Bò đực bò cái khác nhau như thế nào năm 2024

Chọn giống là một khâu quan trọng trong chăn nuôi. Giống tốt sẽ cho năng suất cao, khả năng sinh sản tốt.

1. Phương pháp chọn và phối giống cho bò Chọn giống là một khâu quan trọng trong chăn nuôi. Giống tốt sẽ cho năng suất cao, khả năng sinh sản tốt. Mỗi cá thể bò được chọn làm giống phải có thân hình phát triển đồng đều, lông da bóng mượt, đầu cổ thanh, tư thế bốn chân vững... Chọn bò cái nền Dùng bò cái ta vàng để làm bò nền sẽ không đạt hiệu quả kinh tế cao vì bò vàng chỉ có trọng lượng khoảng 180kg. Vì vậy phải cải tạo bò vàng thành bò lai Sind để làm bò nền, sau đó cho lai với bò cao sản thịt, sữa. Chọn bò đực giống Chọn bò đực có tầm vóc lớn, thân trước phát triển, u vai nôi cao, yếm rộng, vai mông nở nang, 4 chân vững chắc, tinh hoàn phát triển cân đối, khôi lượng trung bình từ 400 - 500kg. Bò đực phải có tính hăng, linh hoạt, nhảy khỏe, tỷ lệ thụ thai cao. Do không có điều kiện để nhập bò đực Sind thuần, nên biện pháp tốt nhất là gieo tinh nhân tạo, dùng bò Sind để phối với bò cái lai Sind, nếu không thì có thế sử dụng các bò đực lai Sind có tỷ lệ lai máu cao để làm bò đực giống. Phương pháp phối giống - Gieo tinh nhân tạo: Phương pháp này sử dụng tinh viên bò Sind hoặc các giống bò cao sản khác cho bò cái nền. Nó có ưu điểm là tạo được những bò lai phẩm chất cao, ngăn ngừa những hiện tượng trùng huyết và bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và người nuôi bò phải biết cách phát hiện đúng thời gian bò lên giống để kỹ thuật viên tiến hành gieo tinh cho bò. - Phối giống tự nhiên (phối trực tiếp): Phương pháp này sử dụng bò đực giống đả chọn lọc để phối trực tiếp cho bò cái nền. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, thích hợp với các khu vực xa dân cư. chăn nuôi còn chưa phát triển. Đối với phương pháp này việc chọn lọc giống rất quan trọng, cần phải thay đổi đực giống sau một thời gian sử dụng để tránh hiện tượng trùng huyết sẽ làm cho bò con có khả năng sinh sản kém, dễ mắc bệnh tật. - Cách phát hiện bò lên giống (động đực) Chu kỳ lên giống (động đực) của bò cái từ 18-21 ngày. Khi bò cái lên giống thường có những biểu hiện bên ngoài như bỏ ăn, hụ rông, nhớn nhác, nhảy chồm lên lưng bò khác, âm hộ sưng đỏ cháy nước nhòn. Nếu phát hiện bò cái có biểu hiện lên giống cần báo ngay cho kỹ thuật viên gieo tinh hoặc cho phối hợp với bò đực ngay sau khi phát hiện bò lên giống. Các phương pháp nhân giống bò thịt - Nhân giống thuần chủng là giao phối giữa đực và cái giống cùng một giống để có đời con mang đặc Lính của giống đó, phương pháp này thường sử dụng khi muốn giữ lại và cải tiến những phẩm chất tốt của giống vốn có. Trường hợp cá thể phối giống thuộc dòng khác nhau được gọi là phương pháp phối giống chéo dòng. Phương pháp này được tiến hành để nâng cao đặc tính của dòng khi được dòng khác bổ sung. - Lai tạo là dùng bò các giống khác nhau giao phối với nhau, bê đẻ ra có máu nhiều giống. - Lai cải tạo (lai cấp tiên): Dùng giống cao sản cho lai cải tạo căn bản một giống khác năng suất thấp, chất lượng kém. Ở nước ta thường nhập giống cao sản cho lai với giống bò nội. Cần chú ý chọn giống bò cái tạo có khả năng để thích nghi với điều kiện chăn nuôi mới, chọn phối phải có mục đích và tiêu chuẩn, chăm sóc tốt con lai. + Lai pha máu (lai cải tiến): Phương pháp này áp dụng cải tiến một phẩm giống, con lai giữ nguyên được đặc tính cơ bản của giống. + Lai gây thành (lai phối hợp): Phương pháp này không có cơ sở nhất định mà căn cứ vào mục tiêu gây giống đã được xác định. Dùng các giống khác nhau giao phối với nhau, khi có con lai đạt yêu cầu thi cho tự giao đẽ tạo thành giống mới. + Lai kinh tế: Là phương pháp lai giữa hai cá thể thuộc hai dòng khác giống, hai giống khác nhau để tạo con lai F1 có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn, không dùng để làm giống. Phương pháp này thưòng được áp dụng trong chăn nuôi bò thịt.

2. Một số đặc điểm sinh sản của bò cái

Phối giống và sinh sản - Đặc điểm sinh sản của bò cái: + Tuổi bắt đầu phối giống L8 - 24 tháng. + Thời gian mang thai 280 - 290 ngày (9 tháng 10 ngày). + Thời gian động dục trở lại sau đẻ 2 - 3 tháng + Chu kỳ động dục 20 ngày (17 - 23 ngày), thời gian động dục 24 - 36 giờ. - Những biểu hiện chủ yếu khi bò động dục - (3 giai đoạn) + Giai đoạn bắt đầu động dục (G - 10 giờ): Con vật ở trạng thái khác thường, băn khoăn ngơ ngác, kêu rông, chạm sừng nhai, thích gần và ngửi âm hộ con khác, không cho con khác nhảy lên lưng. Âm hộ sưng, hơi mả, có màu hồng. + Giai đoạn giữa động dục (12 - 16 giờ): Con vật ở trạng thái hưng phấn cao độ, thích nhảy lên lưng con khác, sau đứng yên đế con khác nhảy lên, ít ăn uống hoặc bỏ hoàn toàn. Âm hộ hơi mở, màu đỏ hồng, có niêm dịch keo dính màu trắng, chảy thành dòng, sau tạo thành dây keo dính lòng thòng hoặc dính bết vào mông. + Giai đoạn cuối động dục (6 ' 10 giờ): Không cho con khác nhảy lên, trạng thái thần kinh và ăn uống trở lại bình thường. Thời điểm phối giống thích hợp nhất là vào giai đoạn giữa động dục: + Bò cái có biểu hiện chịu đực: đứng yên cho bò khác nhảy lên (tư thế đi dạng chân, cong đuôi). + Âm hộ nhỏ dán lại, niêm mạc chuyến từ đo hồng sang hồng nhạt. + Niêm dịch ở trạng thái keo dính Phối giống: + Xác định thời gian phối giống thích hợp. + Sử dụng quy luật phối sáng - chiều:

  • Sáng phát hiện động dục - chiều phối giống.
  • Chiều phát hiện động dục - sáng sớm hôm sau phối giống.

- Công thức phối giống: + Dựa vào mục đích sản xuất để lựa chọn công thức phối. + Nuôi bò hướng thịt: chọn đực giống mang máu thuộc nhóm giống bò Zêbư như: Red Shindhi, Brahman, Sahiwal... (thuần hoặc lai). + Nuôi bò hướng sữa: chọn đực giống mang máu thuộc nhóm hướng sữa như: Holstein Ffizer, nâu Thụy Sv... hoặc bò kiêm dụng như: Sahiwa). Red Sindhi... + Chú ý: không nên sử dụng bò đực cái của địa phương cho phối giống vì thế hệ sau sẽ lớn chậm, tầm vóc nhỏ, cho sửa ít. - Phương pháp phối giống: Khi phát hiện bò cái động dục, sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau để phối giống: + Thụ tinh nhân tạo: phương pháp này có nhiều ưu điểm vì sử dụng được tinh bò ngoại có chất lượng phẩm giống cao, hạn chế lây lan dịch bệnh... Tuy nhiên cần có các dẫn tinh viên chuyên trách và cản được thực hiện ở những nơi có điều kiện cho phép. + Nhảy trực tiếp: Dùng bò đực giống tốt, to, khoẻ, ngoại hình đẹp, không quá già. không quá non cho phối giống trực tiếp với bò cái động dục. Chú ý: Cần quản lý chặt, bò cái, không để giao phốì tự do. sớm thiến những bò đực cóc kém phẩm chất ớ trong đàn hoặc trong vùng. Không cho phổi giống những bò đực và cái có quan hệ huyết thống gần như cha mẹ, con cháu, anh em cùng cha mẹ. Nên phối kép 2 lần cách nhau 6 giờ để đảm bảo cho bò có chửa. - Chẩn đoán thai: + Sau khi phối tinh, nếu quan sát thấy bò không động dục trở lại, hay ăn ngủ nhiều, bầu vú phát triển, gân bụng và vú nổi dần, bụng to ra... là có thể bò có chửa. + Có thể sử dụng phương pháp khám thai qua trực tràng. Đây là phương pháp có độ chính xác cao nhúng phái cần đến cán bộ thú y có tay nghề. - Đỡ đẻ: + Bò sắp đẻ có trạng thái: Bụng to, nặng nề, vú căng (có sữa non). Trước đẻ 2 - 3 ngày âm hộ sưng chảy, sụt mông... Chuẩn bị đỏ hay lỉnh đi ăn riêng, trạng thái lo lắng, hay cào nền chuồng... + Bò đẻ bình thường: Thai ở 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Thai thuận đầu: Thai dọc đầu. thân nằm sấp, đầu và mõm gác lèn 2 chân trước. Khi đẻ 2 chân trước ra trưóc, đế móng ỏ phía dưới.
  • Thai thuận đuôi: Thai dọc đầu, thân nằm sấp, đuôi thai nằm ở giữa 2 chân sau, duỗi thẳng. Khi đẻ 2 chân sau ra trước, đuôi nằm giữa 2 chân sau, đê móng ở phía trên.

Bò đẻ bình thường nên để đẻ tự nhiên, bò mẹ tự chăm sóc con sau khi đẻ. Chủ bò chỉ hỗ trợ lôi bê ra và lấy nhau thai đem huỷ. + Bò đẻ không bình thường:

  • Các tư thế thai nằm không bình thường.

' Thai quá to.

  • Thai bị chấn thương, bệnh tật mà chết lưu hoặc yếu dạ con không đẻ được.

Trong trường hợp này cần mồi cán bộ thú y đến can thiệp kịp thời. Cách tính ngày sinh cho bò Biết trước được ngày sinh của bò để có cách chăm sóc tốt nhằm đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả bò mẹ lẫn bê non là điều người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý. Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy muôn tính được ngày sinh của nó cần tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày. Cách tính như sau:

+ Lấy ngày phối giống bò cộng với 5 hay 7 ngày (có thể vào tháng 2 có 28 ngày) và lấy tháng phối giống cộng với 9, sẽ có ngày sinh dự kiến. Ví dụ: Bò phối giống lần cuốì vào ngày 10 tháng 2 năm 2007. thì ngày sinh sẽ là: 10 + 7 ngày = ngày 17: tháng sinh sẽ là: Tháng 2 + 9 tháng = tháng 11 (bò sẽ sinh vào ngày 17 tháng 11 năm 2007). Bò cũng cổ thể sinh sớm hơn hay muộn hơn một vài ngày so với dự kiến do đó cần theo dõi các biểu hiện của bò mẹ trước ngày sinh dự kiến từ 1 tuần đến 10 ngày.