Lãi suất 3 tháng ngân hàng nào cao nhất năm 2024

Có thể thấy, lãi suất kỳ hạn 01 tháng quanh mốc từ 1,6%/năm đến 3,2%/năm. Lãi suất kỳ hạn 01 tháng cao nhất là 3,2%/năm thuộc về Ngân hàng TMCP Quốc Dân [NCB].

Nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước gồm: Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV có mức lãi suất kỳ hạn 01 tháng từ 1,6%/năm-1,7%/năm.

Ngân hàng xây dựng [CB Bank] điều chỉnh tăng lãi suất đối với các kỳ hạn tiền gửi từ 6 tháng đến 36 tháng, trong khi giữ nguyên lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng.

Mức lãi suất cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng là 5,3%/năm thuộc về OceanBank. Mức lãi suất thấp nhất ở kỳ hạn 12 tháng là 3,7%/năm thuộc về ABBank và SCB.

Ở kỳ hạn 24 tháng, 2 ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất là OCB và OceanBank lên đến 6%/năm.

2. Quy định về lãi suất tiết kiệm tại Ngân hàng

Theo Điều 1 Thông tư 07/2014/TT-NHNN quy định như sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [sau đây gọi là tổ chức tín dụng] áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.

- Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

- Tiền gửi bao gồm các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác của tổ chức [trừ tổ chức tín dụng], cá nhân theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng.

3. Mức lãi suất huy động tối đa hiện nay là bao nhiêu?

Mức lãi suất huy động tối đa hiện nay được áp dụng theo quy định tại Quyết định 1124/QĐ-NHNN ngày 16/6/2023.

Theo đó, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức [trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài] và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 như sau:

- Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.

- Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm.

Như vậy, mức lãi suất huy động tối đa của các ngân hàng thương mại hiện nay là 4,75%/năm đối với kỳ hạn 01-06 tháng, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn

Ghi nhận mới nhất cho thấy, phạm vi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng tại 28 ngân hàng thương mại trong nước dao động quanh mức 1,9 – 3,5%/năm với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ. Trong đó, phần lớn các ngân hàng đều huy động lãi suất về mức dưới 3%/năm.

Qua so sánh, 3,5%/năm đang là mức lãi suất huy động cao nhất tại kỳ hạn 3 tháng, được ghi nhận tại ngân hàng NCB đối với hình thức Tiết kiệm An Phú. Trường hợp khách hàng gửi tiền tại quầy, mức lãi suất chỉ còn 3,4%/năm.

Tương tự, ngân hàng VietBank cũng triển khai mức lãi suất 3,5%/năm cho các kỳ hạn này. Tuy nhiên, mức lãi suất trên chỉ áp dụng cho hình thức gửi tiền trực tuyến. Nếu khách hàng gửi tiền tại quầy, VietBank ấn định mức lãi suất giảm 0,1 điểm phần trăm, về mức 3,4%/năm.

Theo sau là mức lãi suất tiết kiệm 3,3%/năm được ngân hàng DongA Bank và Viet A Bank áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng. Thấp hơn 0,1 điểm phần trăm là mức lãi suất tiết kiệm 3,2%/năm được áp dụng tại ngân hàng Bac A Bank. Trong khi đó, ngân hàng Oceanbank và OCB huy động lãi suất ở mức 3,1%/năm cho kỳ hạn 3 tháng.

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn tiếp tục duy trì đà giảm lãi suất trong tháng này. Do đó, mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng phần lớn dao động trong khoảng 2,5%/năm - 3%/năm.

Cụ thể, 3 ngân hàng SHB, MSB và BVBank đang ấn định lãi suất kỳ hạn 3 tháng về mức 3%/năm. Cùng kỳ hạn gửi tiền, ngân hàng SeABank lại triển khai mức lãi suất 2,9%/năm. Song song với đó, ngân hàng PVcomBank ấn định lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng ở mức 2,85%/năm.

Trong tháng này, hầu hết các ngân hàng còn điều chỉnh mức lãi suất huy động về mức dưới 3%/năm như: KienlongBank, ABBank và TPBank [2,8%/năm], VIB [2,6%/năm], MBBank, Sacombank và ACB [2,5%/năm], HDBank [2,45%/năm], LPBank [2,1%/năm], SCB [1,9%/năm]…

Như thường lệ, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng VPBank vẫn được chia ra thành 5 hạn mức tiền gửi. Với tiền gửi dưới 1 tỷ đồng lãi suất được niêm yết ở mức 2,6%/năm; từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng và từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng vẫn là 2,6%/năm; từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng là 2,7%/năm và từ 50 tỷ đồng trở lên là 2,8%/năm.

Cùng thời điểm khảo sát, lãi suất tiết kiệm thường của ngân hàng Techcombank tại thời hạn 3 tháng đối với khách hàng cá nhân và hội viên Inspire là 2,3%/năm, khách hàng Priority và khách hàng Private nhận được mức lãi suất cao hơn, lần lượt là 2,4%/năm và 2,45%/năm. So với tháng trước, mức lãi suất này được điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm.

So sánh riêng lãi suất huy động tại kỳ hạn 3 tháng của các ngân hàng quốc doanh gồm Vietinbank và BIDV cho thấy, các ngân hàng này duy trì ổn định lãi suất ở mức 2%/năm trong tháng này.

Trong khi đó, lãi suất tại ngân hàng Agribank và Vietcombank thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với 2 ngân hàng trên, ở mức 1,9%/năm. Theo ghi nhận, đây cũng là mức lãi suất tiền gửi thấp nhất tại kỳ hạn 3 tháng trong các ngân hàng thương mại được khảo sát.

Nhìn chung, mặt bằng lãi suất kỳ hạn 3 tháng của các ngân hàng được khảo sát vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, có một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động 0,1 – 0,3 điểm phần trăm so với tháng trước đó.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tại thời điểm cuối tháng 1/2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục có xu hướng giảm. Lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại là 3,38%/năm và 6,84%/năm, giảm lần lượt khoảng 0,15 điểm phần trăm và 0,25 điểm phần trăm so với cuối năm 2023.

Về phía người gửi tiền, dù lãi suất đầu vào đi xuống nhưng nhiều người cho biết vẫn chọn gửi tiết kiệm trong bối cảnh các kênh đầu tư khác chưa sôi động hoặc nhiều rủi ro.

Trong báo cáo phân tích được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI nhận định, lãi suất tiền gửi sẽ khó tiếp tục bị “nhấn chìm”. Dự báo, lãi suất tiền gửi 12 tháng vào cuối năm 2024 sẽ nằm trong khoảng 5,5%/năm, tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2023. Trong khi đó, lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện tại có khả năng giảm thêm 0,5 – 1 điểm phần trăm trong nửa đầu năm 2024.

Ngoài ra, SSI Research cho biết Ngân hàng Nhà nước vẫn có dư địa để thực hiện thêm một lần cắt giảm lãi suất chính sách nữa trong năm 2024 khi hoạt động kinh tế chưa thể quay lại xu hướng tăng trưởng tiềm năng.

Chủ Đề