Ta vì mọi người mọi người vì ta là gì năm 2024

Lâu nay mỗi khi chúng ta đọc hoặc nghe đến khẩu hiệu “Một người vì mọi người, mọi người vì một người”, cảm thấy quá quen thuộc, rồi vô tình bỏ qua hoặc không để ý đến những thông điệp mang tính triết lý rất sâu sắc và đầy ý nghĩa nhân văn từ khẩu hiệu ấy. Những ngày qua, cả thế giới trong đó có Việt Nam đang phải gồng mình phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trước tốc độ phát tán, lây lan rất nhanh của chủng vi rút mới này, mới thấy “Một người vì mọi người, mọi người vì một người” có ý nghĩa biết bao! Bởi chắc chắn rằng, nếu ai cũng ý thức và hành động đúng như khẩu hiệu, chúng ta sẽ khống chế và phòng, chống hiệu quả bệnh dịch nguy hiểm này.

Trước hết phải khẳng định rằng, Chính phủ, ngành y tế của cả nước đã, đang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 rất mạnh mẽ và hiệu quả. Chính điều này đã giúp kiểm soát dịch bệnh, khoanh vùng, cách ly, điều trị; vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm cho các hoạt động lao động, sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp. Mặc dù tính đến đầu giờchiều ngày hôm qua (18-3), cả nước đã ghi nhận hơn 68 ca bệnh dương tính với Covid-19 nhưng chưa có ca nào tử vong và có 16 ca đã chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch Covid-19 như hiện nay, để phòng, chống bệnh dịch này hiệu quả, đi cùng với những biện pháp mạnh mẽ của Chính phủ và ngành y tế, phải cần sựvào cuộc, chung tay của cả cộng đồng với tinh thần “Một người vì mọi người, mọi người vì một người”.

“Một người vì mọi người, mọi người vì một người” là có ý thức và hành động đúng theo khuyến cáo của ngành y tế về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như hạn chế đi đến các chỗ đông người, rửa tay bằng nước sát khuẩn, đeo khẩu trang nơi công cộng; là thực hiện khai báo y tế toàn dân; khai báo đầy đủ các thông tin về lịch sử di chuyển, tuân thủ các biện pháp cách ly trong trường hợp phải thực hiện… Đó còn là tránh “tâm lý đám đông” không chia sẻ, thông tin thất thiệt về dịch bệnh; không tích trữ, mua gom hàng hóa thiết yếu, gây hoang mang trong cộng đồng…

Thực tế đã cho thấy, xuất phát từ sựthiếu ý thức của một vài cá nhân trong công tác phòng, chống dịch bệnh đã để lại những hậu quả khôn lường, khiến dịch bệnh lây lan, ngành chức năng phải căng mình để xử lý, cuộc sống của nhiều người dân bị đảo lộn. Đó là một số trường hợp dương tính với Covid-19 khai báo y tế gian dối; đó là một số trường hợp cố tình trốn cách ly, không hợp tác với các lực lượng chức năng và mới nhất là hình ảnh rất xấu, “gây náo loạn sân bay” của một đám người khi nhập cảnh trở về Việt Nam… Tác động sâu xa và hậu quả đối với xã hội từ những hành động thiếu ý thức này thật khó mà có thể đong đếm được.

Điều đó cho thấy, dù Chính phủ, ngành y tế có áp dụng các biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ như thế nào nhưng nếu không có sựchung tay, vào cuộc của mọi người dân thì công tác phòng, chống dịch bệnh cũng khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngược lại, nếu ai cũng ý thức được rằng: “Một người vì mọi người, mọi người vì một người” thì chắc chắn chúng ta sẽ kiểm soát tốt và phòng, chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có những điều mới nghe thì rất hợp lý, nhưng suy ngẫm cho kỹ thì lại là " sai lầm" nghiêm trọng. Ví dụ nói "phòng chống lụt bão". Phòng - thì còn chấp nhận được, chứ - chống - thì làm sao mà chống được bão, chỉ có cách chấp nhận cho bão nó đến, rồi khắc phục hậu quả bão để lại mà thôi. Đó là hiện nay, còn sau này thì chưa biết!

Ngày nay người ta chú ý đến toán, kinh tế, những ngành tự nhiên hầu mong học ra trường kiếm được tiền cho nhanh, mà quên mất giá trị của khoa học xã hội nói chung và môn văn nói riêng. Bản thân tôi chỉ nhận thức được giá trị của môn văn rất quan trọng chỉ khi đã đi làm. Nghe nhiều vị lãnh đạo các công ty nói, ai cũng đều công nhận môn văn rất quan trọng trong việc lãnh đạo của họ và của cả nhân viên khi thực thi công việc. Nếu anh hiểu vấn đề, mà không biết diễn đạt trình bày vấn đề với nhân viên, với đối tác, với người khác, thậm trí là thuyết phục con cái.....thì coi như thất bại. Hành văn và viết văn sai là kiểu" sai một li đi một dặm" với một người, nhưng nếu là lãnh tụ nói một câu khẩu hiệu sai có thể dẫn cả dân tộc đến chổ bế tắc!

Lãnh đạo ta hay nói giữ gìn bản sắc văn hóa, nhưng hình như họ không biết cái gốc giữ gìn văn hóa nằm ngay ở việc dạy và học môn văn, môn tiếng Việt mới là quan trọng nhất. .....

Quay lại câu nói: "Mình vì mọi người, mọi người vì mình" , mới nghe thì ta thấy rất hợp lý, nhưng chỉ đúng trong một giới hạn hẹp, khoảng thời gian ngắn hay hành động cụ thể nào đó. Câu nói này, một học sinh cấp hai có thể hiểu được và có thể hành được, nhưng qua vài lần thử nghiệm "mình đã vì mọi người" mà kết quả "mọi người không vì mình" , người ta sẽ nghi ngờ có nên " mình vì mọi người" nữa không? - thường là không, và người ta chỉ còn biết làm sao tận dụng" mọi người vì mình" càng nhiều càng tốt mà thôi!

Câu nói "Mình vì mọi người, mọi người vì mình" còn mang hàm ý đổi chác, có qua, có lại: Tôi đã làm, đã vì cho các anh thì các anh phải làm, phải vì tôi - đúng là hợp lý, nhưng vấn đề là người ta có cần anh làm điều đó không mà anh bảo: Tôi đã làm, đã vì cho các anh. Bởi nhiều khi ta tưởng ta làm như vậy là hay là tốt nhưng thực tế lại không phải vậy.

Thực tế phải nên nói rằng: "Mọi người vì mình, mình vì mọi người" , chỉ cần đổi vị trí hai cụm từ thì ý nghĩa sẽ khác hẳn, cho nên tôi mới nói dùng câu dùng từ là chuyện rất quan trọng!

Bạn thử nghĩ mà xem, khi bạn sinh ra: mọi người chẳng phải đã vì bạn trước tiên. Cha mẹ tạo ra bạn từ bào thai, rồi bác sĩ theo dõi sức khỏe cho bạn từ bào thai, nhà nước tạo ra hệ thống giáo dục công, chăm sóc y tế công, luật pháp bảo vệ trẻ em.....chăm sóc bạn. Mọi người lớn trong xã hội lao động tạo ra miếng ăn, vật chất, nhà cửa......cung cấp cho bạn, thậm trí vũ trụ đã qui định nhiệt độ trái đất qui định một nhiệt độ, độ ẩm ánh sáng, ô xy....thích hợp cho bạn sống. Cho nên mọi người đã vì bạn, trái đất đã vì bạn trước tiên....cho suốt cuộc đời bạn. Vì bạn đã nợ moị người nhiều như vậy, cho nên chỉ khi nào sống " mình vì mọi người" bạn mới tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, mình vì mọi người sẽ thành lẽ tự nhiên, thành chân lý, thành sứ mệnh , thành nhu cầu của bạn.

Mọi người vì mình -

là điều đã và đang diễn ra một cách không điều kiện

, Bạn có là "đổ bỏ đi" thì cha mẹ, xã hội vẫn quan tâm đến bạn, hỏi han bạn, giúp đỡ bạn. Nên chuyện :

mình vì mọi người - là vì lợi ích của bạn, sự khẳng định giá trị của bạn với mọi người, lý do bạn tồn tại trong cuộc sống này.

Vậy thì nên chăng từ nay chúng ta phải nói: "Mọi người vì mình, mình vì mọi người",hay nói rõ hơn

"Mọi người luôn vì mình, mình phải vì mọi người"

mới hợp với lẽ tự nhiên và thực tế cần diễn ra! Nếu ai cũng hiểu như vậy, mình tin xã hội sẽ tốt đẹp hơn!

Mình vì mọi người mọi người vì mình là câu nói của ai?

Một trong những hạt nhân tạo nên sự đổi thay của vùng quê này chính là chàng trai người Dao Nguyễn Đức Phúc. Mỗi hành động, việc làm của Nguyễn Đức Phúc luôn gắn với lợi ích của cộng đồng bà con trong bản, đúng như lời Bác dạy “Mình vì mọi người”.

Mọi người vì một người là gì?

Unus pro omnibus, omnes pro uno là một cụm từ tiếng Latinh có nghĩa là "Một người vì mọi người, mọi người vì một người". Cụm từ này (bằng tiếng Pháp) đã nổi tiếng nhờ sử dụng trong cuốn tiểu thuyết Ba người lính ngự lâm. Đây là phương châm không chính thức của Thụy Sĩ.

Thích Nhất Hạnh Hạnh phúc là gì?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chia sẻ rằng: “Hạnh phúc là an lạc, không có an thì không có lạc, an trong thân và trong tâm. Nếu con người chứa chất quá nhiều sự căng thẳng, stress, thân không an thì tâm làm sao an được?

Sư Ông Lang mại là gì?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư Ông Làng Mai – là một bậc thầy hướng dẫn tâm linh có ảnh hưởng lớn trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà thơ, một nhà hoạt động cho hòa bình và được nhiều người biết đến qua các bài giảng cũng như qua các cuốn sách nổi tiếng về chánh niệm và về hòa bình.