Chi phí tiếp khách có hóa đơn ghi tiếp khách năm 2024

Việc tiếp đãi khách hàng không chỉ là hành động xã giao mà còn là cơ hội giao lưu rất được các doanh nghiệp đề cao, thậm chí là chiếm một mức chi phí lớn trong các doanh nghiệp. Trong bài viết này, ACMan sẽ hướng dẫn các bạn cách lập hóa đơn điện tử ăn uống tiếp khách hợp lệ theo các quy định hiện hành. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích đối với quý độc giả.

1. Quy định chung về nội dung hóa đơn

Chi phí tiếp khách có hóa đơn ghi tiếp khách năm 2024
Tại điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC, quy định và hướng dẫn chi tiết về nội dung hóa đơn nói chung và nội dung hóa đơn điện tử nói riêng như sau:

– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.

– Tên liên hóa đơn.

– Số hóa đơn.

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.

– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ.

– Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.

– Thời điểm lập hóa đơn.

– Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.

– Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có.

– Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).

– Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

– Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.

– Nội dung khác trên hóa đơn: Ngoài các nội dung hóa đơn điện tử như trên, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay logo để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán.

2. Hóa đơn tiếp khách hợp lệ cần có những gì?

Phần lớn các hóa đơn dịch vụ ăn uống, tiếp khách ghi ở mục “Tên hàng hóa, dịch vụ” là “Tiếp khách” hoặc “Chi phí tiếp khách”. Tuy nhiên, trong danh sách mã ngành nghề đăng ký kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TT ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chỉ có ngành “Dịch vụ ăn uống”, không có ngành “Tiếp khách”.

Vì vậy, theo hướng dẫn tại các Công văn của Chi cục thuế thì các chi phí tiếp khách trong hóa đơn phải ghi rõ mặt hàng là “Dịch vụ ăn uống”.

Mặt khác, hóa đơn tiếp khách (dịch vụ ăn uống) hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Là hóa đơn điện tử Được khởi tạo và phát hành, sử dụng tuân thủ theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC,…

– Trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ, chính xác danh mục hàng hóa đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết, tuân thủ theo các Thông tư, Nghị định mới nhất về hóa đơn điện tử.

Căn cứ theo Công văn 15176/CTHN-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, chi phí hóa đơn dịch vụ ăn uống được tính vào chi phí, được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi phí này đáp ứng điều kiện tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC:

– Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên (giá này đã bao gồm thuế GTGT).

\>>> Xem thêm:

Thời điểm lập hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC

Trường hợp Khách hàng không lấy hóa đơn thì lập hóa đơn thế nào?

3. Lập, xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cần bảng kê không?

Về bản chất, hóa đơn điện tử không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn. Vì vậy, doanh nghiệp không được lập bảng kê kèm theo (theo Khoản 3 tại Điều 3 được quy định trong Thông tư 32/2011/TT-BTC) dịch vụ bản giấy với mục đích đảm bảo nguyên tắc nhất quán, hệ thống.

Khi xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp phải viết chi tiết “Tên món ăn, số lượng (đĩa, khay, hộp, suất..), đơn giá như thế nào, tổng thanh toán…”

Có thể thấy, việc xuất hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống, tiếp khách cần tuân thủ những quy định hết sức nghiêm ngặt. Để giảm thiểu tối đa các sai sót liên quan tới xuất hóa đơn, việc ứng dụng một giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử chuyên nghiệp là rất cần thiết.

Hiện nay, ACMan cũng đang là đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên cả nước. Ngoài việc đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ theo yêu cầu về hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, ACMan cũng sẵn sàng đáp ứng các tính năng liên quan đến nghiệp vụ phát hành hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định mới nhất của tổng cục thuế.

Bên cạnh đó, ACMan cũng đang có rất nhiều chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho nhiều đối tượng doanh nghiệp khác nhau. Để được tư vấn thêm chi tiết về phần mềm, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

Chi phí tiếp khách cần có chứng từ gì?

Chi phí tiếp khách có chứng từ hợp lệ ghi rõ người nhận, người gửi, nội dung, số lượng, đơn giá, thành tiền và thuế GTGT (nếu có). Chi phí tiếp khách không vượt quá giới hạn quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Chi phí tiếp khách không che bao nhiêu?

Theo đó Các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp khách, cho biếu tặng….. sẽ bị khống chế ở mức 15% tổng số chi được trừ.

Chi phí tiếp khách dựa vào đâu?

Theo quy định tại cả thông tư 200 và thông tư 133, “chi phí tiếp khách” được hạch toán vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tiền nước uống hạch toán vào đầu?

Từ năm 2017 trở về trước thực hiện theo quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Mục lục NSNN, theo đó tiền nước uống được hạch toán vào Tiểu mục 6257 - Tiền nước uống thuộc Mục 6250.