Cấp công trình lọc hóa dầu nghi sơn năm 2024

Ngày 15/1, Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đối tác tổ chức lễ ký thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với dự án lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).

Theo đó, Bộ Công Thương, thay mặt Chính phủ Việt Nam, đã ký thoả thuận về cam kết bảo lãnh của Chính phủ cho dự án với các nhà đầu tư nước ngoài, và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Tổng vốn đầu tư của dự án cũng được điều chỉnh lên 9 tỷ USD, trong đó các nhà đầu tư góp vốn gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) 25,1%, Công ty Dầu khí Quốc tế, Kuwait (KPI/KPE) 35,1%, Công ty Idemitsu Kosan, Nhật Bản (IKC) 35,1%, Công ty Hoá chất Mitsui Nhật Bản (MCI) 4,7%. Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) được thành lập bởi các nhà đầu tư theo hợp đồng liên doanh ký ngày 7/4/2008 và giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 14/4/2008.

Là công trình trọng điểm quốc gia, dự án lọc dầu Nghi Sơn có diện tích 400 ha được xây dựng tại khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Công suất lọc dầu dự kiến đạt 200 nghìn thùng/ngày (tương đương 10 triệu tấn/năm) với nguồn nguyên liệu dầu thô nhập khẩu từ Kuwait.

Theo Petro Vietnam, trong tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD, thì dự kiến các bên liên doanh sẽ vay 5 tỷ USD từ JBIC, IFC, NEXI, KEXIM và các tổ hợp ngân hàng trong nước và quốc tế (còn lại là vốn của chủ đầu tư).

Các sản phẩm chính của dự án sẽ là: khí hóa lỏng LPG, xăng (RON 92, 95), dầu diesel (cao cấp, thường), dầu hoả/nhiên liệu phản lực, nhựa polypropylene, para-xylene, benzene và lưu huỳnh.

Liên danh nhà thầu EPC do công ty JGC Corporation (Nhật Bản) đứng đầu và các nhà thầu Chiyoda Corporation (Nhật Bản), GS Engineering & Construction Corporation (Hàn Quốc), SK Engineering & Construction Co., Ltd (Hàn Quốc), Technip France (Pháp), và Technip Geoproduction (M) Sdn. Bhd (Malaysia).

Dự kiến, nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn sẽ hoàn thành công tác xây dựng vào quý 4/2016 và đi vào vận hành thương mại vào năm 2017, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước.

Cũng tại buổi lễ, các bên liên quan cũng đã ký một số bản hợp đồng khác, gồm: hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhiên liệu giữa Petro Vietnam và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn; Thoả thuận chuyển đổi ngoại tệ giữa Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Vietcombank; hợp đồng bảo hiểm gốc giữa Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Công ty Tổng công ty bảo hiểm PVI.

Ngoài ra, Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng đã trao thư thầu hợp đồng EPC cho tổ hợp nhà thầu thực hiện dự án.

Dự án LHLHD Nghi Sơn là công trình trọng điểm quốc gia, là dự án LHD thứ hai của Việt Nam; được xây dựng trên diện tích 400 ha tại Khu kinh tế Nghi Sơn; công suất lọc dầu đạt 200 nghìn thùng/ngày (tương đương 10 triệu tấn/năm) sử dụng nguồn nguyên liệu dầu thô nhập khẩu từ Kuwait. Dự án có tổng vốn đầu tư chín tỷ USD, do các nhà đầu tư góp vốn gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 25,1%, Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPI/KPE) 35,1%, Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) 35,1%, Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI) 4,7%. Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) được thành lập bởi các nhà đầu tư theo Hợp đồng liên doanh ký ngày 7/4/2008 và Giấy chứng nhận /đầu tư cấp ngày 14/4/2008.

Dự án LHLHD Nghi Sơn có công nghệ chế biến sâu và phức tạp nhất trong lĩnh vực lọc hóa dầu tại Việt Nam và khu vực với 38 phân xưởng công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Các sản phẩm chính gồm: khí hóa lỏng LPG; xăng RON 92, 95; dầu đi-ê-den, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, nhựa Polypropylene, Para-xylene, Benzene và lưu huỳnh. Sau khi đi vào hoạt động, hằng năm Dự án dự kiến đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 30 nghìn tỷ đồng/năm (tùy thuộc giá dầu).

Cấp công trình lọc hóa dầu nghi sơn năm 2024
Các đại biểu ấn nút khởi động vận hành dự án.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, đây là dự án là công trình trọng điểm quốc gia, một bước phát triển đột phá ngành công nghiệp LHD Việt Nam. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương những nỗ lực của các bộ, ngành, chủ đầu tư, nhà thầu nỗ lực vượt khó, hăng say lao động để thực hiện, đưa dự án vào vận hành; chính quyền, người dân trong vùng dự án đã tích cực phối hợp, bàn giao mặt bằng cho dự án để đến thời điểm này, dự án đã sản xuất được nhiều sản phẩm. Nhấn mạnh LHLHD Nghi Sơn là biểu tượng hợp tác quốc tế tốt đẹp, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Kuwait đối với dự án.

Thủ tướng nêu rõ, dự án đi vào vận hành thương mại có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Với công suất chế biến 10 triệu tấn dầu thô/năm, cùng với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang vận hành thì sản lượng xăng dầu cung cấp từ các nhà máy này sẽ đáp ứng khoảng 80 đến 90% nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc nhập khẩu từ thị trường bên ngoài. Qua việc thực hiện dự án, đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam đã trưởng thành vững mạnh, đủ khả năng đảm nhiệm quản lý, thi công, vận hành và bảo dưỡng một dự án dầu LHD lớn và phức tạp, công nghệ cao.

Thủ tướng yêu cầu Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn tiếp tục phát huy kết quả đạt được, quản lý vận hành dự án hoạt động an toàn, bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra; không để tồn tại lỗi kỹ thuật; bảo đảm chỉ tiêu bảo vệ môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước các công trình xây dựng chỉ đạo hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ nghiệm thu dự án, bảo đảm tuyệt đối an toàn, phòng, chống cháy nổ. Qua đây, PVN tiếp tục thực hiện thành công các dự án trọng điểm khác về dầu khí, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa, PVN, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn có trách nhiệm cùng nhau tiếp tục chăm lo giải quyết tốt việc làm, đời sống cho đồng bào địa phương, nhất là đồng bào phải tái định cư đến nơi ở mới, bàn giao mặt bằng cho xây dựng LHLHD. Tiếp tục phát triển những ngành công nghiệp sau hóa dầu.

Cho rằng, việc đưa Dự án vào vận hành thương mại là một lợi thế và cơ hội mới của tỉnh Thanh Hóa cũng như khu vực Bắc Trung Bộ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh trong khu vực khẩn trương rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư trong nước, quốc tế, qua đó tạo động lực mới, sức mạnh tổng hợp mới, đưa Thanh Hóa phát triển thành một trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của khu vực Bắc Trung Bộ, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng và cả nước.