Trong câu văn tới thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên nhân vật tới ở đáy là ai

Trong truyện ngắn " Chiếc lược ngà" của Nguyễn quang Sáng, ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

                Người đọc vô cùng ấn tượng về nhân vật bé Thu là em bé có cá tính mạnh mẽ và tình yêu cha sâu nặng. Bé thủy chung với người cha trong bức hình chụp chung với má. Vì thế, bé cương quyết không nhận anh Sáu là ba. Mặc dù anh luôn mong chờ và"nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu" thể hiện niềm khao khát được nghe con gọi một "ba", đồng thời là ánh mắt của người cha giàu tình yêu thương và độ lượng, nâng niu và gìn giữ tình phụ tử. 

                    Trong buổi chia tay, con bé đứng riêng ra một góc. Đôi mắt đen nó xôn xao thể hiện sự xót xa, yêu thương, chờ đợi, trong cái xôn xao ấy là tất cả. Con bé thét lên  "ba" . Nó dùng cả tay, cả chân quắp chặt lấy người cha. Nó hôn lên mặt, lên má, lên cổ, lên cả vết sẹo dài. Nó nói "Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con" . Điều đó chứng tỏ tình yêu và nỗi nhớ mong người cha trong xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt có xen lẫn sự hối hận. Chứng kiến  tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con anh Sáu phải chia li nhiều người không cầm được nước mắt và người kể chuyện [bác Ba] cảm thấy như có bàn tay ai nắm chặt trái tim mình. Nhà văn giúp ta hiểu một thực tế chiến tranh là đồng nghĩa với sự đau khổ, mất mát, với máu và nước mắt. Chính trong khoảnh khắc nghiệt ngã này hơn bao giờ hết, ở con người bừng dậy những tình cảm cao đẹp, đặc biệt, là tình cảm cha con - một thứ tình cảm thiêng liêng, một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Càng trong cảnh ngộ gian khó mất mát thì tình cảm ấy lại càng bừng sáng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

 Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được đây chính là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng bất diệt. Giúp người đọc càng thêm yêu, thêm trân quý và biết ơn người cha của mình hơn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ ANKỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPTNĂM HỌC 2016 – 2017Môn thi: NGỮ VĂNThời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đềCâu 1. [3,0 điểm]Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:… Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó,trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:- Ba… a… a… ba!Tiếng kêu cảu nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghethật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba”như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc,nó chạy thót lên và giang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nónhư dựng đứng lên.[Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, trang 198 –NXB Giáo dục, 2015]a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.b. Văn bản có những từ láy nào?c. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong văn bản.d. Câu văn Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọingười, nghe thật xót xa có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy viết một đoạnvăn ngắn trình bày hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.Câu 2. [3 điểm]Trong truyện Bố của Xi – mông [G. đơ Mô-pa-xăng, Ngữ văn 9, tập hai], sau khiđược bác Phi-líp nhận lời làm bố, Xi-mông đến trường, lũ bạn đón em bằng nhữngtiếng cười ác ý, trêu chọc. Nhưng Xi-mông không trả lời gì hết, và một mực tinVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phítưởng sắt đá, em đưa con mắt thách thức, sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn là bỏchạy.Thái độ và hành động cảu Xi-mông gợi cho em suy nghĩ gì về sức mạnh của tìnhyêu thương?Câu 3. [4,0 điểm]Cảm nhận vẻ đẹp của khổ thơ sau:Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim![Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, ngữ văn 9, tập hai, trang 58 – NXB Giáodục, 2015]Đáp án: Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Nghệ An năm 2016Câu 1:a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.b. Từ láy được sử dụng: "lạ lùng", "xót xa".c. Các phép liên kết:Phép thế: "nó" thế cho "con bé", "đó" thế cho "tiếng kêu như tiếng xé"Phép lặp "mọi người", "nó", "ba"Phép nối "Nhưng"d. Câu văn sử dụng những biện pháp tu từ:Phép so sánh: "Tiếng kêu của nó như tiếng xé"Phép điệp từ: "xé"Phép nói quá: "xé cả ruột gan mọi người"Thể hiện tình cảm mãnh liệt của bé Thu – tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xacách bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ. Đồng thời còn bộc lộ được niềm xúc độngVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phícủa người kể chuyện và mọi người khi được chứng kiến cảnh chia tay đó.Câu 2:Giải thích "tình yêu thương": sự yêu quí, quan tâm, sẻ chia yêu thương với mọingười xung quanh, hay đơn giản là biết cảm thông và động lòng trắc ẩn trướcnhững cảnh ngộ, những mảnh đời...Tình yêu thương trong truyện "Bố của Xi – mông": Chú bé Xi – mông trong đoạn trích "Bố của Xi – mông" là một đứa trẻ cóhoàn cảnh bất hạnh, đáng thương: em không có bố, bị bạn bè trêu chọc, chếgiễu, đau khổ, tuyệt vọng em đã định tự tử. Rất may có bác công nhânPhi-líp đi qua, trông thấy Xi-mông buồn bã, bác đã hỏi thăm và biết đượctình cảnh của em, bác đã đưa em về nhà và nhận làm bố của em. Từ đóXi-mông đến trường với niềm kiêu hãnh. Như vậy, tình cảm thân thiện, trìu mến, cảm thông, yêu thương Xi – môngcủa bác Phi-líp trong tác phẩm đã giúp em vượt qua sự đau buồn, tuyệtvọng, đem lại cho em niềm vui, niềm hạnh phúc. Câu chuyện gửi đến cho chúng ta thông điệp ý nghĩa về sức mạnh của tìnhyêu thương trong cuộc sống con người.Tình yêu thương trong cuộc sống:Trong cuộc sống, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị caoquý, là điều cần thiết mà ai cũng phải hướng tới.Yêu thương sẽ mang lại những điều ý nghĩa cho cuộc sống: Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui, niềm hạnh phúc, lòngtin yêu; tiếp thêm sức mạnh để con người có thể vượt qua mọi khó khăn,thử thách. Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để conngười có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn. Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách,hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn [ Học sinh lấy dẫn chứng thực tế hoặc trong văn học].VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíPhê phán những biểu hiện sống dửng dưng, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêuthương, không biết trân trọng những điều ý nghĩa có được từ tình yêu thương.Rút ra bài học nhận thức và hành động: Qua câu chuyện, G. MÔ-PA-XĂNG muốn nhắn gửi chúng ta về lòng yêuthương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người. Nhắc chúng ta khôngnên cười cợt trên nỗi đau của người khác, lạnh lùng với nỗi đau khổ của họ. Trao gửi yêu thương sẽ được đáp lại bằng yêu thương. Bởi vậy, cần đối xửvới người khác bằng tình yêu thương và nuôi dưỡng cho tình yêu thương ấyluôn tồn tại và nảy nở trong lòng mình.Câu 3: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí và nội dung của đoạn thơ. Tóm tắt nội dung của hai khổ thơ trước. Cảm nhận về đoạn thơ: Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng Bác – niềmxúc động nghẹn ngào: Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi sự liên tưởng thật là thú vị: "ánh trăng". Những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng với Bác đã từng vào thơBác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủngàn thu cho Người. Với hình ảnh vầng trăng, nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũtrụ để ví với Bác. Hình ảnh "vầng trăng" dịu hiền lại gợi cho ta nghĩ đếntâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, cólúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Cảm giác ấy là cảm giác được ùa vào thếgiới mẹ hiền, ấm áp bình an. Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụsâu xa: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi". Bác ra đi nhưng hoá thân vào thiênnhiên đất trời của dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí của nhân dânnhư bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. [Tố Hữu đã từng viết: "Bác sống nhưtrời đất của ta"].VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người.Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghenhói ở trong tim!"=> Nỗi đau quặn thắt, tê tái... Đánh giá thành công về nội dung và nghệ thuật: Vẻ đẹp trong cảm xúc của đoạn thơ cũng như cả bài thơ thể hiện lòng thànhkính và niềm cảm xúc sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với BácHồ. Giọng thơ trang trọng, tha thiết, thành kính, sâu sắc. Hình ảnh thơ đẹp và gợi cảm, nhiều hình ảnh ẩn dụ. Ngôn từ bình dị, giàu cảm xúc.VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT[THI THỬ VÒNG 1]Môn: Ngữ vănNăm học: 2016 - 2017Thời gian: 120 phútPHÒNG GD&ĐT QUẬN TÂY HỒTRƯỜNG THCS XUÂN LAPhần I: [7 điểm]: Cho đoạn văn:"Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng nguyên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng,đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗngkêu thét lên:- Ba...a...a... ba!Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó làtiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nóvừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ banó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên".1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?2. Đoạn văn trên nhắc tới tình huống nào trong truyện? Vì sao tiếng kêu của “con bé” trong truyệnlại "như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa"?3. Xác định thành phần biệt lập trong câu: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cảruột gan mọi người, nghe thật xót xa ".4. Viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp làm rõ tình cảm yêuthương cha thắm thiết, sâu nặng của nhân vật "con bé" trong tác phẩm chứa văn bản trên, trong đoạncó sử dụng câu bị động và thành phần biệt lập tình thái [gạch chân và chú thích].5. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca.Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõtên tác giả?Phần II: [3 điểm]Kết thúc bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?1. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ "Bếp lửa"?2. Xác định phép tu từ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng?VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí3. Trong bài thơ trên, người cháu dù đã đi xa, không được ở bên bà nhưng vẫn luôn hướng về bà đểnhắc nhở mình. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy về những điều em luôntự nhắc nhở mình trong cuộc sống?VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíĐÁP ÁNPHẦN I:1. - Đoạn văn trích từ “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng 1.0đ2- Tình huống: ông Sáu chia tay mọi người lên đường chiến đấu 0.5đ- Tiếng kêu "như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa " vì:+ Bất ngờ: ai cũng tưởng con bé sẽ không nhận ba, không gọi ba. 0.5đ+ Xúc động: tiếng kêu là sự bùng nổ cảm xúc dồn nén bao lâu, vang lên giữa lúc sinh ly tửbiệt 0.53. - TPBL phụ chú “xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người” 0.5đ4. - Hình thức: Đoạn T-P-H 0.25đ; dài 10-12 câu 0.25đ; câu bị động 0.25đ; thành phần tìnhthái 0.25đ [Gạch chân và chú thích]- Nội dung: tình yêu cha của bé Thu.+ Bảo vệ người ba trong bức ảnh bằng những hành động, thái độ cứng cỏi, bướng bỉnh. 1.0đ+ Tiễn ba lên đường đánh giặc bằng những hành động, cảm xúc bùng nổ, dữ dội 1.5đ5-“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm; Nói với con - YPhương 0.5THAM KHẢOTrong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhân vật Thu có một tình cảm yêu thương chathắm thiết, sâu nặng [1]. Đầu truyện, ông Sáu bị Thu xa lánh trong suốt 3 ngày phép [2] . Thunhất quyết không chịu gọi tiếng “ba” [3]. Dù má doạ đánh, hay là nồi cơm sôi Thu cũng nhấtquyết không gọi “ba” mà chỉ nói trống không hoặc kêu ông sáu là “người ta” [4]. Hành độngcủa Thu ngày càng quyết liệt: hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe , bị đòn, khôngkhóc, chạy sang nhà ngoại [5]. Rõ ràng bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu, gan lì [6]. Nhưngchính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con [7]. Lý donó không nhận ba thật đơn giản kiểu trẻ con: vết thẹo dài trên má không giống với ảnh ba thìông ta nhất định không phải ba rồi [8]. Khi hiểu lầm được bà ngoại giải tỏa, tình cảm trong Thunhư cơn lũ tràn bờ [9]. Lần đầu bé Thu cất tiếng gọi ba - trạng thái tình cảm bấy lâu bị dồn nénđã bung ra mạnh mẽ, hối hả cuống quýt xen cả hối hận: chạy tới, ôm chặt, hôn ba cùng khắptrong nước mắt [10]. Em nhất định không cho ba đi, rồi khi biết không thể giữ ba, em đòi bamua cho em cây lược, một cách vòi quà đúng với tâm lí của con trẻ [11]. Có thể nói tình cảm béVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíThu dành cho người cha thật đặc biệt bởi cảnh ngộ éo le của chiến tranh nhưng cũng chính làsức mạnh đẩy lùi chiến tranh để có ngày hòa bình, thống nhất cho Tổ quốc. [12]Chú thích: câu bị động là câu 2; thành phần tình thái ở câu 6.PHẦN II:1. -Ý nghĩa nhan đề “Bếp lửa”: Hình ảnh xuyên suốt bài thơ+ Nghĩa thực: hình ảnh quen thuộc của mỗi gia đình, gắn liền với tuổi thơ của tác giả. 0.25đ+ Nghĩa biểu tượng: tượng trưng cho tình cảm bà cháu sâu nặng . 0.25đ2. - Phép liệt kê kết hợp điệp từ : có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả 0.5đ- Tác dụng: nhấn mạnh hiện tại cháu đã có một cuộc sống thành đạt với bao điều mới lạ 0.5đ3. -Hình thức : đoạn văn dài 2/3 trang giấy. 0.5đ- Nội dung: nói những điều bản thân tự nhắc nhở để tiến bộ trong cuộc sống:+ Trách nhiệm với bản thân. 0.5đ+ Trách nhiệm với mọi người [gia đình, bạn bè, xã hội…] 0.5đVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Video liên quan

Chủ Đề