Vải gân hồng kông là gì

Hiện nay có rất nhiều loại vải khác nhau và được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc, trong đó có vải thun gân. Thế nhưng, vải thun gân có tốt không? Vải có ứng dụng như thế nào vẫn là băn khoăn của rất nhiều người. Do đó, các bạn hãy cùng xuongmayaothunvt.com tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Trước khi tìm hiểu vải thun gân có tốt không, chúng ta hãy cùng xem đây là loại vải này là gì? Theo đó, vải thun gân còn có nhiều tên gọi khác là vải thun bo, vải thun RIB. Các chất liệu sợi để dệt vải rất đa dạng, có thể là sợi Pe, sợi cotton, sợi Poly…

Vải thun gân với những đường rãnh chìm và đường sườn nổi

Để tạo ra loại vải này, người ta sử dụng 2 cây kim để đan. Vì thế, vải sẽ có những đường rãnh chìm và đường sườn nổi. Hai đường này chạy dọc suốt tấm vải và xếp xen kẽ nhau.

Người ta thường phân vải thun gân thành các loại khác nhau dựa trên số lượng mũi đan rãnh chìm và rãnh nổi. Chẳng hạn như, Rib 1.1; Rib 2.1; Rib 2.2…

Để đánh giá một loại vải có tốt hay không, chúng ta cần xét trên khía cạnh ưu và nhược điểm. Vì thế, cũng giống như bất cứ loại vải nào thì vải thun gân cũng tồn tại cả ưu và nhược điểm. Cụ thể như sau:

Vải thun gân sở hữu một số ưu điểm vượt trội được yêu thích và đánh giá cao dưới đây:

Một trong những ưu điểm dễ nhận thấy của bất cứ loại vải thun nào là khả năng co giãn tốt. Do đó, khi lựa chọn vải thun để may trang phục sẽ luôn mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Bởi dù có mập lên một chút thì bạn vẫn có thể diện được quần áo may từ vải thun nhờ độ co giãn của chất liệu này mà không hề cảm thấy gò bó hay khó chịu.

Vải thun gân rất mềm mại và có khả năng thấm hút tốt. Vì thế, những loại vải thun gân chất lượng cao rất được ưa chuộng để may trang phục cho trẻ em đồ sơ sinh… bởi độ mềm mại nên phù hợp với làn da của bé.

Vải thun gân hiện nay có rất nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau. Do đó, đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng trong ngành may mặc để mang đến những sản phẩm bắt kịp xu hướng cũng như thị hiếu của khách hàng.

Vải thun gân đa dạng màu sắc

Một trong những ưu điểm của vải thun gân được nhiều người yêu thích chính là độ đàn hồi cao, co giãn tốt. Do đó, sau khi bị kéo giãn thì vải sẽ phục hồi ngay lại trạng thái ban đầu. Ngoài ra, vải cũng không bị nhăn và không bị quăn mép nên tính thẩm mỹ cao khi sử dụng. Vì thế, vải không cần ủi thường xuyên như một số loại vải khác.

Vải thun gân cũng khá dễ cắt may. Do đó, các chuyên gia về thời trang dễ dàng sáng tạo, cắt may nhiều mẫu trang phục mới từ kiểu dáng đơn giản đến cầu kỳ. Vì thế, sẽ mang đến những mẫu mã đẹp mắt, bắt kịp xu hướng thị trường và làm hài lòng người dùng.

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng vải thun gân cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Đó là:

So với những loại vải kiểu dệt Single và vải thun Jersey thì vải thun gân thường nặng và dày hơn.

Vải thun gân mặc dù khá mềm mịn nhưng so với nhiều loại vải dệt khác thì độ mịn và độ bóng của bề mặt vải không bằng.

Vải thun gân là loại vải tốt và được ưa chuộng trên thị trường

Như vậy, từ những thông tin về ưu, nhược điểm kể trên, chúng ta hoàn toàn nhận định được vải thun gân có tốt không? Đây là loại vải sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, trong khi đó hầu như không có nhược điểm. Vì thế, loại vải này rất được ưa chuộng trên thị trường và được rất nhiều hãng thời trang nổi tiếng sử dụng để cắt may các sản phẩm.

Vải thun gân với nhiều ưu điểm nổi bật nên được ứng dụng khá nhiều trong ngành may mặc. Cụ thể như sau:

  • Vải thun gân được dùng để may viền tay, viền cổ áo khoác, áo lạnh, áo thun cổ tròn… nhằm mục đích là giữ phần cổ áo, tay áo tránh bị gió lùa vào. Vì thế, giúp giữ ấm cho cơ thể.
  • Loại vải này có đặc điểm ôm sát cơ thể. Vì thế, những trang phục quần áo, váy đầm body thường sử dụng vải thun gân để cắt may nhằm khéo khoe đường cong quyến rũ của cơ thể phái đẹp.
  • Nhờ đặc tính thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt nên vải thun gân cũng được dùng để may quần áo trẻ em, quần áo trẻ sơ sinh.
  • Nhiều sản phẩm nội thất cũng được sử dụng vải thun gân để bọc bên ngoài hoặc trang trí nội thất.

Như vậy, từ phân tích trên đây, các bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi vải thun gân có tốt không.

Tuy là loại vải sở hữu nhiều ưu điểm nhưng xuongmayaothunvt.com cũng khuyên các bạn nên biết bảo quản đúng cách như hạn chế giặt máy giặt, nên phơi vải ở nơi râm mát. Đặc biệt, nên treo và phơi áo làm từ vải thun gân ngang để tránh vải bị giãn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

XƯỞNG MAY ÁO THUN BÌNH DƯƠNG GIÁ RẺ

  • Số 16/12 Khu phố đông A, đường Đào Duy Từ, P. Đông Hoà, Tx Dĩ An, Bình Dương
  • Hotline/Zalo: 0398.224.959
  • Email:
  • Website: //xuongmayaothunvt.com

  • Sức khỏe và sự an toàn của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Tìm kiếm gợi ý để giữ sức khỏe và thông tin mới nhất tại ban thông tin tư vấn du lịch

Vải gân loại vải dệt kim với các đường dọc nổi lên và hạ xuống xen kẽ nhau. Vải thun gân có khả năng đàn hồi tốt và bền hơn so với vải dệt kim thông thường

Thun gân thường được sử dụng để may áo thun, đầm ôm, tay áo, viền cổ,... Mặc dù chất liệu vải này được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên vẫn có nhiều bạn không biết vải thun gân là vải gì? Cùng tìm hiểu thêm về chất liệu này ngay sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. Thun gân là gì? 2. Đặc điểm 3. Ứng dụng 4. Cách bảo quản

1. Vải thun gân là gì?

Thun gân là loại vải dệt kim kép, trong đó các sườn nổi và rãnh chìm xen kẽ nhau dọc xuốt trên cả hai bề mặt vải. Vải thun gân còn được gọi là vải thun Rib hoặc vải borip, chúng có hai mặt vải như nhau, sờ vào sẽ có cảm giác dầy tay, vải có độ đàn hồi và giữ dáng rất tốt. 

Gân 1x1: loại vải tốt chất lượng cao, rất phù hợp để may quần áo thời trang có độ co giãn cao và thấm hút mồ hôi tốt.

Gân sọc 1x1: Được tạo ra trong cấu trúc đan sườn Rib 1x1, thông qua việc sắp xếp màu sắc các sợi vải dệt sẵn từ trước. Dệt vải gân sọc là kỹ thuật cơ bản nhất của các nhà thiết kế, sử dụng để tăng thêm màu sắc mới lạ cho kiểu dệt gân cơ bản. Quá trình đưa các sợi màu khác nhau vào máy dệt kim theo trình tự khác nhau sẽ tạo ra các sọc màu trên vải. Loại vải sọc này thường được sử dụng để may một số loại áo thun và  váy đầm thời trang.


Mẫu áo thun gân sọc thời trang

Gân 1x2: là một loại cấu trúc vải gân phổ biến. Được sử dụng cho tay áo khoác và băng đô có tính đàn hồi cao. Cấu tạo của gân 1x2 là kiểu đan 1 xườn nổi - 2 rãnh chìm, kiểu đan 1x2 có hình dạnh mỏng hơn so với kiểu đan 1x1.

Gân 2x2: Nếu như gân 1x1 là lựa chọn tốt để may áo thun, thì thun gân 2x2 sẽ là lựa chọn tốt nhất để may áo len hoặc áo khoác ngoài. Bạn có thể tạo kiểu trang phục vừa vặn, không hạn chế cử động mà vẫn giữ ấm cho cơ thể.

Ngoài các kiểu dệt trên, còn có các kiểu dệt khác ít phổ biến hơn như: 2x1, 2x3, 3x3, 4x4,...

2. Đặc điểm của vải gân

- Thường là vải 100% cotton, nhưng cũng có thể pha thêm sợi spandex để tăng độ đàn hồi cho vải. Ngoài ra, vải gân còn có thể làm từ nhiều chất liệu khác như: Sợi cotton pha, polyester, viscose,...

- Vải có độ đàn hồi cao theo chiều ngang, ngay cả khi không pha thêm bất kỳ thành phần co giãn[sợi spandex] nào bên trong.

- Hai mặt vải đều là mặt phải, bạn có thể sử dụng bất kỳ mặt vải nào để đưa ra ngoài.

- Vải khá dày và cứng hơn vải jersey và kém mịn hơn.

- Trang phục may bằng vải gân có thể ôm sát cơ thể một cách hoàn hảo, tôn lên vóc dáng, đường cong cho người mặc

- Khả năng hồi phục lại trạng thái ban đầu khá tốt sau khi bị kéo căng và không bị quăn mép, quăn cạnh như các loại vải thun jersey.


Mẫu vải thun gân màu vàng nghệ

3. Ứng dụng

Nhờ đặc tính co giãn và thấm hút mồ hôi tốt, vải thun gân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

- Nó thường được sử dụng làm viền cổ, viền tay áo thun, áo lạnh, áo khoác vì kiểu dệt này giúp giữ ấm cho cơ thể và tránh không khí lạnh bên ngoài.

- Các trang phục áo thun, váy đầm thời trang may bằng thun gân 1x1 rất được giới trẻ ưa chuộng.

- Vải gân còn được dùng để may quần áo giữ ấm cho trẻ em, trang trí nội thất.

- Ngoài ra, vải còn được sử dụng để may áo khoác, khăn quàn cổ, bao tay mùa đông, vớ,...


Mẫu áo thun ôm nữ may bằng chất liệu thun gân

4. Cách bảo quản

Cũng giống như các loại vải khác, trang phục may bằng thun gân cũng cần được bảo quản đúng cách để luôn bền lâu. Sau đây là một số lưu ý khi bảo quản:

- Hạn chế phơi trang phục may bằng vải gân ngoài nắng gắt, vì có thể làm bạt màu và xơ vải.

- Tốt nhất nên giặt tay, hạn chế giặt máy và sấy khô.

- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh đổ lên vải.

- Không giặt vải bằng nước nóng.

- Không sử dụng nước xả làm mềm vải.

Trên đây là bài viết chia sẻ về chất liệu vải thun gân, hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho riêng mình. Mời bạn ghé thăm chuyên mục các loại vải thun để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.

Video liên quan

Chủ Đề