Tại sao c7 có nốt si giáng

em thấy bên vota.com có nói về câu thần chúa này trong việc đệm hát, nhưng không nói rõ sẽ dùng như thế nào, tác dụng của nó ra sao:"fa do sol re la mi si" và ngược lại là" si mi la re sol do fa", bác nào giúp em với. Tiện em xin hỏi mấy câu nữa, các bác tiện tay giúp cho em luôn với: + bác nào đã từng học qua quyển "học guitar theo phương pháp carulli", các bác có thể cho em một vài kinh nghiệm được không( về phương pháp học ấy), em chỉ tự học thôi. + Các bác có thể cho em biết cấu tạo của hợp âm sus, dim đựoc không.em xin cảm ơn trước

  • #2

mình xin giải đáp thắc mắc của bạn nhé : " fa do sol re la mi si " là thứ tự ưu tiên cho dấu thăng trong bài nhạc đấy . tức là nếu bài chỉ có một dấu thăng thì chắc chắn nốt thăng đó là nốt fa , còn nếu có 2 dấu thăng thì nốt đầu tiên phải là fa và nốt thứ hai chắc chắn là do ... cứ như vậy . còn thứ tự "si mi la re sol do fa" ngược lại với thứ tự dấu thăng thì đây là thứ tự của giấu giáng b đấy . nhớ 2 câu "thần chú " này để nhớ cách xác định cung thể của bài hát mình chơi đó mà ! chúc bro mau thành tài ! thân ái

  • #3

hình như mình có post bài này lên một lần rồi, nhưng ko biết đợt vừa rồi back up lại có mất ko, thôi mình post lại cho bạn nhé. Mai mốt có thời gian sẽ tách bài này ra thành một topic riêngHợp âm trưởng: bậc 1, 3, 5 của gam trưởng. Hay có cách khác là chủ âm, lên 2 cung, lên 3/2 cung. VD: hợp âm C trưởng C-E-GHợp âm thứ: từ hợp âm trưởng, dịch nốt bậc 3 xuống nửa cung, tức là chủ âm, lên 3/2, lên 2. VD: Cm: C-Eb-GHợp âm giảm(dim): từ hợp âm thứ, dịch nốt bậc 5 xuống nửa cung. VD: C dim: C-Eb-GbHợp âm tăng(aug): từ hợp âm trưởng, dịch nốt bậc 5 lên nửa cung. VD: C+: C-E-G#Hợp âm sus: từ hợp âm trưởng, dịch nốt bậc 3 lên nửa cung. VD: Csus (hay Csus4): C-F-GPhần trên là hợp âm 3 nốt, bây giờ là hợp âm 4 nốt:Hợp âm sáu: từ hợp âm trưởng hay thứ, thêm nốt bậc 6 của gam vào. VD: C6: C-E-G-A. Cm6: C-Eb-G-AHợp âm bảy trưởng: từ hợp âm trưởng, thêm nôt bậc 7 vào. VD: Cmaj7: C-E-G-BHợp âm 7 át: từ hợp âm bảy trưởng, dịch nốt bậc 7 lên nửa cung. VD: C7: C-E-G-Bb. Cách đơn giản nhất để tìm hợp âm 7 át và 7 trưởng là nghĩ đến nốt trên cùng cách nốt gốc nửa cung và một cung. Ngoài ra, tạo ra hợp âm 7 thứ cũng như chuyển tử trưởng thành thứ. VD: Cm7: C-Eb-G-BbHợp âm 7 tăng: dịch nốt bậc 5 của hợp âm 7 át lên nửa cung. VD: Caug7: C-E-G#-Bb.Hợp âm 7 sus: từ hợp âm 7 át, dịch bậc 3 lên nửa cung. VD: C7sus: C-F-G-BbHợp âm 7 giảm: từ hợp âm 7 át, hạ bậc 3, 5, 7 xuống nửa cung. VD: Cdim7: C-Eb-Gb-A. Thật ra hợp âm 7 giảm chỉ có 3 loại chính, là C-Eb-Gb-A, D-F-Ab-B, E-G-Bb-Db. 9 cái còn lại về nốt thì giống 3 cái trên, chỉ khác thứ tự thôi. Đây là hơp âm duy nhất mà mỗi thể đảo hay nguyên vị có 2 tên khác nhau, một tên cho nguyên vị, và một tên cho vị trí đảo của hợp âm khác.Hợp âm 9 và v.v.v.v: đoi lúc bạn sẽ gặp những hợp âm như Cmaj9, C9, C11 ...Nhưng rất ít gặp, nên ko bàn nhiều ở đây,hehe. Hợp âm 9 thông dụng nhất là 7 át giáng bậc 9. VD: C7b9 hay C7-9: C-E-G-Bb-Db.

TuNam

Đồ rê mi fa sol ...

  • #4

Có cả câu thần chú như vậy à? Theo tôi đó là vòng quãng năm, bao gồm các quãng năm: fa-do, do-sol, sol-re, re-la, la-mi và ngược lại. Các quãng năm này cho phép tạo các bước chuyển hợp âm êm tai, đại khái là trước hợp âm F mà có C (hoặc C7 lúc kết thúc) thì đảm bảo bước chuyển êm dịu, đệm như vậy nghe chắc chắn không sai. Còn có hợp với bài hát, có hay không thì do người đệm theo tai nghe tự quyết định (hoặc do ý đồ riêng của nhạc sỹ làm hòa âm), nếu không thì thay bằng bước chuyển khác. Tôi là người không chuyên vẫn hay làm vậy khi tìm hợp âm đệm đàn, giả sử bài hát là C thì sẽ tìm theo cảm giác các điểm mốc là F và G, một trong các cách lựa hợp âm sau đó lựa theo là điền các hợp âm theo vòng quãng năm, giả sử trước mốc G tôi có thể chọn Dm (tất nhiên vì trong C trưởng thì D phải là Dm), nếu ổn thì trước Dm chọn Am, ổn nữa thì trước Am cho Em,.... Còn nếu vòng quãng năm không hợp thì thử chọn theo các cách khác, nhưng cứ tóm được một mốc nào thì việc thử đầu tiên là quãng năm, nói chung là nghe cũng không bị chối. Mong được các bạn chỉ bảo thêm !

_X_

Mới tập romance

  • #5

? mình thấy mấy bài trả lời trên ko sát với câu hỏi lắm. theo mình thì câu gọi là thần chú này là kết cấu hợp âm bậc 5 rất thường gặp trong hòa thanh.

Tại sao c7 có nốt si giáng

cụ thể (lấy ví dụ trong C-major): C là bậc 5 của F (F,A,C); G là bậc 5 của C (C,E,G) .. cứ như thế tới Bdim là bậc 5 của Em. để 1 bản hòa thanh tạm gọi là "xuôi tai" thì nên tận dung hợp âm bậc 5. cụ thể, hợp âm phía trước nên là hợp âm bậc 5 của phía sau. Ví dụ, sau Dm là G là C, sau C là F... lưu ý là bậc 5 của B là F; nhưng hợp âm B dim ít dùng.

  • #6

Mình viết theo trí nhớ thôi, có thiếu sót gì các pác lượng thứ!Bài này là bài "Thứ tự cố định của dấu hóa(# hoặc b)" Để dễ nhớ, ta lấy bảy nốt nhạc do re mi fa sol la si xen kẽ vào nhau ta có:FA DO SOL RE LA MI SIChiều từ trái sang phải là chiều tịnh tiến của dấu thăng (#)Từ vị trí dấu hóa (#) cuối cùng ta tăng lên 1/2 cung ta có hợp âm chủ của âm giai trưởng!Ví dụ: Nhìn trên đầu khuông nhạc của bản nhạc ta thấy có 1 dấu # ta biết đó là dấu F#, lên 1/2 cung suy ra bản nhạc (hoặc bài hát ) này thuộc âm giai G dur (hoặc Em!). Muốn biết chính xác là G hay Em ta lại quan sát note kết thúc ở cuối bản nhạc!Tương tự, nếu ta thấy có 2 dấu # tức là ta có F#C# từ dấu # cuối cùng là C# ta lên 1/2 cung ta có D. Suy ra bản nhạc thuộc gam D dur hoặc Bm.tương tự với các dấu # khác!Còn chiều ngược lại từ phải sang trái là chiều của dấu giáng.Tại vị trí áp chót của dấu giáng chính là âm gốc của gam trưởng!ví dụ ta có 1 dấu giáng ) ta biết đó là Bb, vị trí áp chót của B trong thứ tự cố định dấu hóa là F. Vậy bản nhạc thuộc gam F dur (hoặc Dm)Tương tự nếu ta có 2 dấu b, tính từ phải sang trái ta có Bb và Eb. Suy ra bản nhạc có 2 dấu B là âm giai Si giáng trưởng (Bb) hay Gm.