Lương hưu tăng bao nhiêu

Căn cứ nghị định 42/2023 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 1-7 (từ 12,5% - 20,8%) và dự thảo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tuổi Trẻ Online giới thiệu bạn đọc mức hưởng lương dự kiến của 9 nhóm đối tượng.

9 nhóm đối tượng điều chỉnh

Nhóm đầu tiên, cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo quyết định 41/2009).

Quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng cũng thuộc nhóm điều chỉnh.

Với các đối tượng trên, có hai trường hợp xảy ra.

Một là, cán bộ có lương 5 triệu đồng/tháng và nghỉ hưu trước 1-1-2022 thì lương hưu từ ngày 1-7 sẽ là 5 triệu đồng x 1,125 (tức 12,5%) = 5,625 triệu đồng/tháng. Hai là, cán bộ có lương 5 triệu đồng/tháng và nghỉ hưu từ 1-1-2022 đến trước 1-7-2023 sẽ có lương hưu từ 1-7 là 5 triệu đồng x 1,208 (tức 20,8%) = 6,040 triệu đồng/tháng.

Đơn cử người có lương hưu là 2,4 triệu đồng/tháng sẽ điều chỉnh từ 1-7 theo công thức 2,4 triệu x 1,208 (tức 20,8%) = 2,899 triệu đồng/tháng.

Theo nghị định 42/2023, nếu người này nghỉ hưu trước 1-1-1995 sau khi điều chỉnh mà mức hưởng từ 2,7 triệu đến dưới 3 triệu đồng/tháng được tăng thành 3 triệu. Như vậy, lương của người lao động trên là 3 triệu đồng/tháng từ 1-7.

Đối với trường hợp lương 1,8 triệu đồng/tháng thì mức lương hưu từ 1-7 là 1,8 triệu x 1,125 = 2,025 triệu đồng/tháng. Song nghị định 42/2023 nêu sẽ tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng với người hưởng dưới 2,7 triệu đồng/người/tháng nên người này có lương hưu từ 1-7 là 2,325 triệu đồng/tháng.

Nhóm hai, cán bộ xã, phường, thị trấn tại các nghị định 92/2009, nghị định 34/2019, nghị định 121/2003 và nghị định 09/1998 về các chế độ, chính sách. Với nhóm này, một chủ tịch xã quy định tại nghị định 09/1998 nghỉ hưu từ năm 2011 đang hưởng lương hưu khoảng 1,46 triệu đồng/tháng sẽ có lương hưu từ 1-7 là 1,46 triệu x 1,125 = 1,643 triệu đồng/tháng.

Nhóm ba, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định 91-2000 hoặc quyết định 613/2010 của Thủ tướng. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định 206/1979 của Hội đồng Chính phủ.

Tại nhóm này, một người hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quyết định 613/2010 có lương 1,443 triệu đồng/tháng sẽ có lương hưu từ 1-7 là 1,443 triệu x 1,125 = 1,623 triệu đồng/tháng.

Lương hưu tăng bao nhiêu

Nhiều đối tượng nghỉ hưu trước 1-1-1995 được điều chỉnh lương hưu để cải thiện cuộc sống - Ảnh: NAM TRẦN

Nhóm bốn, cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định 130/1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và quyết định số 111/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Ví dụ, cán bộ nguyên là bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã lương từ 1-1-2022 là 2,473 triệu đồng/tháng. Lương từ 1-7-2023 sẽ là 2,473 triệu x 1,125 bằng khoảng 2,782 triệu đồng/tháng. Giả dụ, một cán bộ khác thuộc nhóm này nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995 nếu lương hưu từ 2,7 triệu đến dưới 3 triệu đồng/tháng có thể được tăng thành 3 triệu đồng/tháng.

Nhóm năm, quân nhân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định 142/2008 và quyết định 38-2010 của Thủ tướng về chế độ quân nhân kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.

Ví dụ, quân nhân từ 19 đến dưới 20 năm có lương hưu 2,4 triệu đồng/tháng sẽ nhận lương hưu từ 1-7 là 2,4 triệu x 1,125 = 2,7 triệu đồng/tháng.

Nhóm sáu, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định số 53-2010 của Thủ tướng về chế độ cán bộ, chiến sĩ kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

Chẳng hạn, công an có từ 19 đến dưới 20 năm có lương hưu 2,396 triệu đồng/tháng có thể nhận lương hưu từ 1-7 là 2,396 triệu x 1,125 = 2,695 triệu đồng/tháng.

Nhóm bảy, quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu (lương như quân nhân, công an) hưởng trợ cấp hằng tháng theo quyết định 62/2011 của Thủ tướng về chính sách với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Ví dụ người làm công tác cơ yếu từ 19 đến dưới 20 năm trợ cấp là 2,96 triệu có thể nhận lương hưu từ 1-7 là 2,396 triệu x 1,125 = 2,695 triệu đồng/tháng.

Nhóm tám, người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. Như vậy, một người bị suy giảm khả năng lao động từ 41 - 50% từ 1-1-1995 nhận lương hưu mới tương đương 0,6 tháng lương cơ sở. Như vậy, hưu mới bằng 1,8 triệu x 0,6 = 1,080 triệu đồng/tháng.

Nhóm chín, người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 1-1-1995 có lương hưu tương đương 0,4 tháng lương cơ sở. Tức là, lương từ 1-7-2023 bằng 1,8 triệu x 0,4 = 720.000 đồng/tháng.

* Lưu ý: Đây là gợi ý cách tính lương hưu theo dự thảo thông tư điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Tăng lương hưu 1 7 2023 là bao nhiêu?

Cụ thể, tăng 12,5% hoặc 20,8% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/7/2023. Trong đó, mức tăng 12,5% áp dụng cho người đã được tăng thêm 7,4% lương hưu trong đợt tăng ngày 1/1/2022 theo quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

Hưởng lương hưu tăng bao nhiêu phần trăm?

Như vậy, đối với những người lao động đã được điều chỉnh tăng lương hưu theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP thì sẽ được tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu của tháng 6/2023.

Những ai được tăng lương hưu năm 2023?

Những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/1995 được tăng lương hưu cao nhất từ năm 2023.

Tăng lương 2023 bao nhiêu phần trăm?

Trước đó, ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành.