Giang văn minh đã đối lại đại thần nhà minh như thế nào?

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Sau khi Giang Văn Minh bị triều đình nhà Minh hại, vua Lê Thần Tông đã đến bái kiến linh cữu ông, đồng thời ban tặng câu đối "Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng".

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của nhà sử học Ngô Sỹ Liên, Giang Văn Minh sinh năm 1573 tại xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây [nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội].

Ông được mệnh danh sứ thần “Bất nhục quân mệnh” - không để nhục mệnh vua - vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình nhà Minh.

Vốn là người có tài trí hơn người, thông minh từ nhỏ, ông đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ thứ 10 [1628] trong kỳ thi Đình đời Lê Thần Tông.

Vì khoa thi này không có ai đỗ trạng nguyên hay bảng nhãn, ông là người đỗ cao nhất. Không lâu sau đó, ông lần lượt được bổ nhiệm các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung [1630], Thái bộc tự khanh [1631].

Ngày 30/12 năm Dương Hòa thứ ba [1637], Giang Văn Minh và Thiêm đô Ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua Lê cử làm chánh sứ cùng 4 phó sứ Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu đoàn sứ bộ sang nhà Minh.

Trong chuyến đi này, ngoài giai thoại về việc đối đáp nổi tiếng của Giang Văn Minh với triều đình phương Bắc, ông còn đấu tranh buộc nhà Minh bỏ lệ cống người vàng hàng năm trước đó.

Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh tại Sơn Tây, Hà Nội ngày nay.

Theo sách Các sứ thần Việt Nam, vào ngày khánh thọ của vua Minh Tư Tông Chu Do Kiểm [Sùng Trinh], hoàng đế nhà Minh rất bất bình bởi sứ giả các nước đã tề tựu đông đủ mà sứ thần Việt không đến. Hoàng đế nhà Minh liền truyền cho thị vệ đến nhà công quán hỏi nguyên do.

Khi đến nơi, đám lính thấy sứ thần Giang Văn Minh đang nằm trên giường ôm mặt khóc. Chúng bắt buộc ông phải vào triều.

Trả lời câu hỏi vì sao không vào triều, Giang Văn Minh nghẹn ngào nói: "Thần tự biết vắng hôm nay là phạm vào trọng tội, xin hoàng đế lượng thứ cho. Nguyên do chỉ vì hôm nay đúng vào ngày giỗ tổ của thần. Thần đi sứ xa quê, nhà cửa cố hương vốn neo đơn, ngày giỗ tổ mà không thắp được cây hương tưởng niệm thì thấy xót xa trong dạ!".

Nói xong, ông lại ôm mặt khóc ầm lên. Hoàng đế nhà Minh thấy vậy liền bật cười nói rằng: "Tưởng sao chứ như thế thì việc gì ngươi phải khóc! Khá khen cho nhà ngươi biết giữ hiếu kính với tổ tiên. Nhưng nếu là giỗ cha, giỗ mẹ thì còn có thể được, chứ ông tổ xa xôi như vậy có gì phải băn khoăn cho lắm. Người khuất đã xa đến mấy đời thì cũng có thể miễn nghị”.

Ngay lúc đó, đột nhiên Giang Văn Minh ngừng khóc rồi đứng dậy lau nước mắt và ngẩng đầu lên nói rằng: "Muôn tâu, lời dạy của hoàng đế thật quý báu. Chính thần cũng đã nghĩ như vậy mà vẫn không an tâm, vì thần vẫn thấy trong đời có lắm chuyện xa xôi mà vẫn không được miễn nghị. Chẳng hạn, việc thiên triều bắt nước Nam phải cống người vàng để trả nợ Liễu Thăng cách đây đã 200 năm.

Nay được lời hoàng đế ban dạy, thần cũng xin gác lại ngày giỗ tổ để cùng vui với ngày khánh tiết này. Cúi xin hoàng đế từ đây miễn nghị cho cái nợ Liễu Thăng, cho tình giao hảo hai nước khỏi bị những chuyện xa xôi kia làm bận bịu".

Nghe xong, hoàng đế nhà Minh biết mình đã mắc lừa sứ thần nước Nam, nhưng lời đã nói ra cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà gật đầu ra lệnh cho bãi bỏ lệ cống người vàng.

Chuyện cũng kể rằng trong buổi thiết triều này, lấy lý do "vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ" để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.

Đồng thời, vua Minh còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau: "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục", nghĩa là “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc”. Câu này có hàm ý nhắc việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" - Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong.

Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng", nghĩa là “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”. Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của thiên triều và sứ bộ các nước. Phần vì tức giận, phần vì lo sợ trước tài năng của sứ thần Giang Văn Minh, vua Minh đã gạt bỏ thể diện, bất chấp luật lệ bang giao, trả thù hèn hạ bằng cách hại Giang Văn Minh.

Giang Văn Minh mất ngày mồng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão [1638], khi 65 tuổi. Dù nghĩa vụ đi sứ dở dang, đoàn sứ bộ do thám hoa Giang Văn Minh dẫn đầu đã tỏ rõ khí phách hiên ngang của người dân Đại Việt không khuất phục trước ách đô hộ của triều đình phương Bắc.

Thương tiếc và cảm phục một sứ thần tài trí, dũng cảm, không chịu khuất phục trước uy vũ kẻ thù để bảo vệ danh dự của Tổ quốc, vua Lê Thần Tông đã đến bái kiến linh cữu ông, đồng thời ban tặng đôi câu đối: "Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng", nghĩa là: Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng danh anh hùng thiên cổ.

Bài Làm:

[1] Khi được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc, vua nhà Minh để sứ thần Giang Văn Minh chờ lâu và không chịu tiếp kiến thì Giang Văn Minh đã "vừa khóc lóc rất thảm thiết". Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? Vua Minh biết đã mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.

[2] Cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh diễn ra quyết liệt, không khoan nhượng, thể hiện sự cứng cỏi, bất khuất và lòng tự hào dân tộc của ông.

Giang Văn Minh [chữ Hán: 江文明, 1573 - 1638[1]] tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" [Không để nhục mệnh vua] vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.

Mộ Thám hoa Giang Văn Minh tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội]

 

Hậu duệ đời thứ 13 của Thám hoa Giang Văn Minh, ông Giang Văn Bổng, ngày 2-6-Ất Mùi [2015]

Ông sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây[2], [nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội[3]. Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ thứ 10 [1628] đời Lê Thần Tông[4]. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi[5][6]. Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung [1630][7][8], Thái bộc tự khanh [1631][9][10].

Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 [1637], ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống[11] nhà Minh[1]. Sau khi chết, ông được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh Quận công[1].

 

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt [với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc] với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài[12]. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh [nay là Bắc Kinh] vào năm 1638.

Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm [tức hoàng đế Sùng Trinh] lấy lý do "Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ" để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.

Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:

"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục"" ["銅柱至今苔已綠"]

Nghĩa là:

"Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc."[13] hay "Đồng trụ đến giờ rêu mọc rậm"[4]

Vế đối này nhắc tới việc chiếc cột đồng Mã Viện vẫn còn ở đâu đó sau một thời gian dài và đã mọc rêu, chính là nói đến việc Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, ngụ ý nhà Minh vẫn đang kiểm soát Đại Việt.

Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" ["藤江自古血猶紅"]

Nghĩa là:

Bạch Đằng thuở trước máu còn loang[13]

 

Khuôn viên phần mộ Thám hoa Giang Văn Minh

Vế đối này vừa chỉnh, vừa nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên Sông Bạch Đằng, hàm ý rằng các cuộc xâm lược Đại Việt của triều đình phương Bắc luôn chuốc lấy thất bại. Hơn nữa, cột đồng Mã Viện là một thứ mơ hồ không chắc đã có thật, còn sông Bạch Đằng thì hiển hiện như một vết nhơ trong lịch sử xâm lược của triều đình phương Bắc.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế Minh Tư Tông trước đông đảo văn võ bá quan nhà Minh và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem "bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu". Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão [1639]. Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông và sợ bị Đại Việt trả thù khi mà tình hình nhà Minh lúc đó đang ngày càng nguy cấp do các cuộc nổi dậy trong nước cũng như sự xâm lược của người người Mãn Châu bên ngoài nên Minh Tư Tông không muốn có thêm một đối thủ nào nữa và đã cho ướp xác ông bằng thủy ngân và đưa thi hài ông về nước[14][15].

Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông[14] và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh Quận công[1], ban tặng câu "Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng" [tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ].

Trong điếu văn của vua Lê có câu:

  • Thục bất hữu sinh, sinh như công dã, kỳ sinh như vinh.
  • Thục bất hữu tử, tử như công giả, kỳ tử do sinh.

Tức là: Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.

Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm. Trên cánh đồng này có một quán [hiện có dạng ngôi nhà] nhỏ là nơi linh cữu ông đã được quàn và gọi là quán quàn. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa[14].

Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối giữa phố Giảng Võ và phố Kim Mã, thuộc quận Ba Đình[16]. Tại TP. HCM, có con đường mang tên Giang Văn Minh tại phường An Phú, thành phố Thủ Đức.

  • Hoa Nghiêm tự bi: trên tấm bia của chùa Hoa Nghiêm ở thôn Vô Song, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có ghi người soạn văn bia năm Dương Hòa thứ 2 [1636] là Phúc Lộc hầu Giang Văn Minh, đỗ thám hoa khoa Mậu Thìn [1628], chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái bộc tự khanh.[17]
  • Viện Sử học [2007]. Trần Thị Vinh [biên tập]. Lịch sử Việt Nam, tập 4: Từ thế thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. ISBN 978-604-944-927-7.
  • Trần Hồng Đức [2002]. Nguyễn Khắc Oánh [biên tập]. Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa [ấn bản 2]. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc. tr. 104–105. ISBN 978-604-89-2297-9.
  • Sử quán triều Hậu Lê [1697]. Ngô Sĩ Liên; Vũ Quỳnh; Phạm Công Trứ; Lê Hy; Nguyễn Quý Đức [biên tập]. Đại Việt sử ký toàn thư. ISBN 9786046997566.
  • Ngô Sĩ Liên [2017]. Đại Việt sử ký toàn thư [PDF]. Ngô Đức Thọ, Hoàng Văn Lâu dịch . Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. ISBN 9786046997566.

  1. ^ a b c d Viện nghiên cứu Hán - Nôm. “Văn miếu Hà Nội: Văn bia số 32 - Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Vĩnh Tộ 10 [1628]”. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
  2. ^ Kiều Thu Hoạch [18 tháng 5 năm 2016]. “Kẻ Mía - đôi dòng tản mạn”. Tạp chí Di sản. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ Trần Hồng Đức 2002, tr. 104 [xuất bản], 126 [bản điện tử]
  4. ^ a b Trần Hồng Đức 2002, tr. 105 [xuất bản], 126 [bản điện tử]
  5. ^ Sử quán triều Hậu Lê 1697, tr. 25b, Bản kỷ tục biên - Quyển XVIII
  6. ^ Ngô Sĩ Liên 2017, tr. 667 [bản điện tử], Bản kỷ tục biên - Quyển 18
  7. ^ Sử quán triều Hậu Lê 1697, tr. 28a, Bản kỷ tục biên - Quyển XVIII
  8. ^ Ngô Sĩ Liên 2017, tr. 668 [bản điện tử], Bản kỷ tục biên - Quyển 18
  9. ^ Sử quán triều Hậu Lê 1697, tr. 30a, Bản kỷ tục biên - Quyển XVIII
  10. ^ Ngô Sĩ Liên 2017, tr. 669 [bản điện tử], Bản kỷ tục biên - Quyển 18
  11. ^ Tuế cống tức việc đi cống nạp hằng năm.
  12. ^ Viện Sử học 2007, tr. 106
  13. ^ a b Phạm Duy Trưởng [5 tháng 2 năm 2015]. “Khí phách tiền nhân qua câu đối”. Đảng ủy và Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng.
  14. ^ a b c “Giang Văn Minh: vị sứ thần bất khuất”. 5 tháng 9 năm 2013.
  15. ^ Mông Phụ - tên đất, tên người[liên kết hỏng] [14/11/2008]
  16. ^ Tên các đường phố, làng xã Hà Nội thế kỷ 19- 20 qua những lần thay đổi Phố Giang Văn Minh, tên mới đặt cho con đường từ phố Cát Linh - Kim Mã vào Núi Bò thôn Vạn Phúc [năm 1986]. Đường Giảng Võ, đường phố mới mở trên cơ sở bức luỹ đất cũ, thuộc thôn Giảng Võ. Phố Kim Mã, đất làng Kim Mã, Vạn Phúc, Giảng Võ, Ngọc Khánh. Chỗ đầu phố, xưa kia là cửa ô Thanh Bảo, có bến ô tô Kim Mã.
  17. ^ Chùa Hoa Nghiêm và bài văn bia của Thám hoa Giang Văn Minh

  • Sứ thần Giang Văn Minh thà chết không để nhục mệnh vua

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giang_Văn_Minh&oldid=68617319”

Video liên quan

Chủ Đề