Viêm đại tràng co ăn được thịt gà không


Viêm đại tràng gây ra cho người bệnh nhiều khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng bên cạnh điều trị người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Vậy người bị viêm đại tràng nên ăn gì? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Xem thêm về dấu hiệu và nguyên nhân hình thành viêm đại tràng tại bài viết sau: Bệnh viêm đại tràng là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng co ăn được thịt gà không

Nguyên tắc về chế độ ăn cho người viêm đại tràng

Để cải thiện tình trạng viêm đại tràng, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý vừa giúp giảm triệu chứng của bệnh vừa giúp hỗ trợ điều trị. Có rất nheièu thực phẩm, món ăn tốt cho người bệnh giúp bệnh mai lành hơn ví dụ như các loại rau quả giàu chất xơ,…Người bệnh cần cung cấp đầy đủ các thực phẩm cần thiết để đảm bảo chất dinh dưỡng, năng lượng, không nên kiêng khem quá dễ dẫn tới suy dinh dưỡng.

Đả bảo các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn:

  • Chất đạm 1g/1kg/1 ngày
  • Năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tùy theo bệnh nhân
  • Chất béo: ăn hạn chế, không quá 15g/ngày
  • Cung cấp đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

Bổ sung những thực phẩm giàu đạm như thịt nạc xay, thịt gia cầm, giá đỗ, đậu phụ. Các loại thực phẩm xanh giàu đạm thực vật như tảo spirulina, rau chùm ngây, rau ngót), sữa đậu nành, các loại sữa tách béo… Đây là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu.

Các loại rau quả xanh có chứa vitamin như rau ngót, rau muống, rau cải,…có tác dụng nhuận tràng tốt giúp người bệnh cải thiện triệu chứng táo bón, giảm đau đớn mỗi khi đi vệ sinh.

Những ngày bị táo bón: Người bệnh nên bổ sung các loại rau củ chứa nhiều chất xơ hòa tan dễ tiêu như chuối, bơ, khoai lang, khoai tây, mùng tơi, rau đay, đậu đỏ, đậu đen,….

Những ngày bị tiêu chảy, phân mùi chua: Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ lên men như dưa cà muối, sữa chua,…

Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, bổ sung các loại đồ uống lành mạnh như nước ép rau quả, nước lọc, sinh tố,…

Cần lưu ý, khi chế biến nên chế biến dưới dạng hấp luộc hoặc kho, hạn chế sử dụng các món chiên, xào rán, đồ uống có ga, chất kích thích,…Người bệnh không nên ăn các món lạ, không bỏ bữa, không ăn quá no gây quá tải cho hệ tiêu hóa của người bệnh khiến tình trạng đầy bụng chướng hơi, khó tiêu càng trở nên trầm trọng.

Gợi ý những thực phẩm người viêm đại tràng nên ăn

Thực phẩm giàu chất đạm

Bổ sung chất đạm cho cơ thể giúp cung cấp năng lượng, tăng cường sự chuyển hóa các chất trong cơ thể đồng thời hỗ trợ tiêu hóa giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.

Do đó, nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm vào thực đơn hàng ngày như: Trứng, sữa đậu nành, sữa không đường, cá, thịt nạc,…Khi ăn thịt nên dùng thịt xay giúp chế biến thức ăn dễ tiêu hóa hơn và giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Thực phẩm giàu chất xơ

Các thực phẩm giàu chất xơ như súp lơ xanh, rau chân vịt, lê, yến mạch, bơ,…giúp người bệnh nhuận tràng nên bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày để loại bỏ triệu chứng táo bón.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ không tan cellulose giúp giảm triệu chứng tiêu chảy của bệnh viêm đại tràng, do đó người bệnh nên ăn các thực phẩm như khoai mì, khoai lang, táo, bánh mì nướng, sữa chua,…

Bên cạnh đó, cần bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp hoạt động trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn, hạn chế táo bón và phòng tránh nguy cơ mất nước khi bị tiêu chảy.

Dưới đây, là bảng thực đơn tốt cho người viêm đại tràng trong 3 ngày:

Viêm đại tràng co ăn được thịt gà không

Những lưu ý về ăn uống khi bị viêm đại tràng

Người bệnh cần lưu ý một số điểm sau khi ăn uống:

  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu chế biến tới khâu bảo quản
  • Thức ăn cần đảm bảo được nấu chín kĩ
  • Người bệnh nên ăn uống đúng giờ, chia làm nhiều bữa trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể

Xem thêm: Tác dụng của lá mơ lông với bệnh đại tràng/ Trị bệnh viêm đại tràng bằng cách uống vừng đen

Hướng dẫn một số món ăn ngon tốt cho người bệnh viêm đại tràng

Một số món ăn ngon vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm đại tràng, người bệnh có thể tham khảo để thực hiện:

Chè trái vải

Viêm đại tràng co ăn được thịt gà không

  • Cơm vải khô 50t
  • Hoài sơn 40g
  • Hạt sen tươi 30g
  • Gạo tẻ 60g

Cách thực hiện: Các nguyên liệu cơm vải, hoài sơn, hạt sen đem giã nát và cho vào nồi nấu cháo chung với gạo tẻ cho chín nhừ ăn vào buổi tối liên tục 15 – 20 ngày tùy tình trạng bệnh. Với người bệnh viêm đại tràng thể tỳ vị hư hàn nên ăn món này để cải thiện bệnh.

Cháo củ sen

  • Củ sen tươi loại già 150g
  • Gạo tẻ 100g
  • Đường trắng 30g

Cách thực hiện: Củ sen tươi rửa sạch, đem đốt cho vàng lớp vỏ bên ngoài rồi cắt vừa miếng ăn và cho vào hầm chung với gạ tẻ. Khi cháo nhừ thì cho thêm đường trắng vào, ngày ăn 1 lần. Món ăn này phù hợp cho người bệnh viêm đại tràng do tỳ thận hư hàn.

Cật heo hầm cốt toái bổ

  • Cật heo 2 cái cỡ 4 – 5 lạng
  • Cốt toái bổ 10g

Cách thực hiện: Cật heo sơ chế sạch, cắt miếng vừa ăn, cốt toái bổ rửa sơ qua nước cho sạch bụi và đem bọc vào một miếng vải mỏng. 2 nguyên liệu trên cho vào nồi đổ ngập nước, hầm trong khoảng 1 giờ sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Chia ăn 2 – 3 lần hết trong ngày, dùng liên tục 5 – 7 ngày. Đây là món ăn hiệu quả cho người viêm đại tràng.

Cháo cá diếc

Viêm đại tràng co ăn được thịt gà không

  • Cá diếc 1 con cỡ 2 lạng
  • Gạo tẻ 100g

Cách thực hiện: Cá diếc đánh vảy, loại bỏ ruột cho sạch sẽ rồi cho vào nồi nấu chín, vớt cá ra lấy thịt. Gạo tẻ cho vào nồi nước luộc cá khi nãy nấu khoảng 30 phút cho gạo nhừ thì cho hết phần thịt cá vào nêm nếm hành lá, tía tô và gia vị cho vừa ăn. Ăn 1 – 2 lần/ngày, người bệnh nên ăn món này khi có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, táo bón.

Thực phẩm người bệnh viêm đại tràng cần tránh

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm dưới đây:

  • Chất kích thích: như trà, cà phê, rượu bia, nước ngọt, đồ uống có gas vì gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng. Các chất kích thích này tác động mạnh vào đường ruột nhất là các vết loét khiến bệnh càng trở nên trầm trọng.
  • Đồ ăn chua như thịt chua, gia vị cay nóng như tỏi, ớt, gừng, các loại dưa muối nên tránh xa
  • Người viêm đại tràng nên hạn chế uống sữa tươi và đồ ăn quá ngọt như đường, mật ong, bánh kẹo ngọt, các loại hạt khô cứng,… vì chúng thường gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Thức ăn nhanh như pate, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng,…đồ ăn chiên xào nên loại bỏ khỏi thực đơn vì chúng rất khó tiêu dễ gây đầy hơi, chướng bụng và ảnh hưởng tới vết loét
  • Đồ tanh lạnh, đồ ăn sống, dồ ôi thiu ăn vào khiến bạn bị đau bụng, sôi bụng, đi ngoài khiến bệnh càng thêm trầm trọng
  • Đồ ăn cứng, nhiều chất xơ dễ khiến đầy bụng, chướng hơi vì các đồ ăn này khi vào đến đại tràng gây cọ xát khiến niêm mạc bị tổn thương và làm bệnh viêm đại tràng nặng hơn.

Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng

Để phòng ngừa và hạn chế bệnh lý chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh bằng cách:

Chế độ ăn uống

  • Người bệnh cần tránh những thực phẩm dễ làm các triệu chứng trở nên nặng hơn
  • Nên ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh (thịt lợn bị bệnh tai xanh, thịt gà bị bệnh cúm…)
  • Không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà muối…
  • Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá…)

Bên cạnh đó:

  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn như: rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt những loại giàu kali như chuối, đu đủ…
  • Chia làm nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều, quá no vào buổi tối, bỏ thói quen vừa ăn vừa đọc báo, vừa ăn vừa nói chuyện

Lối sống lành mạnh

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê
  • Hạn chế căng thẳng, lo lắng, stress khiến nhu động ruột giảm, giữ tinh thần luôn luôn thoải mái, vui vẻ
  • Năng vận động, thể dục thể thao, uống nhiều nước, có thể lấy lòng bàn tay sờ nhẹ quanh vùng thượng vị – rốn theo chiều kim đồng hồ vài lần 1 ngày để kích thích nhu động ruột.
  • Cần sắp xếp làm việc khoa học và hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn bên gia đình và người thân

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Vì khi bệnh phát hiện ở giai đoạn nặng gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và điều trị bệnh (nếu có) từ sớm chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tại các bệnh viện trung ương có uy tín.

Người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.

Tìm mua sản phẩm Tràng Phục Linh New có chứa ImmuneGamma gần nhà bạn nhất  TẠI ĐÂY

Tràng Phục Linh New có tác dụng:

  • Giúp tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa…
  • Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.