Sau khi tiêm vaccine nên làm gì

Câu hỏi: Con tôi học lớp 3 chuẩn bị tiêm vaccine mũi 1. Tôi xin hỏi gia đình cần lưu ý gì khi con bị sốt?

Trả lời: 

Khi trẻ sốt cao quá (38,5 độ C trở lên) thì cần cho uống thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt thấp hơn thì có thể cho trẻ uống nhiều nước, mặc đồ thoáng, chườm mát cho trẻ. Với những trẻ có tiền sử co giật, nên cho sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt 37,5-38 độ C.

Nên sử dụng Paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg cân nặng cơ thể/lần và lặp lại mỗi 6 tiếng. Trong trường hợp sốt kéo dài cần uống lặp lại sau 4 tiếng. Cần hạn chế sử dụng Ibuprofen và tuyệt đối không sử dụng Aspirin, vì những thuốc này có thể gây tác hại cho các  cháu.

Có khá nhiều dạng bào chế chứa paracetamol để chọn lựa phù hợp với trẻ em như sau:

- Thuốc dùng đường uống: Đối với trẻ lớn có thể dùng dạng viên uống. Nhưng đối với trẻ nhỏ hơn (khó nuốt) có thể chọn dùng dạng thuốc bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch. Dùng muỗng, thìa (dụng cụ đong) đi kèm sản phẩm để đong thuốc để bảo đảm dùng đúng liều khuyến cáo.

- Thuốc đặt hậu môn: Đối với những trẻ không uống được hoặc uống vào bị nôn có thể dùng dạng viên đặt hậu môn. Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc cho trẻ. Nên cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc.

Đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng, nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước. Sau đó khép và giữ 2 nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để tránh viên thuốc không rơi ra ngoài.

Nếu viên thuốc bị mềm, có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, dễ đút vào hậu môn của bé hơn.

Ngay sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, bố mẹ cần lau mát cho trẻ. Cụ thể, lau mát bằng nước ấm ở vùng cổ, nách, bẹn. Đây là những vùng có nhiều mạch máu khi lau sẽ hạ sốt nhanh. Cần nhất là sự kiên trì của các vị phụ huynh, bởi khi lau mát cho trẻ nửa tiếng đồng hồ thì mới giảm khoảng 1 độ C.

Sốt do vaccine thường kéo dài không quá 48 tiếng. Do đó, phụ huynh cần lưu ý rằng, nếu con cháu mình bị sốt 39-40 độ C trở lên và kéo dài hơn 48 tiếng thì cần đưa trẻ đi khám, bởi vì có thể trẻ tình cờ mắc một bệnh khác trước khi tiêm vaccine, điển hình như sốt xuất huyết.

Theo baonhandan.vn

lại để được theo dõi. Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn trong khoảng 15 phút sau khi tiêm vắc-xin để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên, các phản ứng nghiêm trọng đến sức khỏe rất hiếm khi xảy ra.

Lường trước một số phản ứng phụ. Vắc-xin được thiết kế để cung cấp khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy phản ứng phụ thường không phát sinh trong quá trình hình thành hệ miễn dịch nhưng trong nhiều trường hợp, một số phản ứng phụ ở mức nhẹ đến trung bình vẫn có thể xuất hiện và tự biến mất trong vòng vài ngày.

Một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm:

  • Đau nhức cánh tay ở vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Đau cơ hoặc khớp 
  • Ớn lạnh
  • Tiêu chảy

Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn một vài ngày, hoặc xuất hiện bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào khác, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Hãy kiên nhẫn. Hệ miễn dịch cần thời gian để hình thành. Bạn sẽ được xác nhận là đã tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần kể từ khi tiêm mũi vắc-xin Pfizer-BioNtech hoặc Moderna COVID-19 thứ hai, sau 15 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, hoặc sau hai tuần kể từ khi tiêm vắc-xin đơn liều J&J/Janssen COVID-19.

Giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Mặc dù các loại vắc-xin này đang cho thấy hiệu quả cao trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh tật nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu liệu một người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể lây lan vi-rút ngay cả khi không có triệu chứng hay không. Do đó, cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân và cộng đồng, bao gồm tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách, rửa tay và đeo khẩu trang.

Tham gia cùng chúng tôi ngay hôm nay!

Để cùng lan tỏa thông điệp vắc xin an toàn và hiệu quả.

1. Vì sao cần tiêm nhắc lại vaccine COVID-19?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, tiêm vaccine COVID-19 có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do virus. 

Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ của vaccine có thể mất dần theo thời gian, đặc biệt là ở người lớn trên 65 tuổi.

Đó là lý do tại sao nên tiêm nhắc lại vaccine COVID-19. Các biến thể COVID-19 mới, như Omicron cũng là lý do cần tiêm nhắc lại vaccine nhằm cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bệnh nặng và tử vong.

Theo báo cáo, các tác dụng phụ phổ biến nhất do tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm. Các tác dụng phụ có thể dữ dội hơn sau khi tiêm nhắc lại so với hai mũi tiêm đầu tiên. Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tăng cường khả năng miễn dịch đối với virus.

Bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi và uống nước có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng này, bạn cũng nên ăn hoặc tránh một số loại thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến cảm giác hoặc hiệu quả của vaccine.

Sau khi tiêm vaccine nên làm gì

Tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 nhằm cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể.

2. Trước khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19

2.1. Bạn nên ăn một bữa ăn bổ dưỡng

Trước khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19, bạn nên chuẩn bị trước một bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính giàu dinh dưỡng, tùy thuộc vào thời gian tiêm vaccine. Cần tránh đi tiêm vaccine khi bụng đói. Đặc biệt nếu bạn sợ kim tiêm hoặc có tiền sử cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi tiêm.

2.2. Uống nhiều nước

Hầu như mọi chức năng của cơ thể phụ thuộc vào việc được cung cấp đủ nước. Điều này quan trọng cả trước và sau khi tiêm nhắc lại vaccine.

Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của vaccine và mất nước có thể làm trầm trọng thêm cơn đau đó. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước, nước ép trái cây nguyên chất, các loại trà hoặc đồ uống khác không quá nhiều đường.

Sau khi tiêm vaccine nên làm gì

Nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng trước khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19.

2.3. Không uống rượu

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, uống rượu thực sự có thể ức chế hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, rượu được biết đến là nguyên nhân gây mất nước, làm trầm trọng thêm tình trạng sốt và mệt mỏi có thể xuất hiện sau khi tiêm nhắc lại. Vì vậy, bạn nên tránh uống rượu ít nhất 24 giờ trước và sau khi tiêm.

Thực phẩm đã qua chế biến có thể thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể, đặc biệt là đồ ăn nhanh, xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói… thường chứa nhiều đường, muối… Chúng không giúp ích gì mà còn có thể làm cho quá trình phản ứng tự nhiên của cơ thể khó khăn hơn. 

Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm dễ gây viêm nhiễm như thịt nguội, đồ chiên rán hoặc đồ ăn nhiều đường.

Sau khi tiêm vaccine nên làm gì

Hạn chế tối đa thực phẩm chế biến sẵn.

3. Tiếp tục ăn uống lành mạnh sau khi tiêm nhắc lại

Sau khi tiêm nhắc lại, bạn nên tiếp tục ăn các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, thịt gia cầm và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như các loại rau và trái cây nhiều màu sắc.

Ngoài ra, một số thực phẩm như: nước luộc gà, trà gừng, bánh quy giòn... có thể chống buồn nôn, giúp bạn đỡ mệt mỏi.

Sau khi tiêm vaccine nên làm gì

Nước dùng gà có thể chống buồn nôn, giảm mệt mỏi.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng lành mạnh, bạn nên ngủ đủ giấc trước và sau khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 sẽ làm cho hệ miễn dịch mạnh hơn. Khi chúng ta ngủ, hệ thống miễn dịch có đủ thời gian để tự phục hồi. Giấc ngủ chất lượng cũng giúp tối ưu hóa phản ứng của cơ thể với các mũi tiêm vaccine.

Bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập nhẹ như đi bộ. Những người tuân theo lối sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có phản ứng tốt hơn với vaccine so với những người không tập thể dục. Điều này là do cơ thể họ phát triển tích cực nhiều kháng thể hơn.

Sau khi tiêm vaccine nên làm gì
Những lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu COVID-19

Xem thêm video đang được quan tâm

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng