Kiểm soát chi ngân sách nhà nước là gì

24/08/2020

Ngày 22/6/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 62/2020/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.

Thông tư này hướng kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước [NSNN] qua Kho bạc Nhà nước [không bao gồm đối với các khoản chi của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các khoản chi ngân sách có cơ chế hướng dẫn riêng theo quy định của cấp có thẩm quyền].

Theo Thông tư, Chi Ngân sách nhà nước [NSNN] chỉ được thực hiện khi đảm bảo điều kiện chi NSNN theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật NSNN số 83/2015/QH13; có đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước [Nghị định số 11/2020/NĐ-CP] và hồ sơ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành.

KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN theo các hình thức sau:

Thanh toán trước, kiểm soát sau: Thanh toán trước, kiểm soát sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với từng lần thanh toán của các hợp đồng thanh toán nhiều lần, trừ lần thanh toán cuối cùng; trong đó, KBNN tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục thanh toán cho đối tượng thụ hưởng trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp; đồng thời, gửi 01 chứng từ báo Nợ cho đơn vị để xác nhận đã thực hiện thanh toán, gửi 01 chứng từ báo Có cho đơn vị [nếu đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại KBNN]. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ theo chế độ quy định. Trường hợp sau khi kiểm soát phát hiện khoản chi không đảm bảo đúng chế độ quy định, KBNN có văn bản thông báo kết quả kiểm soát chi [theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này] gửi đơn vị sử dụng ngân sách; sau đó thực hiện xử lý thu hồi giảm trừ giá trị thanh toán vào lần thanh toán liền kề tiếp theo, trường hợp lần thanh toán liền kề tiếp theo không đủ khối lượng hoàn thành/dự toán để giảm trừ thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này.

Kiểm soát trước, thanh toán sau: Kiểm soát trước, thanh toán sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với tất cả các khoản chi [trừ trường hợp đã áp dụng theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau theo quy định tại Khoản 1 Điều này]; trong đó, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán trong thời gian 02 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

Thông tư cũng quy định về việc thu hồi giảm chi hoặc thu hồi nộp NSNN, cụ thể như sau: Đơn vị sử dụng ngân sách gửi KBNN Giấy nộp trả kinh phí [theo mẫu C2-05a/NS] ban hành kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP để nộp trả kinh phí theo đúng quy định. Trường hợp khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước theo kết luận, kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị gửi kèm Văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có trách nhiệm nộp NSNN kịp thời, đầy đủ theo Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 KBNN thực hiện: Thu hồi giảm chi NSNN [trường hợp chưa quyết toán ngân sách] hoặc thu hồi nộp NSNN [trường hợp đã quyết toán ngân sách] theo quy định và thực hiện hạch toán kế toán theo đúng mục lục NSNN, năm ngân sách. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06/8/2020.

Lê Minh Hiển [Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng]

Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước [KBNN] hiện đang được quy định rõ ràng, cụ thể tại các văn bản pháp luật mới ban hành, giúp phân định rõ trách nhiệm của KBNN trong từng khâu kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước.

Thường xuyên cải cách thủ tục hành chính kiểm soát chi

Theo KBNN, hiện nay, để tập trung các khoản thu, thanh toán chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN, các đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện theo 22 thủ tục hành chính đã được Bộ Tài chính ban hành trước đây [trước thời điểm Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực].

Các thủ tục hành chính này đều được Bộ Tài chính ban hành dưới hình thức Thông tư theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, được chia thành 4 lĩnh vực liên quan đến hoạt động của KBNN, bao gồm: nhóm thủ tục về thu và hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước; nhóm thủ tục về kiểm soát chi ngân sách nhà nước; nhóm thủ tục về đăng ký sử dụng tài khoản tại KBNN và nhóm thủ tục về kho quỹ .

Theo đánh giá của KBNN, về cơ bản, các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN đã đáp ứng được các nguyên tắc và yêu cầu về quy định thủ tục hành chính theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quân đến kiểm soát thủ tục hành chính.

Đồng thời, các thủ tục hành chính cũng thường xuyên được cải cách, đơn giản hóa, chuẩn hóa và công bố công khai, đáp ứng được yêu cầu quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, rút ngắn thời gian thực hiện 1 giao dịch nộp ngân sách nhà nước xuống bình quân còn khoảng 5 phút/1 giao dịch [so với trước đây là khoảng 30 phút]; đối với kiểm soát chi đầu tư đã rút ngắn thời gian kiểm soát từ 7 ngày xuống còn khoảng 3 - 4 ngày làm việc; đơn giản hóa yêu cầu hồ sơ đối với đề nghị thanh toán.

Đối với chi thường xuyên, đã thực hiện kiểm soát theo cơ chế khoán chi đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, từng bước thực hiện gửi hồ sơ kiểm soát chi qua Cổng thông tin điện tử KBNN,...

Theo ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, KBNN, thực hiện chủ trương cải cách hành chính theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, KBNN đã rà soát, sửa đổi, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục trong thu-chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN, góp phần giải ngân nhanh vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, thực hiện việc thanh toán trước, kiểm soát sau, gắn với việc nâng cao trách nhiệm giải trình của các Bộ, ngành, đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nước và thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành KBNN.

“Từ đó tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ để điều chỉnh tất cả các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN theo hướng cải cách, đơn giản hóa và phù hợp với các cơ chế, chính sách mới được ban hành nhằm tạo ra một cơ chế quản lý có hiệu quả; tạo thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân trong quá trình giao dịch thu, chi với KBNN. Đặc biệt là góp phần xây dựng KBNN chuyên nghiệp, hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử theo định hướng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020”, ông Trần Mạnh Hà nhấn mạnh.

Thống nhất hướng dẫn quy trình

Đại diện KBNN khẳng định, việc kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua KBNN đang được hướng dẫn tại rất nhiều Thông tư. Qua đánh giá, về cơ bản, các nội dung quy định tại các Thông tư nêu trên đã đáp ứng được việc kiểm soát chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua KBNN. Thông qua việc kiểm soát chi đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn nhiều khoản chi sai chế độ theo quy định.

Tuy nhiên, ông Trần Mạnh Hà cũng cho biết, các thông tư này đều căn cứ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2020, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước hiện đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

Ngoài ra, việc hướng dẫn trên nhiều thông tư gây khó khăn cho đơn vị sử dụng ngân sách trong việc tra cứu và thực hiện. Đồng thời, chưa quy định rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN cũng như một số nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể như kiểm soát chi các khoản: lương, mua sắm tài sản công, chi chế độ trợ cấp…

Từ những bất cập này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/1/2020 quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN và Thông tư số 62/2020/TT- BTC ngày 22/5/2020 hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua KBNN.

Theo ông Trần Mạnh Hà, Nghị định 11 và Thông tư số 62 đã đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài về quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các quy định trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN.

Bên cạnh đó, Thông tư số 62 đã bao quát hết các nội dung chi thường xuyên, tạo thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân trong quá trình giao dịch với KBNN; đồng thời phân định rõ trách nhiệm của KBNN trong từng khâu kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN, phù hợp với định hướng cải cách tin học hóa, đẩy mạnh triển khai dịch vụ điện tử, đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin theo chủ trương chung của Chính phủ.

Mới đây, KBNN cũng đã tổ chức tập huấn trực tuyến Nghị định số 11/2020/NĐ-CP và Thông tư 62/2020/TT- BTC..

P.V

LÂM HỒNG CƯỜNG

Kiểm soát chi ngân sách là tổng thể các hoạt động của cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi ngân sách thực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm. Luật NSNN hiện hành quy định khi có nhu cầu chi, Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách gởi chứng từ thanh toán [đồng thời là lệnh chuẩn chi] tới KBNN cùng với hồ sơ thanh toán, KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định của Luật theo phương thức thanh toán trực tiếp. Cùng với việc triển khai hoạt động kiểm soát chi của hệ thống KBNN, công tác quản lý chi ngân sách có nhiều chuyển biến tích cực và quan trọng. Tuy nhiên để đạt tới mục tiêu minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm chúng ta còn phải cố gắng nhiều. Từ thực tế công tác, xin góp một vài ý kiến trong tổ chức công tác kiểm soát chi.

Kiểm soát chi ở đơn vị sử dụng ngân sách

Hoạt động kiểm soát chi ngân sách trước đây là hoạt động kiểm soát các chứng từ chi tiêu trong công tác kế toán được nâng cấp, chuẩn hoá và từng bước hoàn thiện trong quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống KBNN. Việc kiểm soát chi được thực hiện cả trước, trong và sau quá trình chi tiêu, thực hiện tại đơn vị sử dụng ngân sách và tại cơ quan kiểm soát chi. Ngoại trừ các khoản chi sử dụng hình thức cấp phát là Lệnh chi tiền do cơ quan tài chính kiểm soát , các khoản chi còn lại do KBNN kiểm soát chi.

Trong một thời gian dài và ngay cả hiện nay vẫn còn ở đâu đó, thuật ngữ “kiểm soát chi qua KBNN” bị hiểu nhầm là chỉ có KBNN thực hiện kiểm soát chi ngân sách và do đó đúng sai thất thoát thì KBNN phải chịu trách nhiệm. Rất nhiều người kể cả các cơ quan nội chính ở địa phương đã viện dẫn điều 56 của Luật NSNN hiện hành để lý giải cho lập luận này. Trong thực tế vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng ngân sách ít kiểm soát, kiểm soát một cách hình thức thậm chí không biết kiểm soát các khoản chi ngân sách tại đơn vị mình.

Nhìn từ giác độ kế toán, chứng từ chi ngân sách là chứng từ kế toán vì vậy trước khi hành tự phải được kiểm soát đảm bảo tính hợp thức, hợp pháp theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Luật NSNN hiện hành và các văn bản hướng dẫn làm rõ thêm điều kiện để một khoản chi ngân sách được thực hiện : có trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, được chuẩn chi đúng thẩm quyền, chọn thầu đúng quy định nếu phải chọn thầu. Rõ ràng là kiểm soát chi phải được thực hiện trước hết và ngay tại đơn vị sử dụng ngân sách để bảo đảm việc chuẩn chi phải hợp pháp, hợp thức. Kiểm soát chi tại đơn vị sử dụng ngân sách cho phép xem xét thực hiện chi tiêu công bám sát và phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chức năng của đơn vị sử dụng ngân sách, gắn với công việc mà khoản chi đó phục vụ, là tiền đề quan trọng để quản lý chi ngân sách theo đầu ra, đảm bảo hiệu quả chi tiêu.

Nhìn từ giác độ tổ chức hoạt động KBNN, việc tổ chức kiểm soát chi tại đơn vị sử dụng ngân sách cho phép nâng cao chất lượng kiểm soát chi tại KBNN nhờ giảm tải công việc, qua đó tập trung công sức để kiểm tra những yếu tố, nội dung mang tính trọng yếu. Hoạt động kiểm soát chi tại KBNN là kiểm soát sau chuẩn chi được thực hiện trên mặt chứng từ vì vậy bên cạnh việc kiểm soát lại các điều kiện chi theo quy định của Luật NSNN trước khi xuất quỹ, là kiểm soát thanh toán chuyển tiền và hành tự kế toán trong kế toán KBNN. Thực hiện chức năng duy trì hoạt động của Bộ máy nhà nước của chi NSNN, KBNN thông qua kiểm soát chi để giám sát và chế tài việc chi tiêu công của các đơn vị sử dụng ngân sách nhưng quan trọng hơn và chủ yếu hơn là hỗ trợ và tư vấn để các đơn vị sử dụng ngân sách chi tiêu đúng chế độ, mục đích, đối tượng và tiết kiệm.

Thanh toán trực tiếp, tạm ứng và sử dụng tiền mặt trong chi ngân sách

Luật NSNN cũng quy định các khoản chi NSNN thực hiện theo phương thức thanh toán trực tiếp và giao Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện phương thức thanh toán này phù hợp với thực tế. Thanh toán trực tiếp hiểu một cách nôm na là tiền chuyển thẳng từ người trả [đơn vị sử dụng ngân sách] đến người nhận [Thụ hưởng – người hưởng lương, người cung ứng hàng hoá, dịch vụ, nhà thầu] không qua trung gian. Trong chi tiêu công thanh toán trực tiếp chủ yếu là chuyển khoản và nên là chuyển khoản. Sẽ là nhầm lẫn khi đồng nhất thanh toán trực tiếp với thực chi ngân sách mặc dù đa phần thanh toán trực tiếp là thực chi nhưng trong cung ứng hàng hoá dịch vụ, mua sắm tài sản và xây dựng vẫn có những khoản tạm ứng được thanh toán trực tiếp.

Nhà nước cũng quy định rất rõ rằng khi chưa có điều kiện thực hiện thanh toán trực tiếp có thể tạm ứng [bằng tiền mặt] về quỹ để chi tiêu cho một số khoản chi thường xuyên và nhỏ lẻ. Như vậy với các khoản chi nhỏ lẻ [ chẳng hạn có giá trị dưới 05 triệu] nếu có thể thanh toán trực tiếp thì phải thanh toán trực tiếp mà không thuộc diện được tạm ứng. Trong thực tế chúng ta chưa làm rõ vấn đề này, tạo một kẽ hở trong quản lý để các đơn vị sử dụng ngân sách còn xảy ra tạm ứng một khối, chậm thanh toán, lạm dụng tiền mặt trong chi tiêu công.

Cần nói rằng xu hướng lạm dụng tiền mặt, thích tiền mặt còn có nhiều nguyên nhân khác, nhưng liên quan đến KBNN có nguyên nhân quan trọng là việc giải quyết nhu cầu thanh toán của khách hàng [trong đó có đơn vị sử dụng ngân sách] chậm, thủ tục giải quyết rườm rà. Nếu khách hàng cảm thấy không cần tạm ứng do cần thanh lúc nào được giải quyết lúc đó thì việc sử dụng tiền mặt sẽ gọn lại. Về công nghệ thanh toán, chúng ta khá đơn điệu về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu là uỷ nhiệm chi, việc sử dụng séc [cheque] rất hạn chế, thanh toán chủ yếu là báo có, rất ít báo nợ. Phải chăng sự nghèo nàn về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như vậy cũng là một nguyên nhân làm cho xu hướng chuộng dùng tiền mặt còn thịnh hành trong chi tiêu công. Một vấn đề đặt ra trong quản lý tiền mặt trong chi tiêu công là sự không đồng bộ giữa quy định về thanh toán bằng tiền mặt của Ngân hàng nhà nước và yếu cầu quản lý tiền mặt trong kiểm soát chi. Quy định của ngân hàng chi xem xét quy mô thanh toán là không thể hiện đầy đủ quy định của Nhà nước về thanh toán trực tiếp trong khi chúng ta lại không có các quy định bổ sung cần thiết trong lĩnh vực này.

Trong khi tạm ứng kinh phí khá thoáng thì việc thanh toán tạm ứng chậm, không nghiêm và thiếu chế tài hữu hiệu tác động không tốt tới kỷ luật tài khoá. Nguyên nhân chính là trách nhiệm của Chủ sử dụng ngân sách không cao và tiến độ công việc chậm. Việc đôn đốc của KBNN thụ động và hiệu quả thấp.

Về điều kiện “Có trong dự toán”

Chúng ta đang sử dụng nhiều khái niệm liên quan đến dự toán : dự toán ngân sách, dự toán công việc, định mức dự toán… Ngay dự toán ngân sách cũng có nhiều cấp độ vì vậy đối với điều kiện có trong dự toán cũng cần cụ thể hoá để đảm bảo sự nhất quán trong tác nghiệp và minh bạch trong quản lý.

Đối với những công việc lớn [ với một mức giá trị nào đó] cần có danh mục công việc cụ thể để xác định điều kiện có trong dự toán. Đối các khoản chi thông thường thì có trong dự toán là số dư dự toán [đã loại trừ cam kết chi hoặc phần của những công việc lớn] còn đủ để chi trước khi giải ngân. Khó khăn thường có là khi xử lý đồng thời nhiều món khi đó việc xác định theo phương pháp này hay sai sót vì vậy cần cẩn thận cập nhật lại dự toán trước khi giải ngân cho từng món

Cũng cần phân biệt chính xác dự toán công việc và dự toán ngân sách trong quản lý chi tiêu công về thẩm quyền xử lý, quy trình, thủ tục, vai trò, hiệu lực và phạm vi điều chỉnh.

Chuẩn chi

Chuẩn chi là việc người sử dụng ngân sách ra lệnh cho KBNN phục vụ thực hiện thanh toán chuyển tiền theo nội dung trên lệnh chuẩn chi. Nếu lệnh chuẩn chi phù hợp với các quy định hiện hành thì KBNN hành tự, nếu không phù hợp thì xem xét chấp nhận hoặc từ chối. Về nguyên tắc người chuẩn chi phải là thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hay người được uỷ quyền của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách tuy nhiên bằng chứng về tư cách pháp nhân của người chuẩn chi tại KBNN vừa thừa vừa thiếu. Thừa là vì mỗi khách hàng phải gởi hồ sơ đăng ký giao dịch cho từng tài khoản được mở tại KBNN, bao nhiêu tài khoản là bấy nhiêu hồ sơ đăng ký và cơ bản là giống nhau. Thiếu là do hồ sơ đăng ký giao dịch không cập nhật kịp thời các thay đổi về nhân sự ở đơn vị sử dụng ngân sách.

Thực tế kiểm soát chi tại địa phương cho thấy nhiều vấn đề đáng lo ngai khi người chuẩn chi chưa quan tâm đúng mức tới việc chuẩn chi dẫn tới các hiện tượng xâm tiêu, lạm chi, thanh toán khống, quay vòng chứng từ thanh toán…Nguyên nhân thì có nhiều nhưng trước hết là nhận thức và kỹ năng quản lý của người chuẩn chi còn nhiều hạn chế và bất cập. Bên cạnh đó tổ chức công tác tài vụ ở nhiều đơn vị sử dụng ngân sách chưa tốt, không khoa học, thiếu kiểm tra kiểm soát, cán bộ phụ trách kế toán đào tạo thiếu bài bản lại hay thay đổi không hiểu đúng về chính sách, chế độ và nghiệp vụ.

Điều hành cân đối trong chi thường xuyên

Các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chi ngân sách chưa đề cập đầy đủ đến khả năng thanh toán của các khoản chi ngân sách. Rất nhiều khách hàng cũng không quan tâm đến yếu tố này khi giao dịch với KBNN về chi ngân sách. Mọi người [hình như] đều cho rằng một khoản chi khi đáp ứng các điều kiện Luật định thì phải được giải ngân. Thực tế không hoàn toàn như vậy mà còn ảnh hưởng đáng kể bởi khả năng thanh toán của khoản chi.

Khả năng thanh toán của một khoản chi đã được KBNN chấp nhận thanh toán được xác định bởi tồn quỹ ngân sách dành cho khoản chi đó và tồn ngân của KBNN tại thời điểm giải ngân. Thiếu một trong hai đều không thể giải ngân. Tồn quỹ ngân sách thông thường được quản lý chung nhưng cũng có thể được quản lý theo những phân loại nguồn hoặc mục tiêu cụ thể.

Cách thức xử lý thiếu hụt tạm thời [chỉ đề cập đến trường hợp tồn quỹ ngân sách không đáp ứng nhu cầu chi] cũng không nhất quán, hầu hết là chỉ định các hồ sơ được ưu tiên giải ngân. Thông tư 161 mới đây thì yêu cầu xác định các nội dung tạm ngưng giải ngân khi thiếu hụt tạm thời và đây là phương thức minh bạch hơn nhưng khó đi vào cuộc sống.

Một vài đề xuất trong tổ chức kiểm soát chi

Quy định mới về kiểm soát chi tại Thông tư 161 về trách nhiệm của Chủ sử dụng ngân sách trong lĩnh vực này đã rõ ràng hơn, hợp lý hơn tuy nhiên cần cụ thể hơn để giảm bớt hiện tượng trùng trong kiểm soát chi. Không chỉ các chứng từ có giá trị thấp mà cả một số yếu tố, nội dung thuộc các khoản chi có giá trị cao, hồ sơ phức tạp cũng nên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách kiểm soát và chịu trách nhiệm. Từng bước nhất thể hoá quy trình, thủ tục, nội dung giữa kiểm soát chi thường xuyên và không thường xuyên với những khoản chi mang tính chất không thường xuyên trong chi thường xuyên

Nâng cao vai trò của Hợp đồng kinh tế trong kiểm soát chi thường xuyên, làm rõ các trường hợp phải sử dụng thanh lý hợp đồng, hoá đơn để phục vụ kiểm soát chi. Sớm cải tiến mẫu mã chứng từ để giảm bớt thủ tục lập Bảng kê thanh toán khi giao dịch chỉ có một chứng từ thanh toán. Đối với tiền gởi đơn vị sử dụng ngân sách nên tổ chức mỗi đơn vị một tài khoản để sử dụng vốn bằng tiền chủ động và tiết kiệm ngoại trừ các trường hợp có yêu cầu quản lý riêng của người có thẩm quyền.

Cụ thể hoá quy định về thanh toán trực tiếp liên quan quản lý tiền mặt trong chi tiêu công theo đó các trường hợp có thể thanh toán trực tiếp [người thụ hưởng có tài khoản, có quy định trong hồ sơ yêu cầu…] thì giá trị bao nhiêu cũng phải chuyển và không được tạm ứng. Xác định thời hạn thanh toán tạm ứng theo công việc, những khoản chi nhỏ lẻ tại đơn vị nên thanh toán trước tạm ứng mới.

Sớm cải tiến phương thức đăng ký giao dịch theo đó mỗi khách hàng chỉ cần đăng ký một lần cho toàn bộ hoạt động giao dịch ở một đơn vị KBNN và tiến tới đăng ký chung cho toàn hệ thống.

Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để triển khai thanh tra KBNN đối với hoạt động quản lý chi tiêu công ở các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn kể cả tồn quỹ tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt.

Cụ thể hoá hoặc cho phép các KBNN địa phương cụ thể hoá các thủ tục [mẫu biểu, phương pháp tính toán…] xử lý tình huống thiếu hụt tạm thời trong quản lý chi ngân sách

Thống nhất thực chi trong kiểm soát chi với quyết toán chi để giảm bớt công việc của kế toán đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính và KBNN.

Kiểm soát chi ngân sách là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm, dễ hình thành các xung đột lợi ích vì vậy thủ tục và quy trình quản lý cần được thiết kế thật cụ thể cho từng yêu cầu quản lý. Nhưng quan trọng hơn là tổ chức hoạt động kiểm soát chi thành một hệ thống bắt đầu từ đơn vị sử dụng ngân sách trực tiếp chi tiêu, đơn vị sử dụng ngân sách có quan hệ với ngân sách và KBNN, có phân công, phân nhiệm một cách khoa học. Kiểm soát chi ngân sách tốt sẽ đảm bảo cho việc chi tiêu công tiết kiệm, hiệu quả và minh bạch.

Nguồn: Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia – Kỳ tháng 3/2013

Video liên quan

Chủ Đề