Kịch và phim khác nhau như thế nào

Sự khác biệt giữa kịch và kịch

Kịch và phim khác nhau như thế nào
Sự khác biệt giữa kịch và kịch - Sự Khác BiệT GiữA

Sự khác biệt giữa kịch và sân khấu

Kịch và phim khác nhau như thế nào
Sự khác biệt giữa kịch và sân khấu - ĐờI SốNg

Sự tương đồng và dị biệt giữa diễn xuất sân khấu và diễn xuất chophim

Filed under: điện ảnh — Bình luận về bài viết này

Diễn xuất sân khấu và Diễn xuất cho phim đều dựa trên hệ thống hành động, bao gồm hành động hình thể, hành động ngôn ngữ và hành động tâm lý,… của người diễn viên.

1. Sự tương đồng:

– Diễn xuất sân khấu và Diễn xuất cho phim căn bản dựa trên những kỹ thuật cơ bản về diễn xuất.

– Diễn xuất sân khấu và Diễn xuất cho phim đều dựa trênhệ thống hành động, bao gồm hành động hình thể, hành động ngôn ngữ và hành động tâm lý,… của người diễn viên. Hành động hình thể gồm những động tác tạo nên từ hình thể người diễn viên. Hành động ngôn ngữ là đối thoại, độc thoại, lời nói riêng. Hành động tâm lý chỉ những trạng thái có thể ngừng lặng về ngôn từ của diễn viên, song cũng là lúc diễn viên hoàn toàn dùng hành động biểu đạt thể hiện trạng thái sóng gió trong nội tâm nhân vật.

2. Nét dị biệt:

Diễn xuất chung (căn bản sân khấu)Diễn xuất cho phim
Hành động là phương tiện nghệ thuật và diễn là ngôn ngữ thứ nhất kèm lời thoạiHình ảnh là ngôn ngữ chủ đạo (phá tan không gian sân khấu, gần không gian thường) tìm ra hành vi (động lực bên trong, tinh tế).
Đặc điểm: Diễn xuất sân khấu là phô diễn.Đặc điểm: Diễn xuất cho phim là sống thực
Khoảng cách diễn đạt với những đặc điểm của sân khấu là những điểm nhìn đơn. Nên trong thực tế, phần lớn khán giả phải dựa vào những động tác hình thể có thể nhìn thấy được và những ngôn ngữ có thể nghe thấy được để cảm nhận tâm lý vai diễn của sân khấu, đặc biệt là quan sát ánh mắt rất khó khăn. Cho nên trong sân khấu tổ chức hình thể và hành động phải rõ rệt, cho nên diễn xuất sân khấu chỉ cần các động tác hình thể và ngôn ngữ của vai diễn là đủ.Trong khi đó, diễn xuất của điện ảnh có thể miêu tả những chi tiết và tâm hồn nhân vật bằng những cảnh đặc tả à làm cho khán giả xích lại gần hơn nữa 1 bước không chỉ với nhân vật mà với tâm hồn nhân vật.
Diễn xuất sân khấu cho phép trình diễn sự việc với nhiều mức độ cường điệu và cách điệu.Diễn xuất cho phim yêu cầu trình diễn sự việc như thật.
Diễn xuất sân khấu có sự khác biệt với cuộc sống thật và không yêu cầu nó phải giống như thật. Sự việc trên sân khấu được khán giả tiếp nhận như một sự việc được diễn tả lại hay được thể hiện nên.Diễn xuất cho phim thiên về hướng hành xử như đang sống.
Diễn những cảnh dài, liên tục, trọn mànDiễn những cảnh ngắn, lẻ tẻ: khi hình ảnh là ngôn ngữ chủ đạo thì diễn có vai trò phục vụ cho việc thu hình. Một diễn tiến dài bị cắt ra rất nhiều cảnh lẻ, do đó không thể diễn liên tục.
Vì diễn liên tục và chỉ diễn 1 lần nên bắt buộc phải diễn theo thứ tự của sự việcKhông theo thứ tự của sự việc khi diễn. Một cảnh diễn là một trích đoạn ngắn (có khi cực ngắn) của sự kiện trong phim, được thực hiện bất kỳ và không theo thứ tự, vì tùy kỹ thuật thu hình và dàn cảnh,…
Bất kỳ hành động diễn nào của diễn viên đều có ý nghĩa. Diễn xuất liên tục và có thời gian để nuôi cảm xúc từ từ.Những cảnh có tính chất là những màn diễn cực ngắn. Có những cảnh phim chỉ kéo dài vài giây, thậm chí chưa tới 1 giây. Người ta cần có khi chỉ là một nét phản ứng của diễn viên. Có khi người ta diễn dài chỉ để chọn lấy một giây diễn.
Không gian diễn lệ thuộc vào phạm vi của sân khấu, thời gian và không gian diễn mang tính ước lệ.Không gian diễn lệ thuộc vào phạm vi hình ảnh. Cỡ cảnh không phụ thuộc vào khoảng cách xa gần thông thường, mà phụ thuộc vào đặc điểm tạo hình của ống kính. Diễn xuất không hoàn toàn phụ thuộc ý muốn và kiểm soát của diễn viên, mà tùy thuộc vào cỡ cảnh, phạm vi thu hình mà có cách diễn phù hợp.
Khán giả chỉ ở một hướng nào đó cố định
Vì khoảng cách giữa người xem đến diễn viên rất xa, và để người xem nhìn thấy cảm xúc biểu lộ ra ngoài, người diễn viên sân khấu phải phóng đại toàn bộ cảm xúc của mình. Mọi hoạt động trên cơ mặt phải đẩy lên hàng chục, hàng trăm lần. Ngay cả âm lượng của giọng nói cũng phải được khuếch đại.
Không định hướng diễn cố định theo vị trí khán giả sân khấu. Diễn cho phim không có một khán giả ngồi ở một chỗ cố định, mà là khán giả vô hình, có mặt bất cứ đâu cần thiết và có thể. Về mặt kỹ thuật phải hiểu “Máy quay là con mắt của khán giả” có thể quan sát nhân vật từ mọi phía.
Định hướng diễn lệ thuộc mạnh vào sự điều chỉnh của hình ảnh. Phải có khả năng tưởng tượng về không gian sự kiện thật rõ.
chỉ có một cơ hội duy nhất để diễn cho từng khoảnh khắcDiễn nhiều lần chọn một. Điều này tạo ra nhiều khả năng diễn khác nhau. Hoặc tập thuần thục, điêu luyện đến tinh xảo từng cảnh diễn ngắn. Hoặc có thể diễn nhiều cách, thể nghiệm khác nhau để lựa chọn.
Ứng diễn, ngẫu hứng là một cung cách sáng tạo của nghệ thuật diễn xuất sân khấuDiễn “xuất thần”: diễn phim không lệ thuộc vào nuôi dưỡng nội tâm dài lâu và không lệ thuộc vào kỹ thuật giữ trạng thái vừa nhập vai, vừa tự chủ. Diễn cho phim có thể là “sống thật”, trong thời gian ngắn của cảnh quay phải nhập trọn vẹn, thật sự vào vai trò. Trường hợp khác là có nội tâm thật sự của cá nhân diễn viên, nhưng phù hợp với nội tâm nhân vật trong thời gian ngắn của cảnh đó.
Chịu sự ảnh hưởng của khán giả khi diễn. Quan hệ diễn xuất và khán giả là mối quan hệ vừa gián tiếp vừa trực tiếp. Người diễn viên trong vai trò của nhân vật có không ít cảnh giao lưu trực tiếp với người xem, coi người xem như một vai diễn.Diễn không có ảnh hưởng của khán giả. Điều này có lợi hay hại là tùy vào phong cách người diễn. Diễn phim là phải tập làm quen với không khí làm việc của một khán giả đặc biệt: đạo diễn.
Diễn không có người xem mở ra khả năng diễn tả những khu vực riêng tư, tinh tế nhất của đời sống.
Kỹ thuật biểu diễn của sân khấu hoàn toàn không thích hợp với cận cảnh. Sự diễn tả ra nội tâm qua nét mặt cho phép cường điệu.Cận cảnh – đòi hỏi một nội tâm thật. Nhiều nét tinh tế của xúc cảm chỉ xuất phát từ chỗ có nội tâm thật mới hiện lên mặt, phải hình thành một xúc cảm nội tâm thật cao hơn yêu cầu của diễn sân khấu. Kỹ thuật “phóng đại” bằng cảnh đặc tả của phim mở ra khả năng thể hiện chiều sâu nội tâm. Ở những cảnh cận, diễn viên phải tiết chế tối đa bởi chỉ một rung động nhỏ, một di chuyển nhỏ của cơ mắt, một cái chớp mắt, một cái giật môi cũng được ghi lại rõ nét trước máy quay.
Hành động diễn, hành vi của diễn viên đều có ý nghĩa và được khán giả theo dõi trực tiếp và liên tục.Diễn xuất đa nghĩa – vô nghĩa. Có rất nhiều hành vi, cử chỉ có thể có rất nhiều ý nghĩa, tùy từng mối quan hệ. Kỹ thuật cắt hình, dựng phim ý nghĩa của cảnh mới rõ.
Diễn xuất sân khấu có được sự tự do về mặt di chuyển trên phạm vi sân khấu và hành động diễn do chính diễn viên làm chủ.Diễn phục vụ nhu cầu, kỹ thuật làm phim. Diễn cho phim có thể lệ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu và điều động của các loại chuyên môn kỹ thuật làm phim. Có thể xử lý diễn không bình thường để có hiệu quả như thật.
Người diễn viên phải đối diện với máy quay và hàng chục, hàng trăm con người khác đứng xung quanh, ngay kế bên họ, với đèn chiếu sáng hắt vào mặt. Họ không được di chuyển tuỳ tiện – mọi thứ đều phải diễn tập và diễn ra đúng như những gì đã diễn tập.
Diễn viên chịu trách nhiệm với vai diễn của mình từ đầu đến cuối.Diễn thay thế – bị diễn thay thế: gồm các loại sau:
– Diễn gián cách: diễn phản ứng (có thể diễn thay cho người diễn hành động mà diễn quá tệ)
– Diễn bóng: bóng đen thay nhân vật
– Cascadeur: diễn thay cảnh nguy hiểm
Diễn xuất sân khấu, mỗi lần diễn lại trước những khán giả khác, người diễn viên lại rút kinh nghiệm từ lần diễn trước và sẽ có những di chuyển khác nhau, những động tác khác nhau. Họ phải tìm cho mình những sự khám phá bất ngờ và đem đến cho bạn diễn của mình những khám phá bất ngờ để giữ cho cảm xúc của họ luôn tươi mới.Diễn viên có thể xem lại chính mình. Qua video nháp là một cách để diễn viên xem lại ngay mình đã diễn như thế nào để đánh giá rút kinh nghiệm.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

Comments RSS feed

Sự khác biệt chính - Kịch bản so với kịch bản

Kịch bản và kịch bản phim là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong bối cảnh diễn xuất, đạo diễn và sản xuất. Thực tế chúng là giai đoạn đầu tiên trong một quá trình sản xuất. Có rất nhiều nhầm lẫn khi nói về ý nghĩa của hai từ này. Một số người nghĩ rằng có một sự khác biệt giữa kịch bản và kịch bản phim trong khi một số cho rằng chúng có thể được sử dụng thay thế cho nhau., chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt giữa kịch bản và kịch bản phim để làm rõ sự nhầm lẫn này. Trước khi chuyển sang phân tích chuyên sâu về những từ này, trước tiên chúng ta hãy xem định nghĩa của hai từ như được giải thích bởi Từ điển Oxford. Kịch bản được mô tả như là văn bản bằng văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc phát sóng trong khi kịch bản được định nghĩa là kịch bản của một bộ phim, bao gồm hướng dẫn diễn xuất và hướng cảnh. Từ hai định nghĩa này, chúng ta có thể đi đến sự khác biệt chính giữa kịch bản và kịch bản phim; tất cả các màn hình là tập lệnh, nhưng không phải tất cả các tập lệnh đều là tập lệnh màn hình.

Mục lục

  • 1 Lịch sử hình thành các vở kịch phương Tây
  • 2 Kịch Hy Lạp cổ đại
  • 3 Kịch La Mã cổ đại
  • 4 Trung cổ
  • 5 Elizabeth và Jacobean
  • 6 Opera
  • 7 Kịch câm
  • 8 Mime artist
  • 9 Ba lê
  • 10 Kịch sáng tạo
  • 11 Kịch châu Á
    • 11.1 Ấn
      • 11.1.1 Kịch Phạn
      • 11.1.2 Kịch Ấn Độ hiện đại
      • 11.1.3 Trung Quốc
        • 11.1.3.1 Thể loại Kịch Trung Quốc
    • 11.2 Nhật Bản
  • 12 Tham khảo
  • 13 Liên kết ngoài

Lịch sử hình thành các vở kịch phương TâySửa đổi

Kịch Hy Lạp cổ đạiSửa đổi

Các vở kịch Miền Tây bắt nguồn từ Hy Lạp Cổ Đại [1]. Các nhà sử học biết tên của nhiều nhà soạn kịch Hy Lạp cổ đại, không kém phần quan trọng Thespis, người được ghi nhận với sự đổi mới của một diễn viên ("hypokrites"), người nói (chứ không phải hát) và đóng vai một nhân vật (chứ không phải về chính bản thân mình), trong khi sự tương tác với dàn hợp xướng và người đóng vai chính ("coryphaeus"), những người đã là một phần truyền thống của việc trình diễn thơ không kịch tính (dithyrambic, thơ tình và sử thi) [2]

Chỉ một phần nhỏ các tác phẩm của 5 nhà văn kịch đã tồn tại cho đến ngày nay: chúng ta có một số lượng nhỏ văn bản hoàn chỉnh của Aeschylus, Sophocles và Euripides, và các nhà văn truyện tranh Aristophanes và, từ cuối thế kỷ 4, Menander [3]. Người Ba Tư của Aeschyluslà vở kịch còn sót lại lâu đời nhất, mặc dù khi giành được giải nhất tại cuộc thi diễn ra ở thành phố Dionysia vào năm 472 trước Công nguyên, ông đã viết kịch trong hơn 25 năm [4].

Kịch La Mã cổ đạiSửa đổi

Sau khi mở rộng của nước Cộng hoà La Mã (509-27 TCN) thành nhiều vùng lãnh thổ Hy Lạp giữa 270-240 TCN, Quân La Mã thành lập lên Nhà hát Hy Lạp cổ đại [5]. những năm cuối của các quốc gia cộng hòavà Đế chế La Mã (27 TCN-476 CE), nhà hát phát triển rộng khắp phía Tây châu Âu, quanh Địa Trung Hải và đến Anh; Nhà hát La Mã đa dạng, phong phú và phức tạp hơn bất kỳ nền văn hoá nào trước đó [6].

Trong khi kịch Hy Lạp tiếp tục được trình diễn trong suốt thời kỳ La Mã, năm 240 TCN đánh dấu sự khởi đầu của kịch La Mã [7]. Tuy nhiên, từ khi các Đế quốc ra đời, sự quan tâm đến kịch truyền hình dài tập đã làm giảm đi sự ủng hộ của nhiều hoạt động giải trí sân khấu [8]. Những tác phẩm quan trọng đầu tiên của văn học La Mã là bi kịch và hài kịch mà Livius Andronicus đã viết từ năm 240 TCN. 5 năm sau, Gnaeus Naevius cũng bắt đầu viết kịch. Không có vở kịch nào của cả hai nhà văn còn tồn tại. Mặc dù cả hai nhà soạn kịch đều sáng tác cả hai thể loại, Andronicus được đánh giá cao nhất; những người kế nhiệm họ thường có xu hướng chuyên môn hóa hay làm khác đi, dẫn đến tách biệt sự phát triển tiếp theo của từng loại kịch [9].

Trung cổSửa đổi

Bắt đầu từ những năm đầu của thời Trung Cổ, các nhà thơ đã dàn dựng các vở kịch tại các sự kiện Kinh thánh được gọi là các chương trình phụng vụ, để làm sinh động lễ kỷ niệm hàng năm [10]. Ví dụ đầu tiên là Kịch trop Lễ Phục Sinh "Whom do you Seek? (Quem-Quaeritis) (khoảng 925). Hai nhóm sẽ hát bằng tiếng Latin, mặc dù không mạo danh nhân vật [11]. Vào thế kỷ 11, nó đã lan rộng khắp châu Âu đến Nga, Scandinavia, và Italy; ngoại trừ người Tây Ban Nha dòng Hồi giáo.

Vào thế kỷ 10 Hrotsvitha, viết 6 vở kịch bằng tiếng Latinh được mô phỏng dựa trên các vở hài kịch củaTerence,nhưng đã xử lý các chủ đề tôn giáo [12]. Sau đó,Hildegard von Bingenđã viết mộtvở nhạc kịch,Ordo Virtutum (khoảng năm 1155).

Một trong những vở kịch nổi tiếng nhất trong số những vở kịch thế tục ban đầu là mục trường nhã nhặn Robin và Marion , được viết vào thế kỷ 13 bằng tiếng Pháp bởi Adam de la Halle . The Interlude of the Student and the Girl (khoảng năm 1300), một trong những tác phẩm sớm nhất được biết đến bằng tiếng Anh, dường như có âm điệu và hình thức gần nhất với các trò hề cùng thời của Pháp , chẳng hạn như The Boy and the Blind Man.

Nhiều vở kịch tồn tại ở Pháp và Đức vào cuối thời Trung cổ , khi một số loại kịch tôn giáo được biểu diễn ở hầu hết các quốc gia châu Âu. Nhiều vở kịch trong số này có hài kịch, quỷ , nhân vật phản diện và chú hề. Ở Anh, các hiệp hội thương mại bắt đầu biểu diễn " vở kịch bí ẩn " bản ngữ , bao gồm các chu kỳ dài của nhiều vở kịch hoặc "cuộc thi", trong số đó còn tồn tại: York Mystery Plays (48 vở), Chester Mystery Plays (24), Wakefield Mystery Plays (32) và cái gọi là "N-Town Plays"(42). The Second Shepherds' Play từ chu kỳ Wakefield là một câu chuyện kỳ ​​lạ về một con cừu bị đánh cắp mà nhân vật chính của nó , Mak, cố gắng chết khi đứa con mới sinh của anh ta ngủ trong cũi; nó kết thúc khi những người chăn cừu từ đó. anh ta đã ăn cắp được triệu tập đến Sự giáng sinh của Giêsu.

Kịch luân lý (một thuật ngữ hiện đại) nổi lên như một hình thức kịch riêng biệt vào khoảng năm 1400 và phát triển mạnh mẽ vào đầu thời đại Elizabeth ở Anh. Các nhân vật thường được sử dụng để đại diện cho các lý tưởng đạo đức khác nhau. Ví dụ, mỗi người bao gồm những nhân vật như Hành động tốt, Kiến thức và Sức mạnh, và đặc điểm này củng cố mâu thuẫn giữa thiện và ác cho khán giả.The Castle of Perseverance (khoảng năm 1400—1425) mô tả quá trình của một nhân vật nguyên mẫu từ khi sinh ra cho đến khi chết. Horestes (khoảng năm 1567), một "đạo đức lai" muộn và là một trong những ví dụ sớm nhất về kịch trả thù của người Anh , tập hợp lại câu chuyện cổ điển về Orestes with a Vice từ truyền thống ngụ ngôn thời trung cổ , truyện tranh xen kẽ, những cảnh hài hước với những cảnh nghiêm trọng, bi thảm. Cũng quan trọng trong thời kỳ này là các bộ phim truyền hình dân gian Vở kịch của những người mẹ, được trình diễn trong mùa Giáng sinh. Masque đặc biệt phổ biến dưới thời trị vì của Henry VIII.

Elizabeth và JacobeanSửa đổi

Một trong những giai đoạn nở rộ của Kịch ở Anh diễn ra vào thế kỷ 16 và 17. Nhiều trong số những vở kịch được viết bằng thơ, đặc biệt là thơ ngũ âm iambic . Ngoài Shakespeare, các tác giả như Christopher Marlowe, Thomas Middleton và Ben Jonson là những nhà viết kịch nổi bật trong thời kỳ này. Như trong thời kỳ trung cổ , các vở kịch lịch sử tôn vinh cuộc đời của các vị vua trong quá khứ, nâng cao hình ảnh của chế độ quân chủ Tudor . Các tác giả của thời kỳ này đã vẽ một số cốt truyện của họ từ thần thoại Hy Lạp và thần thoại La Mã hoặc từ các vở kịch của các nhà viết kịch La Mã lỗi lạc như Plautus và Terence.

Sự giao thoa giữa sân khấu và phim truyền hình

06:00 - 2/7/2020

NSND Việt Anh, NSƯT Tuyết Thu, NSƯT Nhâm Minh Hiền là những người đóng góp cho các lĩnh vực sân khấu và phim truyền hình. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của họ về sự khác biệt của các lĩnh vực này.

Kịch và phim khác nhau như thế nào

MC Như Quỳnh, NSND Việt Anh, NSƯT Tuyết Thu và NSƯT - đạo diễn Nhâm Minh Hiền (từ trái sang) trong chương trình “Alo, phim nghe!” bàn về “Sự giao thoa giữa sân khấu và phim truyền hình”

Sự khác nhau giữa sân khấu và phim truyền hình

NSND Việt Anh, NSƯT - đạo diễn Nhâm Minh Hiền, NSƯT Tuyết Thu là những người không chỉ giỏi về chuyên môn, họ còn có nhiều đóng góp và gặt hái được không ít thành tựu trong lĩnh vực sân khấu và phim truyền hình. Chia sẻ về sự khác biệt giữa sân khấu và phim truyền hình, NSND Việt Anh cho rằng: “Hai lĩnh vực này giống nhau đều được gọi tên là nghệ thuật và biểu diễn giống nhau. Còn khác nhau thì rất nhiều. Đầu tiên phải kể đến ngôn ngữ truyền tải. Nếu ngôn ngữ của sân khấu là hành động thì ngôn ngữ của phim ảnh là hình ảnh. Nếu phim ảnh có những đặc tả thì sân khấu chỉ có một khung hình, nhưng chúng tôi có những cách đặc tả riêng biệt. Ngoài ra, muốn xem sân khấu, khán giả phải đến trực tiếp, còn về phim ảnh, mọi người có thể xem tại nhà và xem lúc nào cũng được”.

Kịch và phim khác nhau như thế nào

NSND Việt Anh cho rằng, sân khấu và phim truyền hình giống nhau đều được gọi là nghệ thuật nhưng khác nhau thì rất nhiều

NSƯT Tuyết Thu là một diễn viên có nhiều kinh nghiệm diễn xuất ở cả lĩnh vực sân khấu và phim truyền hình. Vậy sự khác biệt khi đứng trước ống kính và đứng trên sân khấu của diễn viên là gì?

“Trên sân khấu, người diễn viên sẽ trực tiếp giao lưu với khán giả. Mỗi vở diễn, mỗi đêm diễn, trên sân khấu, diễn viên đều có thể biết được cảm xúc của khán giả lúc đó như thế nào. Sự khác biệt thứ hai mà tôi muốn nhắc đến là khi đứng trước ống kính, diễn viên dù có diễn sai vẫn có thể diễn lại. Nhưng trên sân khấu, diễn viên không có cơ hội sửa chữa trong buổi diễn đó”, NSƯT Tuyết Thu chia sẻ.

Trong quá trình làm nghề, NSƯT - đạo diễn Nhâm Minh Hiền là người từng hợp tác với không ít diễn viên sân khấu bước qua đóng phim truyền hình. Nhiều đạo diễn từng nói, làm việc với diễn viên kịch “khó mà dễ, dễ mà khó”. Còn đạo diễn Nhâm Minh Hiền suy nghĩ thế nào?

Kịch và phim khác nhau như thế nào

NSƯT - đạo diễn Nhâm Minh Hiền nói, không có các diễn viên kịch thì không có nền tảng phim truyền hình như hôm nay

“Tôi là người may mắn khi được tham gia vào lĩnh vực phim truyền hình từ những ngày đầu tiên. Và điều tôi khẳng định, trong những bộ phim đầu tiên như: Giã từ dĩ vãng, Đất Phương Nam, Người đẹp Tây Đô, Dòng đời... không có các “đàn anh đàn chị” học trường kịch nghệ quốc gia thời xưa, hay các diễn viên kịch từ trường nghệ thuật sân khấu, thì không bao giờ chúng ta có một nền tảng phim truyền hình như ngày hôm nay.

Thật ra lúc đó để làm ra một bộ phim truyền hình, chúng tôi cần 90% diễn viên từ sân khấu kịch bước qua. Đó là những người có đam mê, năng lực và có kỹ thuật diễn xuất rất giỏi mặc dù thời đó gần như là lồng tiếng, không cần chất giọng thật. Nói về kỹ thuật biểu diễn, trường nghệ thuật sân khấu 2 đã đào tạo ra rất nhiều anh chị em diễn viên diễn rất tốt”, đạo diễn Nhâm Minh Hiền tâm sự.

Diễn viên giỏi nhất là người diễn chân thật nhất

Từng có ý kiến cho rằng, diễn viên sân khấu khi chuyển sang đóng phim đôi khi diễn xuất “kịch quá”. Theo NSND Việt Anh, nhận xét “kịch quá” là một hiện tượng nhất thời. Họ chỉ mới quan sát về một người diễn viên diễn “kịch quá” mà đã vội đưa ra lời nhận xét cho những ai hoạt động ở lĩnh vực sân khấu như vậy dường như chưa đúng.

NSND Việt Anh cũng cho rằng, tuy diễn xuất ở sân khấu hay phim ảnh gần giống nhau nhưng muốn hiểu rõ về hai lĩnh vực này, thì cần biết nguồn gốc diễn xuất trong phim ảnh từ đâu mà có. Ông nói, nếu khán giả có để ý sẽ nhận thấy rằng Mỹ là nước có nền điện ảnh tiên tiến nhất hiện nay, trong đó, diễn xuất của các diễn viên thì không cần bàn cãi. Thật ra, những năm 1955 trở về trước, diễn viên trong phim của Mỹ diễn rất cường điệu vì trên sân khấu của họ, ai cũng diễn như thế. Và có một nhân vật đã làm thay đổi cách diễn xuất từ cường điệu sang tự nhiên khiến cả thế giới học theo.

Kịch và phim khác nhau như thế nào

Theo NSND Việt Anh, diễn viên giỏi là người diễn chân thật nhất

“Đó chính là diễn viên Marlon Brando. Ông ấy thời trẻ đã nghĩ ra cách diễn theo trường phái hiện thực tâm lý, diễn giống như ngoài đời. Lúc đầu, cách diễn này bị mọi người phản ứng dữ dội, thậm chí còn bị tẩy chay. Nhưng cuối cùng, cách diễn xuất này đã thuyết phục được khán giả. Marlon Brando đã làm thay đổi nền điện ảnh Mỹ và ảnh hưởng toàn thế giới.

Ở Việt Nam, một số diễn viên kịch khi đóng phim hơi cường điệu là vì họ chưa hiểu mình đang làm gì chứ không phải hai lĩnh vực sân khấu và phim ảnh nghịch nhau về diễn xuất. Trở lại với sân khấu kịch Việt Nam, điều đầu tiên cũng đòi hỏi sự chân thật. Diễn viên giỏi là người diễn chân thật nhất. Vì vậy, nếu nói diễn viên sân khấu diễn “kịch quá” khi đóng phim thì không đúng bởi vì người đó hiểu nghề chưa tới thôi!”, NSND Việt Anh chia sẻ.

Cũng đồng quan điểm với NSND Việt Anh, NSƯT Tuyết Thu nói những từ “diễn kịch quá” để dành cho các diễn viên sân khấu kịch chuyển qua đóng phim có lẽ “quơ đũa cả nắm”. Những lần nghe câu nói như vậy, cô có hơi buồn bởi vì không phải ai cũng như thế.

Kịch và phim khác nhau như thế nào

NSƯT Tuyết Thu chia sẻ, ngoài việc cảm thụ vai diễn, cách mà người diễn viên thể hiện rất quan trọng

Cô chia sẻ: “Có những người chưa hiểu kỹ về sự khác biệt giữa hai lĩnh vực. Người diễn viên có thể cảm thụ được vai diễn nhưng để thể hiện ra nhân vật của mình là phần rất quan trọng. Giữa sân khấu và phim ảnh, điều đầu tiên đòi hỏi ở người diễn viên là sự chân thật”.

Còn với NSƯT Nhâm Minh Hiền, anh chia sẻ, đạo diễn là chỉ đạo diễn xuất, mỗi thể loại có cách kể chuyện riêng. Anh cũng đồng ý với chia sẻ của NSND Việt Anh, chỉ có người diễn viên hiểu chưa đúng mình nên làm thế nào, phải cảm nhận và thể hiện nhân vật ra sao? Và nếu người đó không làm được, 50 % là lỗi của đạo diễn.

“Trong các giải thưởng của đạo diễn, người ta nhìn nhận ra góc độ chỉ đạo diễn xuất, dàn dựng chân thật của mình. Tôi hay nói với mọi người diễn như không diễn, nhưng để có được điều đó không hề đơn giản. Trong quá trình làm phim, tôi cũng gặp nhiều diễn viên từ bên sân khấu chuyển qua. Không ít người không hiểu mình phải làm gì trước ống kính nên họ sẽ di chuyển rất tự do như đang trên sân khấu, hoặc diễn xuất rất căng thẳng theo kiểu để khán giả ở xa sân khấu có thể nhìn thấy biểu hiện cơ mặt. Khi đó, đạo diễn phải có trách nhiệm phân tích nên diễn xuất thế nào. Những lúc như vậy, có người nói tôi khó quá. Cho dù nói gì đi chăng nữa, tôi vẫn khẳng định rằng, lỗi đầu tiên là do đạo diễn không nhìn ra được vấn đề”.

Mời quý vị đón xem chương trình “Alo, phim nghe!” được phát sóng vào lúc 14g thứ Bảy hàng tuần trên kênh HTV7.