Giấy tờ khi kinh nghiệm khi làm kế toán trưởng năm 2024

Khi kế toán trưởng có việc nghỉ phép một thời gian dài thì người phụ trách công việc của kế toán trưởng có quyền được ký các loại văn bản thuộc thẩm quyền giải quyết của kế toán trưởng hay không? Nếu có thì cần đáp ứng các quy định nào, các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.

Việc người phụ trách công việc của kế toán trưởng có được phép ký giấy tờ, tài liệu thay hay không thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành có quy định như sau:

Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.

Do đó, đối với các sổ sách kế toán của đơn vị, người phụ trách không được phép ký thay vì không có thẩm quyền ký và không đúng với chữ ký của Kế toán trưởng trước đó.

Ngoài ra, Khoản 4 Điều 53 Luật Kế toán 2015 có nêu: “Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này”.

Như vậy, người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì mới được ký tên trên các sổ sách kế toán.

Về thời hạn của người phụ trách kế toán trưởng, căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 163/2013/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:

1. Các đơn vị kế toán chưa có người đủ tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm kế toán trưởng thì phải bố trí người phụ trách kế toán. Đối với đơn vị thu, chi ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (trừ đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn) được bố trí phụ trách kế toán trong thời hạn tối đa là một (01) năm tài chính, sau đó phải bổ nhiệm người làm kế toán trưởng theo quy định. Trường hợp sau một (01) năm mà người phụ trách kế toán đó vẫn chưa đủ tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm làm kế toán trưởng thì phải tìm người khác đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.

2. Các đơn vị kế toán thuộc vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật được kéo dài thời gian phụ trách kế toán nhưng phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính đồng cấp.

Dựa vào quy định trên thì trường hợp ở đơn vị bạn công tác, người được bố trí phụ trách kế toán trưởng sẽ được phụ trách trong thời hạn tối đa là 01 năm tài chính. Nếu sau thời hạn đó, mà người kế toán trưởng không có thì phải bổ nhiệm người làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phụ trách không đủ tiêu chuẩn sau 01 năm thì có thể tìm người khác đủ tiêu chuẩn để đảm nhận chức vụ này. Ngoài ra, bạn nhớ lưu ý thêm quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này để xem xét đơn vị mình có rơi vào trường hợp đó hay không.

Nguồn: thukyluat.vn

Để nâng cao kiến thức chuyên môn về kế toán tài chính để trở thành các nhà lãnh đạo trong tương lai, các bạn hãy đăng ký tham gia ngay khóa học của CleverCFO ngay nhé. Tham khảo khóa học tại:

Là người đứng đầu có quyền hành và trách nhiệm cao nhất tại phòng Kế toán, một Kế toán trưởng trong Khách sạn - Nhà hàng phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và kỹ năng sau đây:

- Đáp ứng đủ điều kiện tuyển dụng Kế toán trưởng

Có bằng Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành liên quan, có kinh nghiệm và có chứng chỉ Kế toán trưởng là 3 tiêu chuẩn đầu tiên và bắt buộc phải có nếu muốn trở thành Kế toán trưởng trong Khách sạn - Nhà hàng. Ngoài ra, Kế toán trưởng cũng phải là người nắm rõ và thành thạo mọi nghiệp vụ kế toán, tin học văn phòng, phần mềm kế toán, biết làm báo cáo, trình bày báo cáo, kê khai hóa đơn chứng từ có liên quan,…

- Là một Kế toán tổng hợp chuyên nghiệp

Có 3 vị trí liền kề đủ điều kiện để trở thành Kế toán trưởng đó là: Kế toán tổng hợp, Kế toán quản trị và kế toán viên cao cấp. Vì vậy, trước khi “leo” lên vị trí cao nhất trong phòng Kế toán, bạn phải làm tốt công việc của một 1 trong 3 vị trí này. Tức nắm rõ từng công việc kế toán chi tiết từng phần hành. Cụ thể:

  • Quản lý về mặt kế toán chung: đảm bảo hạch toán đúng, đủ và kịp thời; các chứng từ hóa đơn phải hợp pháp; lập báo cáo phải đúng thời hạn
  • Quản lý về mặt hàng tồn kho: kiểm soát hàng tồn kho thực tế với số liệu trên sổ sách và hệ thống; làm việc với Kế toán kho và Thủ kho để tìm ra nguyên nhân nếu phát hiện có sự chênh lệch
  • Kiểm tra giá thành hàng hóa, nguyên vật liệu: phối hợp với kế toán giá thành kiểm tra chi phí, tính toán và phân tích giá thành
  • Các công việc khác: theo dõi tài sản cố định; lập ngân sách; lập báo cáo thuế;…

Giấy tờ khi kinh nghiệm khi làm kế toán trưởng năm 2024

Để trở thành Kế toán trưởng, trước tiên bạn phải là một Kế toán Tổng hợp hay Kế toán Quản trị chuyên nghiệp

- Hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực đang hoạt động

Mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có sự khác biệt cơ bản, đòi hỏi người Kế toán trưởng phải nắm rõ và hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực đó, tức nắm được công việc mà mình phải làm. Cụ thể, trong ngành Khách sạn - Nhà hàng, Kế toán trưởng phải:

  • Có trách nhiệm giám sát và chỉ đạo mọi vấn đề liên quan đến kế toán tài chính của doanh nghiệp; phân công nhiệm vụ, quản lý và đánh giá được khả năng làm việc của từng vị trí kế toán thuộc phòng Kế toán
  • Phát triển công tác kế toán hành chính và hệ thống văn bản pháp luật để duy trì hoạt động tối ưu, chính xác và phù hợp cho khách sạn; duy trì và cập nhật các quy định, chính sách mới để áp dụng cho khách sạn
  • Rà soát, kiểm tra sai sót của các báo cáo đã làm và điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện sai lệch; kiểm tra và ký duyệt các giấy tờ hàng ngày/ tháng/ quý/ năm có liên quan; lưu trữ sổ sách kế toán theo quy định

- Có khả năng tổ chức công việc, quản lý nhân sự tốt

Một trong những nhiệm vụ chính của Kế toán trưởng là quản lý và điều hành bộ máy nhân sự thuộc phòng Kế toán, bao gồm cả phân công công việc, chỉ đạo làm việc và đào tạo, hướng dẫn, kiểm tra tính hiệu quả trong công việc của nhân viên,… Vì vậy, chỉ khi Kế toán trưởng có khả năng tổ chức công việc, biết cách quản lý nhân sự tốt thì mới đảm bảo tính công bằng trong phân chia quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi nhân viên; biết cách đào tạo và tạo động lực cho nhân viên làm việc; xác định và phát triển khả năng lãnh đạo của những nhân viên ưu tú;… đảm bảo môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh, công bằng và khách quan.

Giấy tờ khi kinh nghiệm khi làm kế toán trưởng năm 2024

Kế toán trưởng phải là người có khả năng tổ chức công việc, biết sắp xếp và phân công công việc cho nhân viên, quản lý nhân sự hiệu quả, đảm bảo môi trường làm việc chuyên nghiệp,...

- Giỏi giao tiếp, ứng xử khéo léo

Yêu cầu công việc đòi hỏi Kế toán trưởng phải hàng ngày tiếp xúc với nhiều người, từ cấp trên, đồng nghiệp đến nhân viên cấp dưới, đối tác và khách hàng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo là đặc biệt quan trọng giúp Kế toán trưởng tạo được ấn tượng và niềm tin với người đối diện, điều này giúp ích rất nhiều cho công việc (đàm phán, thuyết phục) và cho sự thăng tiến trong tương lai (cấp trên tin dùng, cấp dưới nể phục).

- Thành thạo máy tính và giỏi tiếng Anh

Để đạt được những vị trí công việc cao hơn trong bộ phận Kế toán nói riêng và ngành Khách sạn - Nhà hàng nói chung, bạn phải thỏa mãn được 2 tiêu chí kỹ năng này. Một Kế toán trưởng phải thành thạo gần như tất cả các phần mềm vi tính văn phòng từ word để soạn văn bản, lập báo cáo; excel để tính toán, lập bảng số liệu cho đến power point để thuyết trình. Ngoài ra, bạn cũng phải giỏi tiếng Anh để đọc hiểu các tài liệu kế toán; lập báo cáo tài chính kế toán; giao tiếp với cấp trên, đối tác và khách hàng là người nước ngoài.

Giấy tờ khi kinh nghiệm khi làm kế toán trưởng năm 2024

Thành thạo máy tính và giỏi tiếng anh là 2 kỹ năng cần thiết nhất mọi Kế toán trưởng cần có

- Một số kỹ năng thiết yếu khác

  • Am hiểu về luật: phải thường xuyên theo dõi, cập nhật các thông tư quy định mới liên quan đến lĩnh vực Kế toán; áp dụng vào công việc thực tế để đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ, hóa đơn, sổ sách.
  • Khả năng tư duy tốt, nhất là tuy duy toán học, tư duy logic để có thể nắm bắt nhanh hệ thống bảng biểu, biểu đồ, lược đồ và những phép tính phức tạp.
  • Cẩn thận và trung thực: đây là 2 yếu tố bắt buộc phải có của không chỉ Kế toán trưởng mà của tất cả các kế toán từng phần hành khác; luôn đảm bảo thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với công việc được giao.
  • Có khả năng xử lý tình huống phát sinh: nhạy bén và linh hoạt là 2 kỹ năng cần có của Kế toán trưởng trong việc tiếp nhận và xử lý những sự cố phát sinh liên quan đến giấy tờ, sổ sách, bất đồng ý kiến giữa cấp trên với nhân viên và nhân viên với nhân viên,…
  • Chịu được áp lực công việc cao khi hàng ngày phải tiếp xúc với những con số, tiền tệ và giấy tờ cùng khối lượng công việc cực kỳ lớn, mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật cực kỳ cao.
  • Thiết lập các mối quan hệ hòa đồng, cởi mở với tất cả mọi người, kể cả trong khối Tài chính - Kế toán và các bộ phận khác trong Khách sạn - Nhà hàng

Thông thường, để trở thành Kế toán trưởng chuyên nghiệp, trung bình một ứng viên sẽ mất khoảng 6 năm (bao gồm 2 năm cho công việc kế toán phải thu và kế toán phải trả; 2 năm cho công việc kế toán kho và kế toán giá thành; 2 năm cho công việc kế toán tổng hợp hoặc kế toán quản trị) kể từ khi đi làm để rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Chỉ cần bạn yêu nghề, có niềm đam mê và quyết tâm theo đuổi, nhất định bạn sẽ từng bước hoàn thành được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.