Tu vị của thần tiên là gì

Thần Tiên Thánh Phật

                     Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I] Thần

II] Tiên

III] Thần và Tiên

IV] Thánh Nhân không có lòng Nên lấy lòng thiên hạ làm lòng mình

V] Thánh Nhân Nho Giáo

VI] Thánh Nhân Phật Giáo

VII] Thánh cao hơn Thần và Tiên

VIII] Phật là vị Thánh siêu tuyệt

IX] Người và Thần Tiên Thánh

X] Phụ Lục : Thánh Nhân và Độc Thần Giáo

__________________________________________

Bài này diễn tả các danh vị Thần Tiên Thánh Phật, các danh vị được xếp đặt từ thấp đến cao, có thể xem như là bài tiếp theo của bài 20 [Thánh Nhân không có tình , chỉ có . . . Đại Tình ! ]. Bài này cũng diễn tả những tương quan giữa Thần Tiên Thánh Phật và liên hệ với con người ...

I] Thần

_-Người có Trung,Can, Nghĩa, Khí khi chết đi sẽ thành Thần

_-Thần còn là người, sau khi chết,  được vua phong làm thần. Theo quan niệm Á Đông,  vua là vua của bách thần nên vua có quyền phong thần ; thường những người được phong thần  là những kẻ đã có công nghiệp lớn với quốc gia dân tộc , ít nhất với một vùng của quốc gia.

Nhỡ vua phong thần sai thì sao ? _-Thường thì vua phong thần đúng, vì đã bàn luận cẩn thận với các quan, nếu nhỡ vua phong thần sai thì đúng luật ra, ở bên kia thế giới, Diêm Vương sẽ triệt hạ ‘ông thần’ đó.

[‘bên kia thế giới’ gồm có : cõi âm, thiên đàng, địa ngục _-cõi âm là nơi ‘sinh sống’ cuả các linh hồn đợi chờ đi đầu thai, hoặc không muốn đi đầu thai]

_-Thần còn là người, sau khi chết,  được dân chúng lập đền miếu tôn làm thần. Các thành hoàng thường ở trong trường hợp này. Tướng Quan Vũ thời Tam Quốc  cũng ở trong trường hợp này.

_-Thần còn là người, sau khi chết, được Ngọc-hoàng, hoặc Diêm Vương phong làm thần. Trường hợp này xảy ra lúc nước nhà bị trị, bị đô hộ, các anh-hùng bỏ mình vì nước không được thờ, có khi còn bị lịch sử bỏ quên...

II] Tiên

Người ta có thể tu luyện thành Tiên

Có nhiều loại Tiên, Kinh Lăng Nghiêm có liệt kê các loại Tiên.

Đại loại :

a] có Tiên ‘thanh tĩnh vô vi’

b] có  Tiên luyện linh đan được trường sinh, có pháp thuật

III] Thần và Tiên

Thường thì Tiên hơn Thần ; vì ‘thanh tĩnh vô vi’ được xem là có trình độ cao hơn ‘Trung,Can, Nghĩa, Khí’ và vì ‘thanh tĩnh vô vi’ gần với ‘Không’

Nhưng ranh giới cấp bậc giữa Thần và Tiên không rõ rệt :

_-nếu có ‘Trung,Can, Nghĩa, Khí’ với tấm lòng son sắt chói lòa và vững chắc như Kim Cang , thì vị Thần đó có thể cao hơn Tiên

_-nếu là Tiên tu luyện pháp thuật, thì pháp thuật chưa chắc đã cao tay ấn hơn Thần !

IV] Thánh Nhân không có lòng Nên lấy lòng thiên hạ làm lòng mình

a] Thánh Nhân không có lòng , Thánh Nhân không có tình ...

Xem

20]         Thánh Nhân không có tình , chỉ có . . . Đại Tình !

Trong bài số 20 này, sự nhận xét đi từ Quân Tử đến Thánh Nhân

I ] Người Quân Tử không dấy lòng

II ] Vì vậy mà cư xử theo lẽ công chánh

III ] Thánh Nhân không có lòng

IV ]  Nên lấy lòng thiên hạ làm lòng mình

V ] Diệu dụng của Lòng Không

VI ] Kiêm thiện thiên hạ

[ Lòng Không tức là Tâm Không ]

Căn bản của Tâm Thánh Nhân là Không.

Chính vì Không nên có diệu dụng :

       Ví như một căn phòng trống không . Vì trống không nên   có thể dùng được : có thể chất đồ đạc, dùng làm chỗ ăn uống , nghỉ ngơi . . .

Vì Lòng Không nên mới có chỗ để chứa lòng thiên hạ . Nên lấy lòng thiên hạ làm lòng mình.

Vì Lòng Không nên mới có chỗ để tràn ngập Lòng Từ , Lòng Bi.

Tâm tràn ngập Lòng Từ , Lòng Bi là có Đại Tình. Đại Tình, chớ chẳng phải thất tình lục dục ...

V] Thánh Nhân Nho Giáo

Thánh Nhân nhập thế vui cái vui thiên hạ, buồn cái buồn thiên hạ, lo cái lo thiên hạ, làm thiên hạ được no ấm giàu có [ vì thiên hạ muốn được no ấm giàu có].

Chỉ có thể làm được tất cả những việc này nếu là ... VUA ! Bởi vậy , hầu hết Thánh Nhân Nho Giáo đều là ... VUA : vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ nhà Hạ, vua Thành Thang, vua Văn, vua Vũ nhà Chu, Chu Công, Khổng Tử.

Các  Thánh Nhân trước Khổng Tử , đều là ... VUA ! Chu Công cũng có thể gọi là... VUA  vì Chu Công đã truất Thành Vương một thời gian và tự mình cai trị nước, tức là làm ... VUA  một thời gian.

Khổng Tử còn được gọi  ... VUA không ngai !

Sau khi vua Vũ nhà Chu băng hà đến nay đã 3000 năm, nước Tàu không có Thánh Vương ! mặc dù có nhiều minh quân, [cũng như có nhiều bạo chúa].

Nước ta, trong khi đó, lại vinh hạnh có một thánh vương : Vua Lê Thái Tổ. Vua ta, vui cái vui thiên hạ, buồn cái buồn thiên hạ, lo cái lo thiên hạ, lo trước cái lo thiên hạ, làm thiên hạ được no ấm giàu có [ vì thiên hạ muốn được no ấm giàu có]. Vua Lê Thái Tổ có tâm thánh vương  như vậy, lại có tài thánh vương nên đã tạo nên thời thái bình thịnh trị hoan lạc âu ca .

Vua Lê Thái Tổ lại còn siêu tuyệt hơn các thánh vương của Tàu ngày xưa

       vì Vua Lê Thái Tổ là thiên tài quân sự cổ kim có một

       vì Vua Lê Thái Tổ là thiên tài chánh trị cổ kim có một, chỉ có 6 năm mà vua ta đã làm biết bao công trình chánh trị [những công trình này bị ĐVSKTT cắt xén hoặc giấu nhẹm]

       vì Vua Lê Thái Tổ còn nhân đức hơn cả các thánh vương của Tàu

              a] tha mười vạn hàng binh, trả về Tàu hơn 30 vạn người

              b] vua ta không bao giờ giết hại con cái người phản nghịch

              c] vua ta không hề dùng những cực hình lăng trì, voi dầy, xé xác

              d] vua ta xem mạng một người dân là rất trọng

Hai công trình chánh trị:

_-Vua Lê Thái Tổ là vị vua đầu tiên ở nước ta, đã chia đất cấp ruộng cho dân chúng

_-Vua Lê Thái Tổ dùng đức nhân mà trị thiên hạ

Là 2 chánh sách chính yếu đã tạo nên thời thái bình thịnh trị hoan lạc âu ca . Và Vua Lê Thái Tổ đã ban hành nền chính trị vững chãi , sáng suốt, nhân hòa ; luật pháp lưu truyền cho hậu thế...

Xem

89]         Thời thịnh trị hoan lạc ở nước ta là triều Vua Lê Thái Tổ và Vua Lê    Thái Tông. Thái Tông chớ chẳng phải Thánh Tông

201]        Thời thịnh trị hoan lạc ở nước ta 2, là đời Vua Lê Thái Tổ, Lê  Thái Tông _-Thái Tông chớ chẳng phải Thánh Tông

243]               Vua Lê Thái Tổ là Nghiêu Thuấn Vũ Thang 2

[ ...theo nhận định của Sử thần Vũ Quỳnh, Lê Tung, của Nguyễn Trãi; các sử quan triều Nguyễn cũng biết thế... 2 ]

240]               Chúa thánh tôi hiền : Nguyễn Trãi thường diễn tả đương thời là thời Nghiêu Thuấn và ca tụng Vua Lê Thái Tổ là Nghiêu Thuấn Vũ Thang

233] Vua Lê Thái Tổ là Nghiêu Thuấn Vũ Thang, theo Sử thần Vũ Quỳnh, Lê Tung ; Nguyễn Trãi cũng nhận định như vậy; các sử quan triều Nguyễn cũng biết thế ...

188]        Vua Lê Thái Tổ là Thánh vương ! ngay các sử quan triều Nguyễn cũng biết vậy ; Bằng chứng

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ là thánh vương

[Những bài viết ‘Vua Lê Thái Tổ chia đất cấp ruộng’ ở phần cuối của mục lục.]

VI] Thánh Nhân Phật Giáo

Thánh Nhân Phật Giáo chỉ kể người đã giải thoát, gồm hai bậc :

       A La Hán

       Bồ Tát

Bồ Tát buồn vì chúng sinh buồn, khổ vì chúng sinh khổ, đau vì chúng sinh đau, cho đến . . . bịnh vì chúng sinh bịnh ; Bồ Tát cứu độ chúng sinh.

Bồ Tát cứu độ chúng sinh , cứu khổn phò nguy.

Bồ Tát có danh hiệu là Đại Trượng Phu, còn được gọi là Đại Sĩ, Thượng Sĩ.

VII] Thánh cao hơn Thần và Tiên

Thánh đương nhiên là cao hơn Thần và Tiên ; vì đạo đức hơn . Cái lý đương nhiên này [‘đạo đức là cao siêu hơn hết’, xếp hạng theo đạo đức] được chấp nhận, được dùng bởi cả Nho Giáo Phật Giáo.

Thánh cao hơn Thần và Tiên ; Thần và Tiên có thể tu hành để thành Thánh !

VIII] Phật là vị Thánh siêu tuyệt

Phật cũng là Thánh, và là  một vị Thánh siêu tuyệt, một vị Thánh tuyệt cao siêu !

Phật là vị Thánh siêu tuyệt

Phật là A La Hán, là A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác

Phật là vị Thánh Chánh Đẳng Chánh Giác

Phật là vị Thánh siêu tuyệt, được tôn mười danh hiệu :

1. Như Lai, là Người đã đến như thế, là nghĩa Như của các pháp;

2. Ứng Cúng, Người đáng được cúng dường

3. Chính Biến Tri, dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà, là Người hiểu biết đúng tất cả các pháp

4. Minh Hạnh Túc , nghĩa là Người có đủ trí huệ và đức hạnh

5. Thiện Thệ, là Người đã đi trên con đường thiện

6. Thế Gian Giải, là người đã thấu hiểu thế gian

7. Vô Thượng Sĩ , đấng tối cao, không ai vượt qua

8. Điều Ngự Trượng Phu , nghĩa là người đã điều chế được mình và nhân loại

9. Thiên Nhân Sư, là Bậc thầy của cõi người và cõi trời

10. Phật Thế Tôn , Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính.

Xem

41]         Danh xưng Đại Trượng Phu ! 

Bồ Tát là Đại Sĩ , Thượng Sĩ.

Phật cao cả hơn hết nên là Vô Thượng Sĩ !

Bồ Tát là Đại Trượng Phu.

Phật vĩ đại hơn hết nên là Điều Ngự Trượng Phu !

Phật là vị Thánh siêu tuyệt, là Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu !

IX] Người và Thần Tiên Thánh

Người ta, đại đa số con người, dĩ nhiên là kém Thần Tiên Thánh.

Nhưng con người có thể tu hành thành Thánh, ngay trong kiếp này [kiếp làm người này], nên thoảng một đôi khi có những người đạo cao đức trọng, được coi là hơn thần hơn tiên !

X] Phụ Lục : Thánh Nhân và Độc Thần Giáo

Chữ Thánh Nhân trong bài này là dùng theo nghĩa thông thường ở Á Đông đã 2000 năm nay. Xin chú thích : Thánh Nhân trong Độc Thần Giáo [ Ki Tô Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo ] có ý nghĩa khác hẳn.

Sự khác biệt có thể được đơn giản hoá như sau :

       Phật Giáo, Khổng Giáo :        Thánh cao hơn Thần nhiều

       Độc Thần Giáo :                    Thần cao hơn Thánh nhiều

Theo Khổng Giáo, Thánh Nhân "ngang với trời đất". Trong Phật Giáo, Thánh Nhân là A La Hán và Bồ Tát đều trên cả trời, thần, người ; vì trời, thần, người  là chúng sanh ở trong Tam Giới, còn A La Hán và Bồ Tát đã đắc Niết Bàn, chẳng còn là chúng sanh !

Theo Độc Thần Giáo, Thánh Nhân là chúng sanh ! chỉ có Ông Thần Duy Nhất  là độc tôn, là Ông Thần, là Duy Nhất. Ông Thần Duy Nhất sinh ra tất cả chúng sinh . Được phong Thánh thì cũng thế thôi : cũng giống như các tín đồ khác, nhờ tin Ông Thần Duy Nhất nên được lên thiên đàng với Ông Thần Duy Nhất !

Còn "Thiên Thần" chẳng phải là Thần !  Thiên Thần dịch từ chữ Anh angel, chữ Pháp Ange, hai chữ này chẳng có nghĩa là [Thiên] Thần . Ông Thần Duy Nhất [God, Dieu] sang Việt Nam được gọi là Thượng Đế, nhưng nghĩa của chữ " God, Dieu " mới chính là Thần !

Trong Độc Thần Giáo, Thần là tối cao.

Trong Phật Giáo, Khổng Giáo, Thần thua xa Thánh Nhân. 

Độc Thần Giáo căn cứ vào lòng tin, tin rằng Ông Thần Duy Nhất sinh ra tất cả chúng sinh  và phải tin Ông Thần. Ông Thần là tối cao.

Phật Giáo, Khổng Giáo căn cứ vào đạo đức, nên Thánh Nhân, người đã đạt đạo đức, là trên hết.

Chú Thích, Nhận xét : đoạn văn  ‘X] Phụ Lục’ này đã đăng trong

20]         Thánh Nhân không có tình , chỉ có . . . Đại Tình !

Tóm lược lại là :

Độc Thần Giáo căn cứ vào lòng tin, tin rằng Ông Thần là tối cao.

Phật Giáo, Khổng Giáo căn cứ vào đạo đức ...

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Trường Bộ [Nhị Thừa],dịch giả Thích Minh Châu

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật [Trích dẫn Kinh], dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung Còn

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Thiện Hoa

       Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

       Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả Thích Nhẫn Tế

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

       Kinh Trường Bộ [Nhị Thừa],dịch giả Thích Minh Châu

       Kinh Vô Ngã Tướng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

       Pháp Trích Lục, Huỳnh văn Niệm trích lục.

Ngữ Lục [đến đời Lục Tổ]:

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục [sau đời Lục Tổ]:

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

       Cuộc đời Thánh Tăng Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,

       Cuộc đời Tôn Giả Xá Lợi Phất, Nguyễn Điều,

       Cuộc đời Tôn Giả Mục Kiền Liên, Nguyễn Điều,

       Đường Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong

       Phật Giáo Khái Luận, Thích Chơn Thiện

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

       Mục Lục Thơ AiBảo GióLay

              Mục Lục Thơ ‘Đặc Biệt’      

       Mục Lục ThơHoa’

              Mục Lục Thơ ‘họa thơ, lẩy Kiều’

       Mục Lục Thơ ‘Muôn Thiền’

              Mục Lục Thơ Tâm

                            Mục Lục Thơ Thiền Toán

       Mục Lục ThơTrăng’

               Mục Lục Thơ ‘Vạn Trăng’

                     Mục Lục Thơ ‘x Phật x’

                            Mục Lục Thơ ‘x Tánh x’

       Mục Lục Thơ ‘x Thiền x’     

              Mục Lục Thơ Xuân Tết

       Mục Lục của Mục Lục Thơ

Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’

Mục Lục "Không Trụ"

Mục Lục của Mục Lục Đoản Luận

------------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Mục Lục * Luận 1 * Luận 2 * Thơ 1 * Thơ 2

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa * Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 ---------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà LêAnhChí :

* Trang Chính * ML_ViệtSử,Văn * ViệtSử, Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Bài mới LêAnhChí *

Video liên quan

Chủ Đề