Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như ô Chợ Dừa là tên gọi một cái chợ phía tây-nam thành phố, ô Cầu Giấy còn biết được vì là tên gọi của cái cầu gạch bắc qua sông Tô Lịch… chứ không còn một kiến trúc nào có thể gợi lại vết tích xưa. Tuy nhiên rất may mắn cho chúng ta, Hà Nội vẫn còn một cửa Ô gần như nguyên vẹn đó là Ô Quan Chưởng.

Ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, mặt trước nhìn về phía đông và sông Hồng, mặt sau nhìn về phía tây và phố Hàng Chiếu kéo dài . Về kiến trúc có vòm cửa trấn giữ, trên lại còn lưu giữ một lầu địch vọng là nơi canh gác. Cửa được xây vòm tò vò rộng, trước đây có hai cổng bằng gỗ dày lớn, ban đêm lính canh đóng cửa thành và mở ra buổi sớm cho người dân qua lại, buôn bán.

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

Ô Quan Chưởng thuở xưa (Ảnh: TL)

Qua bao thăng trầm, Ô Quan Chưởng vẫn uy nghiêm đứng đó, cố giữ gìn cho Hà Nội nghìn năm văn hiến một kỳ quan đơn sơ, dân dã mà quý giá đến vô cùng.  Hiện nay, cửa ô còn nguyên một cửa chính và hai cửa con hai bên. Trên nóc cửa chính là một vọng lâu. Ngày xưa có lính tuần canh gác ở đây. Bên tường phía trái có gắn một tấm bia khắc năm 1882 ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm bọn lính sách nhiễu những đám tang qua lại cửa ô. Phía trên cửa lớn có ba chữ Hán: “Thanh Hà Môn” nghĩa là cửa Thanh Hà (vì cửa này ở thôn Thanh Hà, cạnh cửa sông Tô Lịch xưa. Thanh Hà là tên gọi của một phường đời Lê bao gồm khu vực Hàng Chiếu, Thanh Hà, Đào Duy Từ). Như vậy là các vòm cửa từng có cửa, ngày mở, đêm đóng.

Nhưng diện mạo Ô Quan Chưởng như hiện nay là do lần sửa chữa lớn vào năm 1817. Ô Quan Chưởng còn có tên là Ô Thanh Hà. Quan Chưởng là chức quan chỉ huy vệ binh. Ngày 20-11-1873, thực dân Pháp mở cuộc tấn công Hà Nội lần thứ nhất. Từng đoàn tàu chiến, tàu đổ bộ ngược sông Hồng, đổ quân ào ạt tiến vào Hà Nội qua cửa ô Đông Hà. Quan Chưởng cùng trên 100 vệ binh đã dàn trận dọc theo bờ sông, tại đây đã nổ ra cuộc chiến ác liệt và không cân sức, quân ta anh dũng chiến đấu tới người cuối cùng... Từ đó cửa ô Đông Hà được gọi là "Cửa ô Quan Chưởng".

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

Ô Quan Chưởng tuy đã được trùng tu nhưng gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính (Ảnh: TL) 

Sau khi chiếm đóng Hà Nội, người Pháp đã cho phá bỏ các công trình cũ quanh thành thị để mở rộng khu phố mới. Nhưng riêng ô Quan Chưởng, nhờ có sự đấu tranh kiên trì của nhân dân và của ông cai tổng Đồng Xuân, Đào Đăng Chiểu (1845-1916), nên chủ trương đó không thực hiện được. Vì ông Cai tổng cùng với dân chúng nhất định không chịu ký tên vào tờ trình xin phép phá cửa ô nên cuối cùng người Pháp phải nhượng bộ. Nhờ vậy mà đến nay thành phố còn lưu lại được một vết tích quý của kiến trúc xưa.

Ngày 3-6-2009, tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak công bố khoản tài trợ trị giá 74.500 USD dành cho Việt Nam để thực hiện việc bảo tồn Ô Quan Chưởng, cửa ô cổ duy nhất còn lại ở Hà Nội. Dự án này được tài trợ thông qua Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Mỹ và là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

Cuộc sống của người dân sống quanh khu Ô Quang Chưởng (Ảnh: TL)

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael W. Michalak nói: “Ô Quan Chưởng là một di tích kiến trúc đẹp đến ngỡ ngàng nhưng đang đổ vỡ. Trước dấu mốc quan trọng Hà Nội bước vào tuổi 1.000 năm, chúng tôi rất vinh dự được cùng các bạn tu bổ, bảo tồn di tích này. Ô Quan Chưởng không chỉ là một cột mốc của thành Thăng Long xưa, nó còn là một biểu tượng của tinh thần và sự kiên cường của người dân Hà Nội. Tôi cũng hy vọng là sau khi bảo tồn xong, công trình này sẽ là một biểu tượng của tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong một thành phố từng chịu đựng nhiều tổn thất từ các cuộc ném bom của Hoa Kỳ trong chiến tranh, việc chúng tôi với nhân dân và Chính phủ Việt Nam cùng nhau bảo tồn một báu vật quốc gia của các bạn thật là một minh chứng tuyệt vời cho mối quan hệ ngày càng lớn mạnh và khăng khít giữa chúng ta”.

Đáng quý biết bao, Hà Nội còn một Ô Quan Chưởng!

                                                                   Hồng Quân (Tổng hợp)

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

(LĐTĐ) Xưa nay, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội chúng ta thường nhớ về hình ảnh cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ... Thế nhưng, ngoài những hình ảnh nên thơ, mùa thu Hà Nội còn lôi cuốn du khách với các món ăn đậm chất riêng như: Cốm xanh, sấu chín, hồng ngâm...

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

(LĐTĐ) Xã hội phát triển, có vô vàn món đồ chơi hiện đại hấp dẫn cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, những món đồ chơi truyền thống vẫn có sức hút đặc biệt trong dịp Tết Trung thu. Và đằng sau những món đồ chơi giản dị ấy là câu chuyện tâm huyết của những nghệ nhân ở Thủ đô đã và đang giữ gìn để những sản phẩm dân gian có sức sống lâu bền giữa cuộc sống hiện đại.

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

(LĐTĐ) Truy cập vào website Hanoi2045.vn, các bạn trẻ có thể “đóng vai” một nhà quy hoạch, kiến trúc sư cùng đổi mới cảnh quan Thủ đô Hà Nội vào năm 2045, cũng như tôn vinh các công trình lịch sử văn hóa của Thủ đô Hà Nội lịch sử.

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

(LĐTĐ) Ngày 8/9, Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội phối hợp Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội “Sinh viên 5 tốt” với nhiều hoạt động như Hội khỏe Sinh viên Thủ đô, Diễn đàn “Sinh viên khởi nghiệp và hội nhập quốc tế”, Cuộc thi “Rung chuông vàng”.

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

(LĐTĐ) Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) là điểm hành hương quen thuộc của các phật tử, điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay nơi đây vẫn còn nhiều nét đẹp tiềm ẩn chưa được khai thác hết. Để phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng du lịch, rất cần cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư lớn, cách làm sáng tạo để phát triển du lịch bền vững, có tính đến kết nối.

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

Lễ hội là “chất truyền dẫn” trong “hệ thống” tạo ra sản phẩm dịch vụ văn hóa; là “chìa khóa” để khai mở ngành công nghiệp văn hóa. Hà Nội lại là vùng đất vô cùng giàu có và phong phú về các giá trị văn hóa, lịch sử với hàng nghìn lễ hội truyền thống mỗi năm. Làm thế nào để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế này, góp phần vào việc phát triển công nghiệp văn hóa? Phóng viên Lao động Thủ đô đã trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về vấn đề này.

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

(LĐTĐ) Ngày 2/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho du khách đến thăm Lăng Bác nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2022) và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945-2/9/2022).

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

(LĐTĐ) Chúng ta đang sống trong những ngày tháng lịch sử, trên khắp các ngả đường rợp bóng cờ hoa chào mừng Tết Độc lập. Cứ mỗi mùa thu tháng Tám, mỗi khi đến Tết Độc lập, những người con đất Việt Nam vẫn không khỏi bồi hồi nhắc nhau nhớ về nguồn cội, về giá trị của hòa bình, về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

(LĐTĐ) Nhà cụ Nguyễn Thị An là nơi ở và làm việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, để ra mắt Quốc dân đồng bào, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Giá trị lịch sử cửa ô Quan Chưởng

(LĐTĐ) Tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã đẩy mạnh phát triển cây chè theo tiêu chuẩn VietGAP, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều hộ nông dân. Trong đó, từng bước nỗ lực khôi phục thương hiệu chè Long Phú, xây dựng mô hình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, trở thành vùng nguyên liệu lớn cho nhiều doanh nghiệp chế biến.