Ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM

Ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM
Thầy và trò Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Công nghệ sinh học-ngành học cần nhiều tố chất và đam mê

CNSH là ngành được xây dựng dựa trên hệ thống các sinh vật sống hoặc các tổ chức sống nhằm sản xuất và tạo ra các sản phẩm công nghệ dựa trên ngành sinh học. Đặc biệt được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, khoa học thực phẩm, và dược phẩm, phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống của con người.

Theo TS Phạm Minh Tuấn- Trưởng khoa CNSH Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM,ngành CNSH là một ngành tích hợp nền tảng của các ngành khác nhau (sinh học, hóa học, công nghệ,..). Bên cạnh kiến thức của lĩnh vực sinh học, người làm CNSH còn phải vận dụng các kiến thức về hóa học, vật lý, công nghệ,..để giải quyết các vấn đề CNSH.

Chính vì thế, các bạn học sinh học tốt các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học, đồng thời có đam mê ứng dụng các kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn sẽ rất thích hợp để theo đuổi ngành học này.

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng, cơ hội ngày càng rộng mở khi đất nước bước vào con đường hội nhập, do đó các đơn vị đào tạo nhân lực (các trường ĐH-CĐ) cũng không thể đứng ngoài. Thực tế, sau năm 2005 Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh phát triển nhân lực ngành CNSH để đón đầu kỷ nguyên số, cũng như ứng dụng các nền tảng công nghệ tiên tiến. Mỗi trường có một thế mạnh và định hướng chuyên môn riêng để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường lao động.

Ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học trong phòng thí nghiệm

Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM vốn dĩ định hình là một trường đại học theo mô hình ứng dụng, đa ngành ngành nghề, với thế mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật, thực phẩm nên theo TS Tuấn ngay từ đầu, ngành CNSH của trường không chỉ tập trung phát triển CNSH ứng dụng vào các lĩnh vực mà xã hội cần, đặc biệt là thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp chế biến, môi trường, mà còn hướng sinh viên đến nền tảng của khoa học thực phẩm, sức khỏe và ứng dụng công nghệ cao…nhằm gia tăng khả năng, kỹ năng trong thích ứng công việc.

Cơ hội việc làm lớn

Nhìn nhận về thực trạng và tiềm năng của nhân lực ngành CNSH trong tương lai, TS Phạm Minh Tuấn cho biết: CNSH đã được xác định là một trong những mũi nhọn hàng đầu mà Việt Nam phải đạt được vào năm 2020. Vì lẽ đó, Nhà nước không chỉ dốc lực đầu tư nhiều cho các đề tài nghiên cứu, dự án triển khai, mà còn thành lập nhiều phòng thí nghiệm trọng điểm, nhiều Trung tâm CNSH.

“Tuy vẫn chưa thật sự bật lên trong lĩnh vực và ngành nghề này, nhưng tình hình ứng dụng của CNSH trong các lĩnh vực khác ở Việt Nam hiện nay lại khá sáng sủa.

Chẳng hạn như trong nông nghiệp (phát triển nông nghiệp hữu cơ, tạo ra các giống mới có năng suất, chất lượng tốt hơn), trong thực phẩm (an toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng), trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi (các chế phẩm, quy trình sinh học), trong môi trường (các phương pháp xử lý sinh học),…Vì vậy có thể dự báo nhu cầu nhân lực ngành CNSH sẽ không nhỏ”- TS Tuấn đánh giá.

Thực tế, theo báo cáo của Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT, đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần ít nhất là 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực này. Hiện nay, có nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cũng như hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng CNSH. Đây chính là cơ hội cho các cử nhân ngành CNSH có thể lựa chọn việc làm với mức lương hấp dẫn cùng với các chế độ ưu đãi.

Để giúp sinh viên có đủ kỹ năng, kiến thức và không bị lạc hậu sau khi ra trường, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đã vạch ra hướng đi cụ thể cho sinh viên, chương trình học của ngành CNSH. Qua đó, hướng đến thực hiện tốt phương châm, học xong có việc làm mà trường đang quyết liệt trển khai.

Ngoài cải tiến, cập nhật chương trình đào tạo và nội dung giảng dạy. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ giảng dạy không ngừng được nâng cao. Nội dung các môn học sát hơn với thực tế. Trong từng bài học, sinh viên được thực hành với phương pháp xác định và giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM
Giảng viên khoa Công nghệ sinh học Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM

“ Ngoài học tập, sinh viên còn được tham gia nhiều hình thức hoạt động khác như: tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, các lớp huấn luyện kỹ năng,... Điều này sẽ giúp cho các em tích lũy được nhiều phẩm chất cần thiết để thích nghi tốt hơn vào môi trường làm việc sau này.

Chúng tôi hết sức chú trọng các nội dung về thực hành, trải nghiệm thực tế, tham quan nhận thức, kiến tập chuyên ngành và thực tập tại doanh nghiệp. Các hoạt động này được thiết kế theo trình tự và tổ chức thực hiện chu đáo. Vì vậy, sinh viên có khả năng thực hành nghề nghiệp tốt và có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường làm việc sau khi ra trường”- TS Tuấn chia sẻ.

Cử nhân CNSH sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai vị trí khác nhau như: Quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên CNSH tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh.  Chuyên viên xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa…

Ngành Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao, đa ngành, tích hợp các ngành khoa học và công nghệ như sinh học, hóa học, vật lý, kỹ thuật quá trình để khai thác các sinh vật sống tạo ra các sản phẩm phục vụ con người.


Ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học HUFI thực hành trong phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào

Ngành Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao, đa ngành, tích hợp các ngành khoa học và công nghệ như sinh học, hóa học, vật lý, kỹ thuật quá trình để khai thác các sinh vật sống tạo ra các sản phẩm phục vụ con người. Tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM (HUFI) ngành Công nghệ sinh học được đào tạo để sinh viên có thể ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội: từ sản xuất nhiều loại dược phẩm, thực phẩm; hóa chất cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp; nhiên liệu sinh học; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; phân tích xét nghiệm bệnh và điều trị…cho đến xử lý ô nhiễm môi trường.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể:

  • Làm chuyên viên, nhân viên nghiên cứu và phát triển (R&D), phụ trách kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm, giám sát, quản lý sản xuất tại các công ty, doanh nghiệp trong các lĩnh vực Công nghệ sinh học, Nông, Lâm, Thủy sản, Y - Dược, Chế biến Thực phẩm, Môi trường;
  • Làm chuyên viên ở các tổ chức, cơ quan Bộ, Ngành, địa phương cần chuyên môn liên quan đến Công nghệ Sinh học;
  • Thực hiện công việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng, triển khai công nghệ liên quan đến Công nghệ Sinh học ở các Viện nghiên cứu, các Trung tâm, các đơn vị nghiên cứu triển khai của các Bộ, Ngành, địa phương, các trường Đại học và Cao đẳng;
  • Tham gia giảng dạy công nghệ sinh học và Sinh học ứng dụng ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp;
  • Quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm CNSH;
  • Kinh doanh, tư vấn kỹ thuật tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược.

    Ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM

    Sinh viên ngành Công nghệ sinh học HUFI được giảng viên hướng dẫn trong phòng thí nghiệm

Có thể thấy trong những năm xét tuyển gần đây, ngành Công nghệ sinh học được rất nhiều thí sinh quan tâm. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng, ngành còn có mức lương khá “hấp dẫn” so với các chuyên ngành cùng khối ngành. Mức lương của ngành tùy thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn, dao động trong khoảng 6 - 20 triệu.

Mã ngành: 7420201
  • A00 – Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01 – Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • B00 – Toán, Hóa học, Sinh học
  • D07 – Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Năm 2021, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM (HUFI) sẽ có 04 phương án tuyển sinh cho 34 ngành đại học.

Ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM

Theo thạc sĩ Hoàng Thị Thoa - Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông HUFI, trường dự kiến duy trì 4 phương thức tuyển sinh trong năm 2021 gồm: xét tuyển học bạ THPT; xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021; xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm bài thi ĐGNL ĐHQG-HCM năm 2021 và Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Trong đó, riêng phương thức xét tuyển học bạ sẽ có điều chỉnh về cách thức xét tuyển. Cụ thể, Nhà trường sử dụng điểm trung bình cộng của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên hoặc tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.