đã bao nhiêu ngày kể từ 24/2

Tin tức

Từ 18 giờ ngày 23/12 đến 6 giờ ngày 24/12/2021: Phú Thọ ghi nhận 21 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 10 trường hợp trong cộng đồng

24/12/2021 09:36
Xem cỡ chữ
Print
  • đã bao nhiêu ngày kể từ 24/2
  • đã bao nhiêu ngày kể từ 24/2
  • đã bao nhiêu ngày kể từ 24/2
  • đã bao nhiêu ngày kể từ 24/2
  • đã bao nhiêu ngày kể từ 24/2
PhuthoPortal - Trong đó, có 2 trường hợp từ Hà Nội, Kiên Giang trở về tỉnh, đã được địa phương quản lý tại xã Tam Sơn - huyện Cẩm Khê và xã Phùng Nguyên - huyện Lâm Thao; 9 trường hợp từ F1 đã được cách ly, quản lý; 10 trường hợp mắc mới cộng đồng tại Chí Tiên - Thanh Ba 6 ca, Lâm Thao 2 ca (Cao Xá 1 ca; Vĩnh Lại 1 ca), Vân Cơ - thành phố Việt Trì 1 ca; Văn Lung - thị xã Phú Thọ 1 ca. Có 1 xã mới (Thanh Hà - Thanh Ba) ghi nhận ca bệnh đầu tiên.

đã bao nhiêu ngày kể từ 24/2

Đánh giá cấp độ, toàn tỉnh ở cấp độ 1 (số ca mắc mới trong cộng đồng xấp xỉ 7,29 ca/100.000 dân/tuần; 97,2% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19).

Cấp huyện: 13 huyện, thị, thành ở cấp độ 1.

Cấp xã: Không có xã/phường/thị trấn ở cấp độ 4; có 4 xã ở cấp độ 3 (Thạch Đồng - Thanh Thủy; Vụ Quang - Đoan Hùng; Địch Quả - Thanh Sơn; Chí Tiên - Thanh Ba); 10 xã ở cấp độ 2 và 211 xã/phường/thị trấn còn lại ở cấp độ 1.

đã bao nhiêu ngày kể từ 24/2

Tình hình dịch COVID-19 trên cả nước

Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16 giờ ngày 22/12 đến 16 giờ ngày 23/12/2021, Việt Nam ghi nhận 16.377 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 16.367 ca ghi nhận trong nước (giảm 155 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 10.152 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hà Nội (1.774), Cà Mau (1.167), Tây Ninh (949), Vĩnh Long (855), Khánh Hòa (797), Cần Thơ (792), thành phố Hồ Chí Minh (787), Đồng Tháp (787), Bạc Liêu (689), Bình Định (555), Trà Vinh (527), Bến Tre (436), Thừa Thiên Huế (395), Bà Rịa - Vũng Tàu (344), An Giang (322), Thanh Hóa (306), Sóc Trăng (296), Bình Thuận (288), Tiền Giang (282), Hưng Yên (267), Kiên Giang (256), Hải Phòng (252), Lâm Đồng (251), Đồng Nai (232), Bắc Ninh (226), Hậu Giang (221), Đà Nẵng (195), Gia Lai (182), Quảng Ninh (156), Nghệ An (148), Phú Yên (134), Quảng Ngãi (132), Bình Dương (118), Hà Giang (107), Quảng Nam (96), Đắk Lắk (91), Quảng Trị (83), Nam Định (83), Thái Nguyên (61), Ninh Thuận (61), Long An (60), Hải Dương (59), Đắk Nông (55), Phú Thọ (51), Vĩnh Phúc (46), Cao Bằng (44), Hà Nam (42), Thái Bình (39), Quảng Bình (37), Lạng Sơn (37), Bắc Giang (34), Hòa Bình (34), Bình Phước (31), Hà Tĩnh (28), Lào Cai (18), Yên Bái (16), Kon Tum (12), Sơn La (9), Tuyên Quang (5), Bắc Kạn (4), Lai Châu (3), Điện Biên (3).

Kể từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.599.150 ca, trong đó có 1.181.611 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 142.342.501 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.524.842 liều, tiêm mũi 2 là 64.109.397 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 1.708.262 liều.

Đảm bảo nguồn cung oxy phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19

Ngày 23/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 1792/CĐ-TTg về việc bảo đảm nguồn cung oxy cho điều trị người bị nhiễm COVID-19.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế, các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, không để tình trạng quá tải y tế trên diện rộng.

Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giải pháp cụ thể để bảo đảm nguồn oxy phục vụ công tác điều trị trong các tình huống. Trước mắt, chỉ đạo giải quyết ngay đối với địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron

Ngày 23/12/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Công điện số 9406/CĐ-VPCP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2.

Công điện nêu rõ: Trong thời gian gần đây, dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp; tại nhiều địa phương số ca mắc mới có xu hướng tăng; số bệnh nhân nặng, số ca tử vong ở một số địa phương chưa giảm. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là chủ động kiểm soát biến chủng mới Omicron đang diễn biến rất khó lường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu:

Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức thần tốc hơn nữa việc tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19. Chậm nhất ngày 31/12/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp chống chỉ định); không để sót các trường hợp thuộc diện phải tiêm, nhất là người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 - 18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I/2022.

Đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ tiêm vắc xin tại địa phương khi đã được cung cấp vắc xin đầy đủ.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm đủ vắc xin và phân bổ kịp thời cho các địa phương, hướng dẫn các địa phương tiêm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chống mọi biểu hiện tiêu cực.

Các Bộ: Y tế, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam, kể cả đường hàng không, đường bộ, đường thủy để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng này vào nước ta; thực hiện test nhanh đối với hành khách trước khi lên và sau khi xuống tàu bay, cách ly ngay đối với các trường hợp nghi nhiễm; giải trình tự gen để phát hiện chủng Omicron và xử lý triệt để.

Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu toàn diện về chủng mới Omicron để kịp thời có các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

Nguyễn Liên (tổng hợp)