So sánh sự nóng chảy và sự đông đặc năm 2024

Giải trang 86, 87 VBT vật lí 6 Mục II - Sự đông đặc (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 6

Xem lời giải

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập hơn 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết.

Nâng cấp VIP

* Giống nhau:

- Sự nóng chảy và sự đông đặc đều là quá trình chuyển thể giữa thể rắn và thể lỏng.

- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc thì nhiệt độ của vật không thay đổi.

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là các giá trị xác định.

- Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Tức là nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

Nêu cấu tạo của ròng rọc ? có mấy loại ròng rọc ? Dùng ròng rọc có lợi gì ? làm thế nào để sử dụng ròng rọc vừa có lỡi về hướng và vừa có lợi về độ lớn của lực ? 2 Nêu các kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn ? so sánh sự nở vì nhiệt của đồng ,nhôm, sắt ? 3 Nêu các kêt luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng ? nêu sự nở dặc biệt của nước ở thể lỏng ?

Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc

Trả lời:

Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc.

- Giống nhau:

+ Sự nóng chảy và sự đông đặc đều là quá trình chuyển thể giữa thể rắn và thể lỏng.

+ Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc thì nhiệt độ của vật không thay đổi.

+ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là các giá trị xác định.

+ Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Tức là nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

- Khác nhau:

+ Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

+ Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

+ Nóng chảy và đông đặc là hai quá trình ngược nhau

1. Sự đông đặc là gì?

- Đông đặc là một quá trình chuyển trạng thái khi một chất chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn khi nhiệt độ của nó giảm xuống dưới nhiệt độ đông đặc.

- Đối với hầu hết các chất, quá trình nóng chảy và đông đặc xảy ra ở cùng một nhiệt độ; Tuy nhiên, một số chất có nhiệt độ chuyển trạng thái rắn-lỏng khác nhau.

- Ví dụ thạch cho thấy có độ trễ giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc. Nó nóng chảy tại 85°C (185 °F) và đông đặc từ 32°C đến 40°C (89.6°F đến 104°F).

2. Nóng chảy là gì?

- Nóng chảy là một quá trình vật lý đặc trưng với quá trình chuyển đổi của một chất chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Nóng chảy xảy ra khi nội năng của chất rắn tăng lên, thường là do nhiệt hoặc áp suất đẩy nhiệt độ của chất rắn đến nhiệt độ nóng chảy.

- Ở nhiệt độ nóng chảy, trật tự của các ion hoặc phân tử trong chất rắn bị giảm xuống thành trạng thái kém trật tự hơn, và chất rắn tan chảy trở thành chất lỏng.

3. Đặc điểm sự nóng chảy của các chất rắn

- Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.

- Các chất rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nến,…) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

- Đối với đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. (Riêng nước đá lại có khối lượng riêng nhỏ hơn so với nước).

- Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

4. Đặc điểm sự đông đặc của các chất rắn

- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Hầu hết các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định.

- Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó. Các chất khác nhau thì nhiệt độ đông đặc khác nhau.

5. Ý nghĩa của nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ nóng chảy có vai trò rất lớn trong cả khoa học, vật lý và nền công nghiệp hiện nay.

- Trong lĩnh vực nghiên cứu

Đối với lĩnh vực khoa học và vật lý, nhiệt độ nóng chảy giúp các nhà nghiên cứu nhận diện được một chất kim loại thông qua điểm nóng chảy của nó. Xác định được kim loại đó là gì? Biết kim loại nào có nhiệt độ thấp nhất. Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Hoặc xây dựng những ứng dụng liên quan đến nhiệt độ nóng chảy của vật liệu. Từ đó ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau một cách hiệu quả. Như luyện kim, chế tạo, gia công cơ khí, đúc kim loại, làm khuôn, và các lĩnh vực khác phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

- Đối với gia công cơ khí

Đối với ngành cơ khí, việc nắm được nhiệt độ nóng chảy của các chất có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp việc gia công, chế tạo sản phẩm được đơn giản hơn. Các chuyên gia có thể tính toán thời gian đổ khuôn, nung chảy, đông đặc của sản phẩm một cách chính xác. Điều này giúp công việc sản xuất cơ khí được hiệu quả. Đồng thời, mang tới những giải pháp dự phòng cần thiết cho công việc của mình để xử lý những trường hợp khẩn cấp.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại sẽ phục vụ nhiều trong lĩnh vực gia công cơ khí

Ngoài ra, nhiệt độ nóng chảy của các loại hợp kim còn có ý nghĩa quan trọng khác. Nó ảnh hưởng tới độ bền kéo, trọng lượng riêng cũng như khả năng kháng oxy hóa của vật liệu… Khi thiết kế hoặc gia công một sản phẩm. Các kỹ sư sẽ xem xét các tính năng này của kim loại có phù hợp để làm sản phẩm như dự định hay không? Chính vì thế, yếu tố này có vai trò rất lớn nhằm lựa chọn ra được vật liệu gia công phù hợp.

--------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Sự nóng chảy sự đông đặc và sự sôi có đặc điểm gì giống nhau?

Trả lời: Điểm giống nhau: + Sự nóng chảy, sự đông đặc và sự sôi đều xảy ra ở một nhiệt độ xác định. + Trong suốt quá trình nóng chảy, đông đặc, sôi nhiệt độ không thay đổi.

À thế nào sự nóng chảy và sự đông đặc mới khái niệm cho 1 ví dụ?

Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, còn sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Đây là hai quá trình ngược nhau. Ví dụ: Nước lỏng được cho vào ngăn đá tủ lạnh sẽ đông đặc thành nước đá ở thể rắn.

Sự đông đặc là gì Sự nóng chảy là gì?

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

Thế nào là sự nóng chảy lấy ví dụ minh hóa?

Câu hỏi: Sự nóng chảy là gì? Lấy ví dụ về sự nóng chảy. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thế rắn sang thể lỏng. Thép được đun nóng chảy.