Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước cấp xã

Tài liệu đính kèm: Tải xuống

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án nâng cấp kênh tưới, tiêu cống ông Sự, xã Yên Đồng- Yên Thái Nghị quyết về việc chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường phát triển kinh tế- xã hội kết nối khu vực trung tâm xã, kết hợp phòng thủ xã Yên Thành, huyện Yên Mô Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ thị trấn Yên Thịnh đi Khương Dụ, xã Yên Phong Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án xây dựng bể bơi và các hạng mục phụ trợ Nhà Thiếu nhi huyện Nghị quyết về việc chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp đê hữu sông Vạc, đoạn từ Cầu Rào xã Yên Phong đến ngã ba sông Bút xã Yên Từ Nghị quyết về việc chủ trương đầu tư dự án Lát đá sân bê tông, sân công viên nhà văn hóa trung tâm huyện Nghị quyết về việc chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường liên xã Yên Mạc- Yên Mỹ Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp vỉa hè các tuyến đường trục chính thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô Nghị quyết về việc chủ trương đầu tư dự án nâng cấp Trạm bơm Đền Trung xã Mai Sơn Nghị quyết về việc chủ trương đầu tư dự án xây dựng trường THCS xã Yên Hòa, hạng mục: xây nhà đa năng, nhà học 02 tầng 04 phòng, cải tạo, sửa chữa nhà học 02 tầng 16 phòng, nhà hiệu bộ 02 tầng và các hạng mục phụ trợ

Ngày 30/6/2022, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Quy chế này được áp dụng đối với: Các cơ quan thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các cơ quan chuyên môn là các sở, cơ quan ngang sở, các Ban trực thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan Nhà nước khác có liên quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; UBND quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; UBND phường, xã, thị trấn tại Thành phố Hồ Chí Minh; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cá nhân liên quan đến việc tiếp cận, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nội dung Quy chế, những hành vi nghiêm cấm là các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 5 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 (với 9 hành vi). Quy chế quy định rõ các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi, tham mưu công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp. Việc phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước phải thể hiện bằng văn bản và đảm bảo các quy định tại Điều 7 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Quy chế cũng quy định rõ người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước (người được phân công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, cơ yếu, giao liên, soạn thảo tài liệu, theo dõi, quản lý, lưu giữ bí mật nhà nước) phải đáp ứng các tiêu chuẩn: i) Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ii) Có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước; phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao. Về trách nhiệm triển khai thực hiện, Quy chế nêu rõ: 1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này đến tất cả các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong phạm vi quản lý của mình. 2. Công an Thành phố chủ trì hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Quy chế này tại các cơ quan, tổ chức trực thuộc UBND Thành phố. 3. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện nghiêm và đầy đủ các nội dung của Quy chế này, các quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước là tiêu chí đánh giá, nhận xét cuối năm của cán bộ, công chức, viên chức. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/7/2022 và thay thế Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh./.

Xem chi tiết Quyết định tại đây!


 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Theo đó, Quy chế này quy định về bí mật nhà nước, nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước, chế độ thông tin, báo cáo và trách nhiệm của tất cả các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và các tổ chức có liên quan trong triển khai thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Trường hợp những quy định không được điều chỉnh trong Quy chế này được thực hiện theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Quy chế bao gồm 28 Điều, trong đó Điều 9 quy định về  bảo vệ bí mật nhà nước trong sử dụng máy vi tính, thiết bị lưu trữ di động, phương tiện điện tử có tính năng lưu giữ tài liệu, thông tin bí mật nhà nước như sau:

(1). Tiến hành kiểm tra an ninh thiết bị, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, bao gồm thiết bị, phần mềm mới dùng để soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước; các thiết bị, phần mềm được nâng cấp hoặc sửa đổi, bổ sung trước khi đưa vào sử dụng tại các bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật, nơi chứa đựng bí mật nhà nước thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương. Các thiết bị, phần mềm sử dụng cho các bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật, nơi chứa đựng bí mật nhà nước hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ, cho tặng phải được Công an tỉnh kiểm tra trước khi sử dụng.

(2). Máy vi tính, thiết bị lưu trữ di động, phương tiện điện tử có tính năng lưu giữ thông tin dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước nếu bị hư hỏng phải do cán bộ công nghệ thông tin cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc sửa chữa, nếu thuê dịch vụ bên ngoài, phải giám sát chặt chẽ.

Đối với máy vi tính lưu giữ tài liệu, thông tin bí mật nhà nước mang ra ngoài sửa chữa phải tháo rời ổ cứng niêm phong và quản lý tại cơ quan, đơn vị, địa phương, khi sửa chữa xong phải kiểm tra trước khi sử dụng.

Đối với các thiết bị lưu trữ di động, phương tiện điện tử có tính năng lưu giữ thông tin dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước bị hỏng, không có khả năng sửa chữa, phục hồi, không hoạt động được do thiếu đồng bộ, lạc hậu mà không có nhu cầu sử dụng lại phải được bảo quản, xử lý hoặc tiêu hủy theo đúng quy trình, quy định tại Điều 18 Quy chế này.

(3). Không sử dụng thiết bị thu phát sóng không dây tại nơi điều hành hệ thống thông tin hoặc hệ thống mạng quan trọng về an ninh quốc gia hoặc tại các bộ phận, vị trí, nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động liên quan bí mật nhà nước.

(Kèm theo Quyết định số 27/2021/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)

Đoàn Diễm Thì