng cao. “Đến nay, Chính phủ chưa có tờ trình báo cáo QH về nội dung này. Khi Chính phủ có tờ trình các cơ quan của QH sẽ xem xét thẩm tra, trình QH tại kỳ họp sớm nhất”, ông Sơn cho hay.

Trả lời về vụ việc xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Ủy ban Kinh tế đánh giá là “gây nhiều hệ lụy, mất niềm tin”, ông Nguyễn Minh Sơn cho biết việc Bộ Công an khởi tố vụ án liên quan tới Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội “cũng hơi xáo trộn”. “Qua phản ánh của báo chí, những ngày đầu tiên người dân đã kéo nhau đi rút tiền ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)”, ông Sơn nói. Tuy nhiên, theo ông Sơn, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thì tình hình đã lắng xuống. "Qua buổi họp báo hôm nay, mong báo chí phản ánh đến người dân, các doanh nghiệp yên tâm vì việc kiểm soát các vấn đề, hoạt động của ngân hàng phải đảm bảo cho người gửi tiền", ông Sơn nhấn mạnh.

Kỳ họp 4 QH khóa XV dự kiến diễn ra trong 21 ngày, từ 20.10 - 15.11.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thôi chức là “nguyện vọng cá nhân”

Trả lời về lý do QH tiến hành miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại kỳ họp thứ 4, Tổng thư ký QH Bùi Văn Cường cho biết đây là theo "nguyện vọng cá nhân và phân công của cấp có thẩm quyền". Theo ông Cường, đây là vấn đề đã được Hội nghị T.Ư 6 vừa qua kết luận, quyết định. "Đây theo nguyện vọng cá nhân và sắp xếp cơ quan có thẩm quyền về công tác nhân sự. Đây là việc rất bình thường thôi, liên quan tới công tác nhân sự của Đảng. Đảng quyết định bố trí nhân sự. Các cơ quan QH sẽ thực hiện đúng quy trình của pháp luật", ông Cường nói.

Tin liên quan

  • Tăng lương công chức, viên chức từ 2023, chưa xác định thời điểm cải cách tiền lương
  • Trình Quốc hội phương án điều chỉnh tiền lương công chức, viên chức
  • Trình phương án điều chỉnh tiền lương công chức, viên chức từ 2023

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, trong 2,5 năm, có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chiếm 2% tổng số biên chế được giao. Như vậy, tính bình quân 1 năm có khoảng 15.820 người nghỉ việc. Về nguyên nhân chủ quan, theo Bộ Nội vụ, chủ yếu  là do tiền lương ở khu vực công quá thấp, chưa tạo động lực cho đội ngủ cán bộ, công chức, viên chức.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri 10 ở Cần Thơ mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông tin: Các cơ quan đang đề xuất phương án theo hướng nâng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng/tháng, thời gian thực hiện từ 1-7-2023. Trước đề xuất này, nhiều công chức, viên chức mong muốn được tăng lương từ ngày 1.1.2023 thay vì ngày 1.7.2023. Bởi, do tác động của dịch bệnh, việc cải cách tiền lương cho công chức, viên chức những năm qua đã phải chậm trễ.Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV tới đây sẽ có nội dung bàn về việc cải cách tiền lương. Đây là tin vui đối với người lao động, vì chủ trương cải cách tiền lương, tăng mức lương cơ sở là giải pháp cần làm gấp. 

Tăng lương 2023 cho công chức

Theo ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện nay, dịch bệnh cơ bản đã được khống chế, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội có khởi sắc nên cần điều chỉnh mức lương cơ sở. Từ lần điều chỉnh lương cơ sở gần đây nhất đến nay, trượt giá cũng đã tăng khá cao, nên tiền lương thực tế của công chức, viên chức bị giảm sút.  Do vậy, việc tăng lương cơ sở là phù hợp với nguyện vọng của đa số cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 vừa qua, PGS.TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) đề nghị, năm 2023 - 2024 xem xét ngay việc tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) để tạo ra sự kích thích mới, bởi hiệu quả cao sẽ được tạo ra ngay từ việc tăng lương - chính sách được cho là đơn giản, dễ thực hiện và trực tiếp.

Tăng lương 2023 cho công chức

Gởi ý kiến đến Báo Người Lao động, nhiều bạn đọc có cùng mong muốn được Quốc hội, Chính phủ quan tâm cho nâng mức lương cơ sở sớm hơn dự kiến để góp phần cải thiện kinh tế gia đình những người sống nhờ lương. Bạn đọc Hoàng Văn Linh bày tỏ: "Chính phủ nên quyết định việc tăng lương là rất cần thiết nên áp dụng ngay từ đầu năm 2023 để kích cầu lao động, NLĐ phấn khởi có khí thế lao động từ đầu năm...chờ đến tháng 7 thì muộn quá". 

Bạn đọc Nguyễn Văn Hương góp ý: "Tháng 7-2023 tăng lương cơ sở cho công chức 20,8%, tháng 1/2022 vừa rồi đã tăng lương hưu 7,4%, như vậy người nghỉ hưu tăng lương hưu thua công chức, viên chức còn làm việc 13,4%, Đề nghị tháng 7/2023 tăng lương hưu thêm 13,4% cho công bằng với công chức, viên còn làm việc".

Bạn đọc Đặng Tuấn Huỳnh chia sẻ: "Lúc dịch COVID-19 cao điểm 2020 – 2021, những người hưởng lương đồng ý không tăng lương 2 năm. Nay hết dịch, nhịp sống trở lại bình thường cũng là lúc xăng dầu, vật giá leo thang, đời sống công chức, viên chức và người về hưu càng khó khăn, đề nghị nên tăng lương sớm từ đầu năm 2023".

Theo các chuyên gia lao động, vấn đề đặt ra là việc cải cách tiền lương cần có sự tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở nguồn lực ngân sách. Việc sửa đổi các quy định chính sách tiền lương dành cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần được thực hiện một cách khoa học, hợp lý. Đồng thời cần xây dựng hệ thống tiền lương phù hợp với thị trường lao động để rút ngắn khoảng cách lương giữa khu vực công và khu vực tư, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa hai khu vực này trong việc thu hút nhân lực chất lượng cao.