Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Tin hoạt động

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế

20/07/2007 07:00
Xem cỡ chữ
Print
  • Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
  • Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
  • Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
  • Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
  • Mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Tiếp thu quan điểm của Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ luôn chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển mọi mặt của xã hội; phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, đạo đức, con người.

Chúng ta nhất trí quan điểm phát triển kinh tế là điều kiện thiết yếu, là cơ sở để xây dựng một xã hội văn minh, để phát triển văn hóa, đạo đức, con người. Con người có đạo đức, có văn hóa lại là động lực để phát triển kinh tế. Tinh thần này đã được thể hiện trong câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực, vừa hồng vừa chuyên; cả hai mặt đó đều không ngừng được bồi đắp, nâng cao. Đây cũng là điểm khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản.

Chúng ta đang xây dựng và thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng thời đưa nền kinh tế ấy hội nhập kinh tế thế giới, mà phổ biến là kinh tế thị trường TBCN. Nghĩa là, đương nhiên chúng ta phải vừa hợp tác vừa đấu tranh vì lợi ích của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tình hình đó càng đặt ra nhiều yêu cầu mới về đạo đức.

Thêm vào đó, kinh tế thị trường có mặt tích cực là kích thích mọi sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo; nhưng cũng có mặt tiêu cực là tạo ra tham vọng làm giàu bằng mọi cách và tâm lý chạy theo đồng tiền. Nó kích thích thói ích kỷ, tự tư tự lợi, đặt lợi ích của cá nhân và gia đình lên trên lợi ích của tập thể và xã hội. Nó dung dưỡng thói dối trá và lối sống hưởng lạc, sa đọa. Bởi vậy, xây dựng đạo đức mới trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải biết khai thác mặt tích cực, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại mặt tiêu cực của kinh tế thị trường...

PhuthoPortal (Nguồn HNM điện tử)