Tại sao không nên chấp nhận hôn nhân đồng giới

Phản đối hôn nhân đồng giới là quan niệm vẫn còn xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về hôn nhân đồng giới và quy định pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng giới. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật qua đường dây 1900 633 705 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

>>Quy định về phản đối hôn nhân đồng giới mới nhất, gọi ngay 1900.633.705

Tại sao không nên chấp nhận hôn nhân đồng giới

Khuynh hướng giới tính là gì?

Bạn L.K (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

Chào Luật sư, em năm nay 17 tuổi hiện đang học lớp 11 tại Nghệ An. Từ trước đến nay, khi đã biết nhận thức về tình yêu cũng như những mối quan hệ xung quanh em không hề cảm nhận được sự cuốn hút từ phía những bạn nữ. Những mối quan hệ bạn bè xung quanh em đa phần là các bạn khác giới nhưng không ai làm em cảm thấy rung động.

Em vốn cho rằng đó là chuyện bình thường, có thể mẫu người em thích chưa xuất hiện cho đến một ngày lớp em có một bạn nam mới chuyển đến. Bạn ấy cao, to lại còn giỏi thể thao, nhìn bạn rất đàn ông khác hẳn những bạn nam trong lớp em. Ngay khi nhìn thấy bạn em đã có một cảm giác rất khác. Trong khi các bạn nam khác trong lớp cảm giác đố kỵ trước tài năng và nhan sắc của bạn thì em lại cảm thấy thích thú và bị thu hút.

Sau khi học cùng bạn gần 1 năm tình cảm của em dành cho bạn càng lớn, lúc này em biết cảm xúc này không chỉ dừng lại quan hệ bạn bè. Em có lên mạng tìm hiểu nhưng có quá nhiều cách giải thích khác nhau làm em rất mơ hồ và sợ hãi. Vậy Luật sư cho em hỏi em có phải là Gay như mọi người hay nói không? Em xin cảm ơn.

>> Phản đối hôn nhân đồng giới, khuynh hướng giới tính là gì? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Khuynh hướng giới tính là khái niệm dùng để chỉ việc chịu sự hấp dẫn về tình cảm, sự lãng mạn, trìu mến và hấp dẫn về tình dục của một người đối với những người cùng giới, khác giới tính hay cả hai giới tính… Trên thực tế hiện nay có bốn thiên hướng tính dục chính là dị tính, đồng tính, song tính và vô tính.

Tồn tại phổ biến trong xã hội và dễ nhận thấy nhất đó là thiên hướng tính dục dị tính là những người bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với những người khác giới tính và không mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi được sinh ra. Ví dụ như nam thì bị hấp dẫn bởi nữ và nữ thì bị hấp dẫn bởi nam.

Chính vì đây là thiên hướng tính dục phổ biến trong xã hội nên việc quan niệm và xây dựng mô hình gia đình với sự kết hợp giữa một nam và một nữ đã trở thành xu hướng đông đảo nhất và trở thành quan niệm truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khuynh hướng tính dục đồng tính là những người bị hấp dẫn bởi những người cùng giới tính với mình, không mong muốn có giới tính khác với giới tính của mình khi được sinh ra. Đồng tính có ở cả nam giới (tiếng anh là Gay) và nữ giới (tiếng anh gọi là Lesbian)

Khuynh hướng tính dục song tính là những người không cho rằng bản thân họ mang giới tính khác với giới tính sinh học từ khi được sinh ra nhưng họ lại bị hấp dẫn tình cảm và tình dục với cả hai giới tính nam và nữ. Song tính khác với thuật ngữ lưỡng tính, lưỡng tính thường được hiểu là một người mang cả giới tính nam và nữ.

Đây là một hiện tượng rất hiếm gặp trong cuộc sống, người lưỡng tính thực sự thì trong cơ thể có cả buồng trứng và tinh hoàn, còn song tính là người có hai thiên hướng tính dục đồng tính và dị tính không phải mang hai giới tính.

Vô tính được xem là thiên hướng tính dục thứ tư, là những người không bị hấp dẫn bởi bất cứ giới nào (asexual – vô tính), đây là thiên hướng tính dục chưa được nghiên cứu nhiều lắm.

Thực tế hiện nay không phải lúc nào khuynh hướng tính dục cũng được biểu lộ rõ ràng để mọi người nhận thấy mà nhiều khi nó được giấu kín đặc biệt là đối với các thiên hướng tính dục chiếm số ít như đồng tính và song tính.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như xu hướng tính dục đó chiếm số ít trong xã hội, dễ bị kỳ thị, xa lánh nên những người mang thiên hướng tính dục đồng tính, song tính thường không muốn công khai thiên hướng tính dục của mình.

Quay trở lại với trường hợp của bạn, căn cứ vào những thông tin và bạn cung cấp cũng như dựa trên những đặc thù của các khuynh hướng giới tính có thể thấy, bạn bị hấp dẫn bởi một bạn người cùng giới tính với mình và không mong muốn có giới tính khác với giới tính hiện tại. Vì vậy bạn thuộc những người đồng tính nam tiếng anh là Gay.

Mọi thắc mắc liên quan đến hôn nhân đồng giới vui lòng đặt câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi qua đường dây nóng tư vấn luật hôn nhân 1900.633.705 để được hỗ trợ và tư vấn trọn vẹn nhất!

Kết hôn là gì? Hôn nhân đồng giới là gì?

Kết hôn là gì?

Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Như vậy kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về kết hôn và đăng ký kết hôn. Kết hôn chính là sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quan hệ vợ chồng của những người khác giới tính, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ đối với nhau.

Trên cơ sở đó, gia đình được hình thành và phát triển. Mỗi gia đình đều có chức năng cơ bản là phải duy trì truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, đồng thời cũng thực hiện chức năng quan trọng đó là chức năng sinh sản nhằm tái sản xuất ra con người, duy trì nòi giống. Đây là cả một quá trình để duy trì sự ổn định của đời sống xã hội.

Hôn nhân đồng giới là gì?

Bác Nga (Đồng Nai) có câu hỏi:

Chào Luật sư, con gái tôi năm nay 29 tuổi đang làm nhân viên văn phòng tại một công ty. Gia đình tôi rất lo lắng vì đã gần 30 tuổi rồi mà vẫn chưa chịu lấy chồng trong khi đó con tôi cũng có ngoại hình và học thức. Qua nhiều lần khuyên bảo nhưng cháu không nghe ngược lại còn nổi nóng và nói không muốn lấy chồng.

Một tuần trước con tôi có dẫn một cô gái về ra mắt và nói là muốn cưới cô ta. Vợ chồng tôi rất bất ngờ, gia đình tôi là gia đình gia giáo không thể chấp nhận sự ngược đời như thế. Tôi cho rằng con tôi đã bị người con gái kia dụ dỗ, lôi kéo nên tôi đã nhốt con ở nhà, không cho đi làm cũng không cho gặp cô ta.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của con tôi có phải là bệnh không? Có thể chữa khỏi được không? Con tôi muốn lấy cô gái kia là như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

>> Tư vấn về các vấn đề liên quan đến phản hồi hôn nhân đồng giới, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Cảm ơn bác đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, trường hợp của bác chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học với nhau.

Nếu kết hôn thông thường là sự kết hợp giữa nam và nữ thì kết hôn đồng giới là sự kết hợp của hai người có cùng giới tính với nhau. Những người này họ tìm thấy ở những người cùng giới tính sự yêu thương, đồng cảm và ấm áp và họ mong muốn được cùng nhau về chung một nhà.

Cũng có trường hợp hai người cùng giới tính kết hôn với nhau nhưng một trong hai người luôn mong muốn, khao khát có giới tính khác với giới tính sinh học của mình, ví dụ như nam thành nữ và nữ thành nam. Thì trong trường hợp này, mối quan hệ giữa hai người hoàn toàn giống với mối quan hệ của 2 người khác giới thông thường vì một trong hai người vẫn giữ nguyên giới tính của mình và không muốn thay đổi nó.

Trong trường hợp của con gái bác, con bác bị hấp dẫn và có tình cảm với người cùng giới con bạn thuộc những người đồng tính nữ. Con bác và cô gái kia muốn kết hôn với nhau, về sống chung một nhà như những cặp hôn nhân bình thường khác trường hợp này gọi là kết hôn đồng giới.

Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng chỉ nên kết luận đồng tính luyến ái là một biểu hiện của xu hướng tình dục chức không nên kết luận đó là sự biến thái hay một hành động gây suy đồi đạo đức. Tổ chức y tế thế giới WHO cũng đã khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là một loại bệnh vậy nên việc con bác đồng tính là không thể chữa và thực tế cũng không cần chữa vì không thể làm cách nào thay đổi được.

Vì vậy gia đình bác cần có cái nhìn cởi mở và tôn trọng hai cô gái hơn, giúp họ tìm được hạnh phúc thật sự, được là chính mình không bao giờ là sai.

Pháp luật Việt Nam có phản đối hôn nhân đồng giới không?

Bác Tâm (Đắk Nông) có câu hỏi như sau:

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Con trai tôi là người đồng tính, từ khi cháu lên cấp 2 vợ chồng tôi đã nhận thấy sự khác thường từ cháu, từ đó đến nay vợ chồng tôi cũng dần chấp nhận, không quan tâm đến những lời bàn tán bên ngoài để con có thể được vui vẻ, hạnh phúc hơn vì chúng tôi biết so với những bạn khác, con trai tôi đã rất thiệt thòi rồi. Gần đây cháu có dẫn một bạn nam về nhà ra mắt và dự định cuối năm sẽ làm đám cưới.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, việc kết hôn của con tôi có hợp pháp hay không? Liệu con tôi kết hôn đồng giới như vậy có bị xử phạt gì không? Tôi xin cảm ơn!

>> Pháp luật Việt Nam có phản đối hôn nhân đồng giới không? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Trước đây tại Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định những trường hợp cấm kết hôn trong đó có trường hợp kết hôn “Giữa những người cùng giới tính”. Đồng thời, theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP (đã hết hiệu lực), việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 500.000 đồng.

Hiện nay Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà thay vào đó là quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo quy định này Pháp luật Việt Nam không cấm những người cùng giới tính kết hôn với nhau nhưng cũng không thừa nhận mối quan hệ hôn nhân này.

Như vậy người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới góc độ pháp luật thì họ không được coi là vợ chồng hợp pháp và không thể đăng ký kết hôn. Vì vậy nếu có sự tranh chấp xảy ra giữa những cuộc hôn nhân đồng tính thì sẽ không nhận được sự bảo vệ của pháp luật về hôn nhân gia đình như những cuộc hôn nhân bình thường khác. Với quy định hiện tại của pháp luật Việt Nam thì quyền kết hôn của những người cùng giới tính đang ở tình trạng vô thừa nhận.

Từ đây có thể thấy nhà nước ta đang giữ một thái độ trung lập đối với vấn đề hôn nhân đồng giới. Việc không thừa nhận nhưng cũng không cấm thể hiện sự khéo léo của Nhà nước trong việc hạn chế những cuộc tranh cãi gay gắt không đáng có trong xã hội.

Vì vậy trong trường hợp của con trai bác, pháp luật Việt Nam hiện tại sẽ không công nhận hôn nhân đồng giới nhưng cũng không phản đối hôn nhân đồng giới. Do vậy con trai bác có thể tổ chức hôn lễ và về chung một nhà với bạn nam kia như người bình thường và sẽ không bị pháp luật xử phạt. Nhưng con trai bạn không thể đăng ký kết hôn và nếu không may có tranh chấp xảy ra giữa hai người thì sẽ không được pháp luật bảo vệ như những cuộc hôn nhân bình thường.

>>Xem thêm: Thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật năm 2022

Ủng hộ hay phản đối hôn nhân đồng giới

Chị Hằng (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:

Chào Luật sư, em trai tôi năm nay mới học đại học, hôm trước đi qua trường em tôi tình cờ gặp em đang ôm ấp một bạn nam cùng lớp. Tôi rất bất ngờ và lo sợ vì chưa nghe em nói về vấn đề này bao giờ. Sau khi bình tĩnh tôi đã quyết định nói chuyện với em và em thừa nhận em và bạn nam kia đã yêu nhau được 5 năm và xác định sẽ đến với nhau bằng một hôn lễ.

Hiện tại tôi không biết làm thế nào, cũng chưa thể nói với bố mẹ vì gia đình tôi là gia đình truyền thống chắc chắn bố mẹ tôi sẽ phản đối. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi có nên ủng hộ em và khuyên ngăn bố mẹ hay phản đối mối quan hệ này bắt em phải chia tay với người bạn nam kia? Tôi xin cảm ơn!

>>Nên ủng hộ hay phản đối hôn nhân đồng giới, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Trường hợp của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Việc công nhận và ủng hộ hôn nhân đồng giới không chỉ do ý chí của các nhà lập pháp mà trên thực tế còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách như tôn giáo, văn hóa xã hội… Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, ở mỗi nền văn hóa, tôn giáo khác nhau, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì thái độ của mọi người với vấn đề hôn nhân đồng giới cũng khác nhau. Vì vậy đến nay việc ủng hộ hay phản đối hôn nhân đồng giới vẫn xuất hiện những ý kiến trái chiều.

Những quan điểm phản đối hôn nhân đồng giới thì đưa ra những luận điểm rằng quan hệ hôn nhân đồng giới không thể duy trì nòi giống, làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của trẻ em. Hôn nhân đồng giới đi ngược với quy luật tự nhiên, không phù hợp với đa số dân số trong xã hội.

Nhưng cũng có những quan điểm bảo vệ và ủng hộ hôn nhân đồng giới vì họ cho rằng hôn nhân là sự xác lập quan hệ vợ chồng giữa những người yêu nhau và mong muốn quan hệ đó được hợp pháp hóa và được xã hội công nhận, đó là ý nghĩa quan trọng nhất khi hai người tiến đến một cuộc hôn nhân.

Còn mục đích sinh con để duy trì nòi giống chỉ là mong muốn của xã hội, đó không phải là nghĩa vụ bắt buộc để một cuộc hôn nhân mới được công nhận là hợp pháp. Còn việc nhận định hôn nhân đồng giới sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em là thiếu căn cứ. Bởi quyền lợi của trẻ em chịu ảnh hưởng từ các mối liên hệ đa chiều, phức hợp trong xã hội chứ không chỉ từ quan hệ hôn nhân đồng tính.

Cần chấp nhận hôn nhân đồng giới đầy đủ và ngang bằng với hôn nhân khác giới vì đồng tính luyến ái là hiện tượng bẩm sinh, nhu cầu kết hôn của người đồng tính là một nhu cầu tự nhiên giống những người dị tính. Việc cấm kết hôn có thể tiếp tục dẫn tới sự kỳ thị, người đồng tính dễ có những suy nghĩ hoặc hành động tiêu cực cho chính bản thân họ, gia đình và xã hội. Có thể thấy hôn nhân đồng giới đúng là đi lệch với chuẩn mực hôn nhân truyền thống.

Nhưng khi sinh ra không ai có thể chọn giới tính cho mình, không ai muốn mình dị biệt so với mọi người và không ai muốn bị xã hội ghẻ lạnh. Vì vậy cần phải có cái nhìn nhân đạo hơn đối với hôn nhân đồng giới để những người đồng giới có thể yêu nhau, chung sống với nhau, tuy không thể tự sinh con nhưng họ có thể thực hiện những biện pháp khác như con nuôi hay sinh con nhờ sự can thiệp của khoa học.

Trước mắt luật chưa công nhận quyền kết hôn giữa những người cùng giới tính theo thủ tục kết hôn của những cặp khác giới nhưng có thể công nhận bằng hình thức kết hợp dân sự hoặc quan hệ đối tác chung nhà như kinh nghiệm một số nước trên thế giới tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái nếu có từ việc chung sống giữa những người này.

Quay lại với vấn đề của em trai bạn, việc yêu đương đồng giới trong xã hội hiện nay đã rất phổ biến, xã hội cũng đã cởi mở hơn rất nhiều khi nhìn nhận về vấn đề này. Yêu đương là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, nếu em trai bạn thật sự mong muốn và cảm thấy hạnh phúc bên người bạn trai kia thì theo chúng tôi bạn không nên phản đối.

Vì trên thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp, do gia đình ngăn cấm mà những bạn thuộc thế giới thứ ba đã có những suy nghĩ dại dột, trường hợp xấu nhất là tự kết liễu bản thân mình. Em trai bạn năm nay mới chỉ học đại học, còn cả tương lai phía trước, vì thế bạn nên ngồi lại, bình tĩnh nói chuyện với em, phân tích cho em hiểu những vấn đề sẽ gặp phải nếu theo đuổi mối quan hệ này, định hướng tương lai cho em để em có thể vững vàng hơn.

Tại sao không nên chấp nhận hôn nhân đồng giới

Kết hôn với người chuyển giới có được không?

Bạn Dương (Hà Nội) có câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Tôi năm nay 25 tuổi, tôi đã phẫu thuật chuyển giới được gần 1 năm, hiện tại sức khỏe cũng như ngoại hình của tôi đã gần như là giống một người con gái bình thường. Tôi và bạn trai dự định năm sau sẽ tổ chức hôn lễ. Khi bạn trai tôi dẫn tôi về nhà ra mắt thì mẹ anh ấy phản đối và nói nếu kết hôn với tôi anh sẽ không có được một người vợ hợp pháp và pháp luật không công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới với nhau.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi đã chuyển giới rồi, bây giờ tôi không khác gì một người con gái vậy tôi có được phép đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hay không? Tôi xin cảm ơn!

>> Kết hôn với người chuyển giới có được không? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Tại Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình trong đó khoản 1 có quy định cụ thể cá nhân có quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định người có đủ các điều kiện sau đây sẽ được đăng ký kết hôn và sẽ được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân, bao gồm:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự

+ Không kết hôn giả tạo

+ Không tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

+ Không được đang có vợ, chồng mà chung sống hoặc kết hôn với người khác

+ Không kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Đăng ký kết hôn với người chuyển giới

Tại Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định việc nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Theo quy định của điều luật trên thì một người khi đã thực hiện việc chuyển đổi giới tính thì sẽ được pháp luật công nhận các quyền nhân thân đối với giới tính mới đó, một trong số các quyền nhân thân sẽ được pháp luật công nhận đó là quyền được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Vì thế căn cứ vào các điều luật trên xét trong trường hợp của bạn, do bạn đã chuyển đổi giới tính nên nếu muốn được kết hôn và đăng ký kết hôn như người bình thường thì trước hết bạn cần phải thực hiện thủ tục thay đổi giới tính (đăng ký thay đổi hộ tịch) theo quy định của pháp luật, sau đó bạn sẽ được pháp luật công nhận đầy đủ các quyền nhân thân của mình.

Tại sao không nên chấp nhận hôn nhân đồng giới

>>Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn và cách ghi chuẩn nhất năm 2022

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về vấn đề phản đối hôn nhân đồng giới, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để áp dụng nếu gặp những trường hợp tương tự. Nếu có bất cứ vấn đề gì không hiểu, gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.633.705 để được tư vấn nhanh và chính xác nhất.