Bài tập xác suất thu được giao tử có nst năm 2024

Câu 468689: Ở gà, xét hai cặp gen (Aa, Bb) nằm trên cùng một cặp NST thường với khoảng cách di truyền là 40cM, cặp NST giới tính được kí hiệu là XX và XY. Xét 3 tế bào của một cơ thể có kiểu gen AB/abXY thực hiện giảm phân tạo giao tử. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. Mỗi tế bào sẽ tạo ra tối đa 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.

II. Có thể 3 tế bào chỉ tạo ra được một loại giao tử.

III. Số giao tử ABX luôn bằng số giao tử abY.

IV. Xác suất sinh ra đúng một giao tử aBY là 2,4%.

  1. 1.
  1. 4.
  1. 3.
  1. 2.

Phương pháp giải:

Ở gà XX là con trống, XY là con mái.

Bài tập xác suất thu được giao tử có nst năm 2024

Đoàn Đình Doanh – QN 

Chuyên đề: DI TRUYỀN HỌC VÀ XÁC SUẤT

“VẬN DỤNG KIẾN THỨC TỔ HỢP ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG

BÀI TẬP XÁC SUẤT TRONG DI TRUYỀN PHÂN LI ĐỘC LẬP”

  1. Ý TƯỞNG

Xác suất là bài toán mà từ rất sớm đã được con người quan tâm .Trong hầu hết mọi lĩnh vực đặc

biệt trong DTH, việc xác định được khả năng xảy ra của các sự kiện nhất định là điều rất cần

thiết.

Thực tế khi học về DT, rất nhiều câu hỏi có thể đặt ra: Xác suất sinh con trai hay con gái là bao

nhiêu? Khả năng để sinh được những người con theo mong muốn về giới tính hay không mắc

các bệnh, tật di truyền dễ hay khó thực hiện? Mỗi người có thể mang bao nhiêu NST hay tỉ lệ

máu của ông (bà) nội hoặc ngoại của mình? ...Vấn đề thật gần gũi mà lại không hề dễ, làm

nhưng thường thiếu tự tin. Bài toán xác suất luôn là những bài toán thú vị, hay nhưng khá trừu

tượng nên phần lớn là khó. Giáo viên lại không có nhiều điều kiện để giúp HS làm quen với các

dạng bài tập này chính vì thế mà khi gặp phải các em thường tỏ ra lúng túng, không biết cách

xác định, làm nhưng thiếu tự tin với kết quả tìm được.

Nhận ra điểm yếu của HS về khả năng vận dụng kiến thức toán học để giải các dạng bài tập xác

suất, bằng kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm giảng dạy phần DTH ở cấp THPT, tôi có ý

tưởng viết chuyên đề Di truyền học & xác suất với nội dung:

“ VẬN DỤNG KIẾN THỨC TỔ HỢP ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG

BÀI TẬP XÁC SUẤT TRONG DI TRUYỀN PHÂN LI ĐỘC LẬP”

không ngoài mục đích chia sẻ với đồng nghiệp nhằm giúp các em có được những kĩ năng cần

thiết để giải quyết các dạng bài tập xác suất trong DTH và các lĩnh vực khác.

II. NỘI DUNG

  1. CÁC DẠNG BÀI TẬP

1/ Tính xác suất đực và cái trong nhiều lần sinh(đẻ)

2/ Tính xác suất xuất hiện các alen trội hoặc lặn trong trường hợp nhiều cặp gen dị hợp PLĐL,

tự thụ.

3/ Xác định tổng số KG, số KGĐH, KGDH trong trường hợp nhiều cặp gen PLĐL, mỗi gen có

2 hoặc nhiều alen.

4/ Xác định số trường hợp thể lệch bội khi xảy ra đồng thời 2 hoặc nhiều đột biến lệch bội.

5/ Tính xác suất các tổ hợp gen khác nhau về nguồn gốc NST.

6/ Một số bài tập mở rộng

  1. BÀI TẬP ĐIỂN HÌNH, PHƯƠNG PHÁP GIẢI VÀ CÔNG THỨC TỔNG QUÁT

Trong thực tế, nhiều lúc chúng ta có thể gặp những tình huống rất khác nhau.Vấn đề quan trọng

là tùy từng trường hơp cụ thể mà chúng ta tìm cách giải quyết hiệu quả nhất.Trước một bài toán

tổ hợp - xác suất cũng vậy, điều cần thiết đầu tiên là chúng ta phải xác định bài toán thuộc loại

nào? Đơn giản hay phức tạp? Có liên quan đến tổ hợp hay không? Khi nào ta nên vận dụng kiến

thức tổ hợp …?

 Các sự kiện xảy ra có thể đồng hoặc không đồng khả năng (khả năng như nhau hoặc không

như nhau) và khả năng xảy ra của mỗi sự kiện có thể thay đổi hoặc không thay đổi, trường hợp

phức tạp là không đồng khả năng và có thể thay đổi qua các lần tổ hợp. Trong phần này tôi chỉ

1