Hội chứng rối loạn lưỡng cực là gì

“Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (rối loạn lưỡng cực) là chứng bệnh rối loạn tâm thần, hay còn gọi là rối loạn hưng - trầm cảm, tình trạng tâm thần thay đổi thất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá độ, nhưng nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm”, Th.S-BS Trần Quyết Thắng, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết.

Phân biệt 3 loại rối loạn lưỡng cực

Theo Th.S-BS Trần Quyết Thắng, trong các tháng đầu năm nay, đã có 367 lượt bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực đến khám, 41 bệnh nhân phải nhập viện điều trị.

TS Nguyễn Văn Thắng, công tác tại Khoa điều trị A - Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết các triệu chứng rối loạn lưỡng cực có thể bao gồm các trạng thái cảm xúc hưng phấn quá mức (hưng cảm) nhưng cũng có thể bao gồm các giai đoạn trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là bệnh lưỡng cực hoặc trầm cảm hưng cảm. Không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có rất nhiều lựa chọn điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Theo đó, có 3 loại rối loạn cảm xúc lưỡng cực chính: rối loạn lưỡng cực 1, rối loạn lưỡng cực 2, và rối loạn cảm xúc chu kỳ.

Trong đó, rối loạn lưỡng cực 1 là sự xuất hiện của ít nhất một cơn hưng cảm điển hình. Cùng với đó, bệnh nhân có thể trải nghiệm các giai đoạn trầm cảm trước và sau giai đoạn hưng cảm. Đây là loại rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến cả nam và nữ.

Với những người bị loại rối loạn lưỡng cực 2, bệnh nhân trải qua một giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần. Họ cũng có ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ kéo dài khoảng 3 - 4 ngày nhưng không có giai đoạn nào là hưng cảm điển hình. Loại rối loạn lưỡng cực này được cho là phổ biến hơn ở phụ nữ.

Cần phân biệt trầm cảm của rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, vì 2 bệnh này khác nhau về căn nguyên gốc và phương pháp điều trị

Th.S-BS Trần Quyết Thắng (Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội)

Những người bị rối loạn cảm xúc chu kỳ có các giai đoạn hưng cảm nhẹ và trầm cảm. Những triệu chứng này ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với chứng hưng và trầm cảm do rối loạn lưỡng cực 1 hoặc lưỡng cực 2. Hầu hết những người có tình trạng cảm xúc này chỉ trải qua trong 1 hoặc 2 tháng, sau một thời điểm mà cảm xúc của họ ổn định.

Cần được chẩn đoán chính xác

\n

Theo Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, một trong nguyên nhân có thể gây rối loạn lưỡng cực là yếu tố di truyền. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi người có người thân bị rối loạn lưỡng cực sẽ phát triển thành bệnh, và không phải ai bị bệnh cũng có tiền sử gia đình bị bệnh lý rối loạn lưỡng cực.

Các yếu tố bên ngoài như căng thẳng quá mức, bệnh lý cơ thể... cũng có thể là yếu tố phát triển bệnh.

Bệnh rối loạn lưỡng cực có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn. Sự thất thường của trạng thái tâm lý người bệnh thường xuất hiện vài lần trong năm, hoặc có thể nhiều lần trong tuần.

Để chẩn đoán, cần dựa vào các yếu tố cảm xúc và hành vi. Trong đó, về cảm xúc, khi ở trạng thái hưng cảm, bệnh nhân cảm thấy phấn khích tột độ, vui vẻ, lạc quan một cách quá độ. Luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực… Nhưng ngay sau đó, người bệnh lại rơi vào trạng thái trầm cảm, cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, thường khóc không rõ lý do, tinh thần trì trệ.

Về hành vi, khi rối loạn lưỡng cực hưng cảm, bệnh nhân ăn uống nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, nhưng khả năng quyết định suy giảm; người bệnh có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác; có thể tăng ham muốn tình dục.

Ở trạng thái trầm cảm, người bệnh ăn ít đi, lười vận động, không thích giao tiếp với cộng đồng, suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc muốn tự tử.

Th.S-BS Trần Quyết Thắng lưu ý: Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được điều trị đúng. Bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác. Đặc biệt, cần phân biệt trầm cảm của rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, vì 2 bệnh này khác nhau về căn nguyên gốc và phương pháp điều trị.

Chiếm khoảng 2 - 5% dân số

Rối loạn lưỡng cực rất thường gặp trong tâm thần học. Tỷ lệ rối loạn lưỡng cực chiếm khoảng từ 2 - 5% dân số.

Các thống kê cho thấy, khoảng 1/3 bệnh nhân rối loạn lưỡng cực từ khi có triệu chứng ban đầu đến khi được chẩn đoán và điều trị thỏa đáng phải mất hơn 10 năm.

Trung bình, một bệnh nhân đi khám 4 bác sĩ và từng có 3,5 lần bị chẩn đoán sai, cho tới khi được chẩn đoán và điều trị đúng.

Rối loạn lưỡng cực có thể bắt đầu ở trẻ em 5 - 6 tuổi cho tới 50 tuổi, trung bình 30 tuổi, hiếm gặp ở tuổi lớn hơn.

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội duy trì đường dây nóng, email hỗ trợ bệnh nhân và người nhà: 0967301616; [email protected]

Chứng rối loạn lưỡng cực khiến người bệnh trải qua nhiều trạng thái cảm xúc đối nghịch hưng cảm - trầm cảm khiến người bệnh không thể kiểm soát được. Các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy chứng rối loạn lưỡng cực là gì, điều trị và phòng ngừa thế nào?


18/05/2022 | Rối loạn lưỡng cực là gì và có thể chữa khỏi được không?
23/11/2020 | Rối loạn lưỡng cực - Những thông tin cần biết để không chủ quan với bệnh

1. Nhận biết triệu chứng rối loạn lưỡng cực

Triệu chứng rối loạn lưỡng cực sẽ thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn bệnh, đặc trưng là các giai đoạn xuất hiện xen kẽ đột ngột nên trạng thái cảm xúc và hành vi của người bệnh cũng vậy. Người bệnh có thể đột nhiên phấn khích quá mức hoặc tuyệt vọng quá mức mà không liên quan đến thuốc hay ma túy.

Hội chứng rối loạn lưỡng cực là gì

Chứng rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh

Cụ thể triệu chứng ở từng giai đoạn bệnh như sau:

1.1. Giai đoạn hưng cảm

Giai đoạn này điển hình với sự phấn khích, hào hứng quá mức, khiến mọi cảm xúc, hành vi, suy nghĩ của người bệnh cũng thay đổi. Tình trạng này có thể nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh cười trong cả tình huống cần khóc và có thể làm ra những hành vi bốc đồng, hại cho bản thân và những người xung quanh.

Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp trong giai đoạn này:

  • Nhiều năng lượng, tâm trạng phấn khởi, vui vẻ quá mức.

  • Vui vẻ tột độ dù không rõ nguyên nhân, nhiều khi cả trong tình huống buồn.

  • Lạc quan, hoạt bát, luôn đứng ngồi không yên và hoạt động để tiêu hao năng lượng.

  • Suy nghĩ và hành động của người bệnh diễn ra rất nhanh.

Hội chứng rối loạn lưỡng cực là gì

Rối loạn lưỡng cực giai đoạn hưng cảm khiến người bệnh khó ngủ, ngủ rất ít

  • Rối loạn giấc ngủ, người bệnh ngủ rất ít chỉ khoảng 3 h mỗi ngày.

  • Có suy nghĩ, hành vi bốc đồng như: tiêu xài quá mức, tham gia làm ăn lớn, dễ kích động, la hét, có hành vi bạo lực khi không hài lòng.

  • Có nhu cầu về tình dục mãnh liệt, có thể thân mật, tấn công hoặc có lời nói đùa về vấn đề nhạy cảm quá mức với người khác giới.

  • Đột ngột làm việc, học tập với công suất cao và liên tục không biết mệt mỏi.

  • Luôn cho rằng bản thân có thể làm nhiều việc cùng lúc, khó tập trung vào một vấn đề.

Triệu chứng của giai đoạn trầm cảm hoàn toàn đối nghịch với giai đoạn hưng cảm, đặc trưng bởi tâm trạng u buồn nghiêm trọng, không có hứng thú trong mọi việc. Kể cả các trường hợp vui, người bệnh cũng đều buồn bã, u uất, tiêu cực.

Cụ thể các triệu chứng trong giai đoạn này gồm:

  • Luôn cảm thấy tuyệt vọng, buồn bã, u uất, mệt mỏi.

  • Không muốn nói chuyện với ai, chỉ muốn ở một mình, tự cô lập bản thân.

  • Giảm năng lượng, không muốn làm gì.

  • Khó tập trung, hay lơ đãng, giảm hiệu suất học tập và làm việc.

  • Gặp vấn đề với giấc ngủ, có người có xu hướng ngủ nhiều nhưng vẫn uể oải, giấc ngủ sâu và có thể gặp ác mộng thường xuyên.

Hội chứng rối loạn lưỡng cực là gì

Giai đoạn trầm cảm, người bệnh cảm thấy lo lắng trống rỗng

  • Luôn cảm thấy lo lắng, trống rỗng không có lý do.

  • Ăn không ngon hoặc có thể ăn nhiều quá mức khiến trọng lượng cơ thể thay đổi nhanh.

  • Khả năng ghi nhớ kém, khó đưa ra quyết định.

  • Bản thân dễ cáu gắt, bức bối, khó chịu với những người xung quanh.

  • Suy giảm ham muốn tình dục.

  • Có xu hướng tìm đến rượu bia, chất kích thích để giải tỏa cảm xúc.

1.3. Giai đoạn hỗn hợp

Giai đoạn này, người bệnh trải qua trạng thái hưng cảm và trầm cảm xen kẽ nhau, khiến tâm trạng thay đổi đột ngột khó kiểm soát. Thường giai đoạn hỗn hợp xuất hiện sau cùng, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn trầm cảm khoảng 2 tuần và hưng cảm khoảng 1 tuần trước đó.

2. Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực

Thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn lưỡng cực song cũng đã tìm được mối quan hệ với nhiều yếu tố trong não bộ và bên ngoài môi trường. Cụ thể bao gồm:

  • Cấu trúc và hoạt động chức năng của não: người bị rối loạn lưỡng cực có cấu trúc não bộ với những điểm khác nhau với những người có tinh thần khỏe mạnh hoặc mắc các dạng rối loạn tâm thần khác.

  • Tiền sử gia đình: Thống kê cho thấy những người trong gia đình bị rối loạn lưỡng cực thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.

Hội chứng rối loạn lưỡng cực là gì

Rối loạn lưỡng cực được cho có liên quan đến yếu tố di truyền

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố này có liên quan đến khoảng 10 -20% trường hợp rối loạn lưỡng cực.

  • Tác động từ bên ngoài: người từng bị sang chấn tâm lý, bạo lực, stress kéo dài, lạm dụng chất kích thích hoặc thiếu sự quan tâm từ gia đình.

  • Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh: thiếu hụt, mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, serotonin, noradrenalin,…

  • Yếu tố bệnh lý: rối loạn lo âu, trầm cảm, bệnh tiểu đường, bệnh mạn tính,…

3. Chứng rối loạn lưỡng cực nguy hiểm như thế nào?

Cảm xúc và tâm trạng với mỗi người đều có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống nói chung và mọi hoạt động hàng ngày. Cảm xúc và sự thể hiện của mỗi người trong mỗi tình huống là một cách thể hiện tính cách, bản chất của mỗi người. Do đó, khi cảm xúc, tâm trạng đột ngột thay đổi, khi thì hưng phấn quá mức, khi thì buồn bã quá mức khiến cuộc sống của người bệnh đảo lộn hoàn toàn.

Những hệ lụy mà chứng rối loạn lưỡng cực có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn gồm:

  • Suy giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh không thể nắm bắt được chính mình và từ đó gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe, các mối quan hệ do những cảm xúc quá mức này dẫn đến.

  • Suy giảm chất lượng học tập, công việc, có thể khiến người bệnh mất đi công việc.

  • Làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ do các trạng thái trầm cảm hay hưng cảm khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, quá khích, gây ra nhiều hành vi không phù hợp.

  • Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống và ngủ không hợp lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày, huyết áp, tim mạch.

  • Có thể xuất hiện những hành vi bạo lực tự làm hại bản thân hoặc những người xung quanh.

Hội chứng rối loạn lưỡng cực là gì

Rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh

Đặc biệt, ở cả giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm, người bệnh đều có khả năng thực hiện các hành vi tự sát. Nếu không được chữa trị kịp thời, hành vi tự sát có thể được thực hiện thành công và đây là hậu quả đáng buồn không ai mong muốn.

Như vậy, chứng rối loạn lưỡng cực là một trong những chứng bệnh tâm lý phức tạp, khó điều trị và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và thậm chí là tính mạng của người bệnh. Nếu bạn đang có các triệu chứng bệnh như trên, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Rllc là gì?

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh rối loạn tâm thần được đánh dấu bằng những thay đổi thất thường trong tâm trạng. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng quá kích thích, tăng động, nhưng sau đó lại rơi vào trạng thái trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực còn được gọi rối loạn hưng – trầm cảm.

Khám bệnh rối loạn lưỡng cực ở đau?

Địa chỉ khám và điều trị rối loạn lưỡng cực uy tín hiệu quả tại TPHCM.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Nơi gửi gắm niềm tin khi bị rối loạn lưỡng cực. ... .
Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh. ... .
Phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. ... .
Khoa Tâm lý lâm sàng – Bệnh viện FV..

Trầm cảm đơn cực là gì?

Trầm cảm điển hình (rối loạn đơn cực) đọc thêm . Ở một số bệnh nhân, khí sắc trầm đến mức nước mắt khô; họ báo cáo rằng họ không thể trải nghiệm cảm xúc thông thường và cảm thấy rằng thế giới đã trở nên thiếu màu sắc và không có sự sống. Dinh dưỡng có thể bị suy giảm nghiêm trọng, cần can thiệp ngay lập tức.

Chất lượng cực là gì?

Danh từ (Vật lý học) Vật thể có hai cực điện hoặc hai cực từ dấu khác nhau, đặt cách nhau một khoảng nhỏ. Các nam châm có thể coi các lưỡng cực từ.