Người mình thích gọi là gì

Trong tình yêu, chàng trai rất thường gọi người yêu của mình với nhiều tên gọi khác nhau như em, bé, cục cưng,... Nhưng một số bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ được tại sao con trai thích gọi con gái là bé? Ở bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cụ thể và chi tiết tại sao con trai thích gọi người yêu là “bé”.

1. Ngụ ý khen người yêu của mình đáng yêu

Theo nghiên cứu của Konrad Lorenz (một nhà động vật học, nhà nghiên cứu tập tính học và điểu học người Áo) cho biết sự đáng yêu của những trẻ nhỏ chính là sự thích nghi có tiến hóa và thuận lợi, và nếu không có sự đáng yêu thì chúng sẽ khó lòng tồn tại được. Điều đó lý giải lý do vì sao những đứa trẻ trông rất đáng yêu.

Cũng tương tự như thế, con trai gọi con gái là bé bởi sự đáng yêu và hồn nhiên như những đứa trẻ trong mắt của anh ta. Hay nói cách khác, khi con trai gọi con gái là bé, điều này ngụ ý khen người yêu của mình là một người đáng yêu.

Người mình thích gọi là gì

Ngụ ý khen người yêu của mình đáng yêu - Lý giải tại sao con trai thích gọi con gái là bé

2. Chàng hay gọi là bé để mong muốn được bảo vệ, chở che

Lý do con trai gọi người yêu của mình là “honey”, “em bé”, “baby”, “cục cưng”,... đó chính là sự mong muốn được bảo vệ người yêu như là những đứa trẻ.

Thật vậy, theo quan niệm xưa và hiện nay cũng thế, bản năng của đàn ông là sự chở che, bảo vệ người khác nhất là với những người mà họ quan tâm và yêu thương. Chắc chắn một điều rằng khi bạn được gọi là “Bé” thì chàng đang thực sự yêu bạn thật lòng và mong muốn được là người bảo vệ cho nàng.

Sự che chở của chàng nếu thể hiện qua một câu nói, cách xưng hô là “bé” thôi là chưa đủ. Nó còn nằm ở hành động của chàng dành cho nàng, không phải là sự gì đó quá phức tạp, khó khăn mà đơn giản, nó nằm ở những tiểu tiết nhỏ. Chẳng hạn như đi đường, họ sẽ luôn đi ở phía ngoài, bạn ốm bệnh là họ sẽ đến ngay,...

Chính vì thế bạn nữ bên cạnh đoán tính cách, của chàng qua cách xưng hô mà hãy quan sát thêm hành động của họ để phán đoán là chính xác nhất, để người yêu mà mình lựa chọn là một sự đúng đắn.

3. Mong muốn họ trưởng thành hơn nửa còn lại

Là một người con trai, đặc biệt trong mối quan hệ tình yêu, phái nam ai cũng muốn mình trưởng thành hơn phái nữ. Điều này cũng lý giải vì sao trong tình yêu người đàn ông luôn được gọi bằng “anh”. 

Sự mong muốn trưởng thành hơn càng đúng khi đa số, nàng sẽ thường nhỏ tuổi hơn chàng trong quan hệ tình cảm.

Dù với bất cứ lý do nào thì con trai gọi con gái là bé luôn thể hiện một tình yêu thương chân thành, sẵn sàng bảo vệ cho nửa còn lại; Khi có một tình yêu như vậy, quả thực bạn đang có một tình yêu hết sức hạnh phúc.

Người mình thích gọi là gì

Mong muốn họ trưởng thành hơn nửa còn lại - Lý giải tại sao con trai thích gọi con gái là bé

Thật vậy, con trai thích gọi con gái là bé không phải mang tính bông đùa, mua vui mà là đang thể hiện tình cảm của mình dành cho đối phương. Bạn nữ có một tình yêu như vậy hãy đừng nên tỏ ra mình là người trưởng thành hơn mà hay trở nên nhỏ bé, là người được chở che trong mối quan hệ.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc của chúng tôi về lý do tại sao con trai thích gọi con gái là bé. Đừng quên theo dõi Studytienganh thường xuyên để bạn lý giải được nhiều câu hỏi đang cần gỡ rối.

Ông bà ta có câu ‘Nhất cự ly, nhì tốc độ’ thì thực ra nó cũng đúng đấy. Trong tâm lý có một hiệu ứng gọi là Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên (Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.) Đây là hiệu ứng tâm lý mà chúng ta sẽ thích điều ta tiếp xúc thường xuyên. Bạn có thể không thích 1 người, nhưng tiếp xúc nhiều bạn sẽ chấp nhận và dễ thích họ hơn. Bạn có thể không thích 1 bài hát, nhưng nghe nhiều sẽ dần thích nó hơn. Hiệu ứng này đặc biệt xài nhiều trong quảng cáo, tiếp thị. Đó là cứ lặp đi lặp lại tên nhãn hiệu để người dùng quen thuộc sản phẩm đó. Vậy nên bạn trai nào muốn tiếp cận cô gái nào thì nên tìm cách có điều kiện ở trong tầm nhìn của người kia nhiều hơn. Chú ý là nên hành động tự nhiên, như thể tình cờ chứ đừng làm mình trở thành kẻ bám đuôi nha. Bên cạnh đó, ở đây cũng nên hiểu rộng ra chút là gần gũi không chỉ dựa trên không gian mà còn cả thời gian nữa. Nếu 2 bên dành thời gian cho nhau nhiều thì cho dù không ở gần vẫn có thể gắn bó với nhau. Ngày nay nhờ facebook hay các mạng xã hội mà chúng ta vẫn có thể có cảm tình với người mình thường xuyên trò chuyện trên mạng nhờ dành thời gian cho nhau.

 

2. Sự hấp dẫn thể chất.

Cái này thì dễ hiểu rồi, ai cũng thích cái đẹp mà. Ngoại hình có thể không phải là tất cả. Tuy nhiên nếu trong trường hợp không có hoàn cảnh hay điều kiện tiếp xúc với nhau như học chung lớp, đồng nghiệp… thì ngoại hình là yếu tố khiến chúng ta có mong muốn tiếp xúc để tìm hiểu người kia hơn. Có 3 cái quan trọng trong hấp dẫn thể chất. Đó là:

Khuôn mặt : Các nhà nghiên cứu tìm hiểu ra bạn không cần phải quá đẹp như các siêu mẫu hay diễn viên. Mà một khuôn mặt đẹp thì đơn giản là cần sự ‘cân đối’ hay ‘đối xứng’.

Mùi: Trong một nghiên cứu thì các nhà tâm lý cũng phát hiện ra chúng ta sẽ thích người có mùi khác mình hơn. Các bạn có thể hiểu đại khái đây là mùi tự nhiên của mỗi người và chúng ta sẽ không thích những người có mùi giống mình như ba, mẹ hay họ hàng. Đây là một cách để tự nhiên hạn chế việc lai giống gần.

Cơ thể: Cái này thì chủ yếu là nữ giới để ý cơ thể nên có tỷ lệ eo-hông là (đây là tỷ lệ giúp cho việc sinh con gần như là tốt nhất). Đối với nam giới thì bạn không cần phải có ngực 6 múi, nhưng nên có sức khỏe và thân hình khỏe mạnh để người phụ nữ cảm thấy có thể nương tựa là được. Điều quan trọng vẫn là thần thái (năng lượng mình tỏa ra) phải tích cực và mạnh mẽ.

 

3. Càng giống nhau càng dễ thích nhau:

Chúng ta thường thích người có thái độ và quan điểm giống với mình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy sự giống nhau hấp dẫn chúng ta hơn so với sự khác nhau (Bercheid và Reis, 1998). Đơn giản ví dụ như bạn và 1 người khác đang tranh luận. Nếu có ai đó cùng quan điểm với bạn, bạn sẽ dễ thích người đó hơn. Cho dù bạn có cố gắng khách quan nhất thế nào đi chăng nữa.

Vậy nên trong mối quan hệ, khởi đầu hãy cố gắng tìm ra điểm giống nhau, và tập trung vào điều đó để phát triển mối quan hệ.

 

4. Yêu người yêu mình:

Chúng ta có xu hướng thích người thích mình. Nếu bạn có thích ai, hãy thể hiện mình thích họ, nhưng mà nhẹ nhàng tinh tế thôi. Điều này cũng sẽ khiến họ có xu hướng thích lại bạn hơn. Vậy nên đừng chỉ lúc nào cũng giữ tình cảm cho riêng mình nhé. Đôi khi việc thể hiện cái thích thuần tùy, không kỳ vọng tình cảm nam nữ sẽ rất có hiệu quả đó.

 

5. Sự chuyển hướng kích thích

Hiệu ứng "lẫn lộn kích thích" (Misattribution of arousal) là hiện tượng chúng ta sai trong việc nhìn ra điều gì khiến bản thân thấy kích thích. Một ví dụ phổ biến là khi sợ, chúng ta lại thường dễ nhầm tưởng đó là cảm giác yêu thích với người ở bên cạnh mình khi đó.

Đây là lý do tại sao khi cùng nhau vượt qua những việc khó khăn, nguy hiểm thì mình dễ cảm nắng hơn . Ngoài ra là những việc như cùng nhau đi xem phim ma, chơi trò chơi cảm giác mạnh cũng dễ khiến mình thích người đi cùng hơn.

Tuy nhiên là những cảm xúc này thi thường ngắn hạn và dễ trôi đi nếu thiếu sự tiếp tục vun đắp sau đó.

 

6. Tính cách và tâm hồn.

Ngoài những điều ở trên thì tính cách và tâm hồn một người thường là lý do chính mà chúng ta thường sẽ quyết định gắn bó một người lâu dài hơn. Nghiên cứu chỉ ra cả phụ nữ và nam giới đều đánh giá cao những đặc điểm như: sự hài hước, ấm áp, tốt bụng,...Ở họ có cái gì đó khiến ta cảm thấy được an toàn và được thoải mái khi ở bên.

Nếu bạn đang tìm kiếm tình yêu, hãy tìm cách tiếp cận, gần gũi nhiều người, chăm sóc cho vẻ bề ngoài của mình và đặc biệt là nuôi dưỡng tâm hồn mình nhé !

 

7. Làm sao để biết bạn thích một ai đó:

Phương pháp 1: Nhận biết các dấu hiệu bạn đang phải lòng một ai đó:

Một trong những cách hay nhất để đoán biết bạn thích ai đó là dành thời gian chỉ riêng hai người bên nhau. Nếu cuộc trò chuyện diễn ra tự nhiên và trôi chảy, người ấy khiến bạn cười, và khi ra về lòng bạn lâng lâng vui sướng, vậy thì đó là dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy bạn đã phải lòng người ấy.

- Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi ở bên ai đó, hoặc họ có vẻ xa cách trong suốt buổi hẹn hò, có lẽ là giữa hai bạn không có sự kết nối.

- Bạn không phải áy náy khi muốn chấm dứt với người đó sau một cuộc hẹn không để lại cho bạn cảm giác vui vẻ. Xét về lâu dài, như vậy là bạn không làm lãng phí thời gian và công sức của cả hai bên.

Để ý xem bạn có cảm giác háo hức khi người ấy gọi điện hoặc nhắn tin cho bạn không. Nếu bạn nhảy bổ đến điện thoại khi nhận được tin nhắn của người ấy và không bao giờ để cuộc gọi của họ chuyển sang hộp thư thoại, đó là một dấu hiệu nói lên rằng bạn rất thích người ấy. Cho dù có bận đến mấy, bạn cũng muốn gửi tin nhắn chỉ để người ấy biết rằng bạn đang nghĩ về họ

- Nếu người ấy nhắn tin mà bạn thường không có hứng thú đáp lại hoặc chẳng có gì để nói, có thể bạn chỉ xem họ là bạn bè.

Nhận biết mỗi khi bạn nhìn thấy những sự vật nhắc nhớ bạn về người ấy.

- Nếu nhìn đâu bạn cũng thấy những thứ khiến bạn nghĩ về họ thì có lẽ là bạn bị hớp hồn rồi đấy. Chú ý xem một ngày có bao nhiêu lần bạn kể cho người ấy nghe những chuyện mà bạn nghĩ họ sẽ thích, và bao nhiều lần bạn kể cho bạn bè và người thân nghe những câu chuyện thú vị hoặc những sự việc liên quan đến người ấy.

- Dành thời gian ở bên cạnh những người khác để xem liệu bạn có nhớ người ấy không. Khi đi chơi với bạn bè hoặc ở bên cạnh gia đình, bạn sẽ có thời gian vui vẻ giữa những người thân yêu. Nếu bạn phát hiện thấy mình thầm ước gì có người ấy ở đó, hoặc chỉ muốn liên tục nhắn tin cho họ để kể về mọi chuyện diễn ra trong ngày, vậy thì đúng là bạn rất thích người ấy rồi.

- Nếu bạn không thấy nhớ nhung người ấy khi bạn ở bên cạnh những người khác, hãy hỏi tại sao. Có thể bạn chỉ vì bận rộn mà quên nghĩ về họ, hoặc có thể bạn quan tâm đến người ấy chỉ vì bạn không thích cô đơn. Hãy cố gắng thành thật với bản thân về cảm giác của bạn.

- Để ý xem khi nhận được tin dù tốt hay xấu, người đầu tiên bạn muốn thông báo có phải là người ấy không. Sự hiện diện của người kia để cùng bạn vui trước những tin mừng và cùng đối mặt với những tình huống khó khăn là một phần không thể thiếu trong mối quan hệ tình cảm. Nếu có chuyện quan trọng nào đó xảy ra trong cuộc đời bạn, hãy chú ý xem người mà bạn gọi điện hoặc nhắn tin đầu tiên sẽ là ai. Nếu đó chính là người ấy thì có lẽ là bạn tin tưởng và quý mến họ rất nhiều.

- Bố mẹ và bạn thân có thể là những người ngoại lệ mà bạn chia sẻ trước nhất. Tuy nhiên, người ấy phải là một trong số những người mà bạn liên lạc đầu tiên khi có chuyện gì đó xảy ra với bạn.

Phương pháp 2: Kiểm tra sự tương hợp giữa hai người:

Nghĩ xem liệu hai bạn có chia sẻ chung các giá trị, mối quan tâm và ước vọng hay không. Nhiều khi có những vấn đề khiến người ta không thể hẹn hò nhau, chẳng hạn như các quan niệm khác biệt về hôn nhân, ý thích cá nhân và nhiều thứ khác nữa. Những câu hỏi mà bạn đặt ra cho đối tượng hẹn hò về giá trị đạo đức, sở thích và dự định về tương lai sẽ tiết lộ cho bạn biết liệu hai bạn có phải là một cặp tâm đầu ý hợp hay không, đồng thời cũng cung cấp manh mối về các vấn đề có thể nảy sinh.

- Ví dụ, bạn có thể hỏi người ấy, “Anh cho rằng điều gì là quý giá nhất trong tình bạn?” hoặc “Theo em thì những chuyện gì không nên lấy ra để đùa?”

- Nếu cảm thấy có thể tiến xa hơn, bạn hãy hỏi, “Anh tìm kiếm điều gì ở một mối quan hệ?” hoặc, “Theo em thì một người yêu lý tưởng sẽ như thế nào?”

- Đừng quên rằng những điều nho nhỏ như vậy đôi khi rất quan trọng. Bạn có thể hỏi “Em thích làm gì vào cuối tuần?” hoặc “Anh thích đi cắm trại trên núi hay đi chơi biển?” để xem hai bạn có hợp nhau về sở thích nói chung không.

Chạm vào cánh tay hay bàn tay của người ấy để đánh giá mức độ hấp dẫn về thể xác giữa hai người. Thật khó mà duy trì mối quan hệ yêu đương với một người không khiến bạn có cảm giác thu hút về giới tính. Cái chạm nhẹ lên cánh tay hoặc bàn tay của người ấy sẽ cho bạn biết liệu họ có thoải mái khi ở bên cạnh bạn không, và cảm giác của bạn khi ở gần người ấy là như thế nào. Nếu bạn hoàn toàn không có ham muốn chạm vào người ấy, có lẽ hai bên chỉ thích hợp làm bạn bè.

- Nếu người ấy có vẻ không thoải mái khi bạn chạm vào thì đó là dấu hiệu cho thấy họ chưa sẵn sàng cho mối quan hệ.

- Lắng nghe linh cảm và trực giác mách bảo về sức hấp dẫn thể xác. Nếu bạn không có cảm giác rạo rực muốn chạm vào người ấy hoặc ngồi gần họ thì có lẽ là bạn chưa thực sự rung động.

Tác giả: -Kiri-, sưu tầm

Bộ phận tư vấn tâm lý - Công ty Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập)
Nguồn: tamly.blog, wiki how

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.6162 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !