Liều dùng kháng sinh tối thiểu là bao nhiêu ngày năm 2024

Tin dịch vụ - Ngoài việc dùng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân còn phải uống thuốc đúng cách mới có thể nhanh khỏi bệnh.

Đầu tiên là uống đủ ngày. Vi trùng nếu còn nhạy kháng sinh thì bệnh thường thuyên giảm dần sau 1-2 ngày, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng cấp tính như viêm họng mủ, viêm tai giữa mủ, viêm phổi… Nhiều người thấy đỡ bệnh liền ngưng không dùng kháng sinh tiếp nữa mà không biết như vậy gây tác hại vô cùng:

Vi trùng chỉ mới bị tiêu diệt một phần sau vài liều kháng sinh, số còn sống sót sẽ tiếp tục phát triển, sinh sôi nảy nở làm bệnh tái phát. Một số trường hợp bệnh tái phát còn nặng hơn trước, lúc này sử dụng lại kháng sinh cũ không còn hiệu quả nữa do vi trùng đã lờn thuốc. Do vậy, thông thường kháng sinh được sử dụng từ 5-7 ngày, có khi từ 10-14 ngày hoặc lâu hơn tùy theo bệnh nhiễm trùng ở vị trí nào và nặng nhẹ ra sao.

Thứ hai là liều lượng thuốc kháng sinh. Nếu uống đủ thời gian mà lượng thuốc không đủ thì cũng không tiêu diệt được vi trùng. Đối với trẻ em, liều thuốc được tính theo cân nặng. Nếu trẻ béo phì thì liều thuốc sẽ được điều chỉnh theo cân nặng lý tưởng. Trẻ em vốn khó uống thuốc và uống vào hay bị ói ra nên lượng thuốc thường dễ bị thiếu. Để khắc phục tình trạng này, thị trường đã có những loại kháng sinh dạng xi-rô hoặc dạng gói dễ pha và có mùi vị thơm ngon, trẻ em thích. Tuy nhiên, cần để xa tầm tay của trẻ kẻo trẻ thấy ngon lại uống hết !

Điều quan trọng cuối cùng là khoảng cách giữa các liều. Nếu một loại thuốc kháng sinh được cho uống 3 lần/ngày thì điều đó có nghĩa là 8 tiếng uống một lần. Nhiều khi toa thuốc ghi đơn giản “sáng-chiều-tối”, ta lại uống thuốc vào lúc 10 giờ sáng, 2 giờ chiều và 6 giờ tối. Như vậy, khoảng cách từ 6 giờ tối đến 10 giờ sáng hôm sau, cơ thể không có đủ nồng độ thuốc để diệt trùng, càng làm tăng nguy cơ vi trùng đề kháng kháng sinh.

Liều dùng kháng sinh tối thiểu là bao nhiêu ngày năm 2024

Tóm lại, dùng kháng sinh phải đủ thời gian, đủ liều và khoảng cách giữa các liều cân đối.

Ngoài ra, PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức cũng khuyến cáo để sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, hiệu quả, cần giải quyết các vấn đề sau:

- Chấn chỉnh hoạt động ở các hiệu thuốc, nghiêm cấm mua bán kháng sinh tràn lan, bừa bãi. - Các nhà điều trị không sử dụng kháng sinh cho người bệnh theo kiểu “bao vây” mà thực hiện đúng nguyên tắc trong kê đơn thuốc kháng sinh. Bác sĩ nhiều khi cho sử dụng kháng sinh “bao vây” hoặc đổi kháng sinh liên tục hoặc sử dụng kháng sinh mạnh cho bệnh nhẹ (dùng dao mổ trâu để giết gà !). Tất cả những điều này đã khiến cho bệnh nhân “tiền mất mà bệnh vẫn âm ĩ”.- Đẩy mạnh hơn nữa việc truyền thông giáo dục giúp người dân có những kiến thức cơ bản về sử dụng thuốc tốt, trong đó có sử dụng tốt thuốc kháng sinh.

MD. Trần Công

Các kháng sinh hiện nay trên thị trường đa phần là các kháng sinh phổ rộng, nghĩa là nó có thể trị được chứng nhiễm khuẩn ở nhiều nơi , nhiều vi khuẩn khác nhau . tất nhiên nó vẫn có những lựa chọn ưu tiện cho mỗi loại. Bài viết sau đây khái quát về các loại kháng sinh hay sử dụng , chỉ định và các lưu ý khi dùng . Giới hạn trong các kháng sinh dùng tại cộng đồng chứ không phải trong bệnh viện. Trước hết phải thống nhất nguyên tắc : chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

  1. Các nhiểm khuẩn đường hô hấp 1. Nhiễm khuẩn hô hấp trên ( upper respiratory tract infection ) - - Đường hô hấp trên bao gồm toàn bộ cấu trúc đường hô hấp từ thanh quản trở lên , bao gồm cả tai, xoang, V.A, Amydan.... - Vi khuẩn thường gặp ở đường hô hấp trên là các vi khuẩn gram dương : liên cầu , tụ cầu, phế cầu... - Kháng sinh đầu tiên nên lựa chọn là các các betalactam , chủ trị vi khuẩn gram dương. Không nên quan niệm các kháng sinh cephalosporin thế hệ sau thì tốt hơn thế hệ trước, thực tế các cepha thế hệ càng cao thì càng hướng về vi khuẩn gram âm nhiều hơn, các vi khuẩn gram dương gây viêm hô hấp trên vẫn nhạy với amoxcillin và cepha thế hệ 1,2 .Lựa chọn theo thứ tự : + AMOXICILLIN : liều 50 - 100 mg/ kg/ ngày chia 2-3 lần : kháng sinh này khá lành tính và ít tác dụng phụ . + AMOXCILLIN - CLAVULANIC ( augmentin ,claminat, klamentin, shinacin......) trẻ con có 3 loại 250 mg amox/ 31.25 mg clavulanic, 500 mg amox/ 62.5 mg clavulanic , 500 mg/. 125 mg clavulanic. Thành phần Clavulanic rất dễ gây tiêu chảy , do đó nên lựa chọn loại có hàm lượng Clavulanic thấp : 31.25 hoặc 62.5 . Liều tính theo liều amoxcillin ( 50-90 mg/kg/ngày) , khi dùng kháng sinh này nên uống kèm theo men vi sinh ( enterogeminal , normagut....) nên uống cách kháng sinh 1-2 giờ + CEFUROXIME là cephalosporin thế hệ 2 liều 20-30 mg/ kg/ ngày chia 2 lần . trung bình cứ 1 gói 125 mg cho 5 kg cân nặng. + CEFACLOR 125 mg ( cepha thế hệ 2 ) : 1 gói cho mỗi 5 kg cân nặng. + Các cephalosporin thế hệ 3 ) : cepodoxime 10 mg/ kg/ ngày chia 2 lần. Cefdinir 15 mg/kg/ngày chia 2 lần. Cefixime 6-10 mg/kg/ngày chia 2 lần. * Lưu ý các kháng sinh này đã dùng thì phải dùng ít nhất 5 ngày nếu bệnh có đáp ứng , không được thấy bệnh khỏi hay giảm nhiều mà ngưng thuốc trước 5 ngày. + Kháng sinh nhóm MACROLIDE AZITHROMYCIN : 10 mg/ kg/ngày - uống 1 lần lúc bụng đói . uống 3-5 ngày nếu có đáp ứng. CLARYTHROMYCIN : 15 mg/ kg/ngày, chia 2 lần , 5-7 NGÀY ERYTHROMYCIN : 40-50 mg/kg/ngày chia 2 lần . trung bình 1 gói 250 mg cho mỗi 5 kg cân nặng. + 1 số kháng sinh khác như : Trimethoprim - sulfamethoxazon( BISEPTOL, COTRIM, BACTRIME), loại phối hợp ERYBACT ( erythromycin + trimethoprime+ sulfamethoxazone) : Mặc dù có thể có tác dụng nhưng theo tôi không nên dùng trong trường hợp này vì khả năng gây dị ứng cao, nguy hiểm cho 1 số cháu có bệnh lí về máu, trong khi có rất nhiều sự lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn. Những trường hợp viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp... thì nên lựa chọn AMOXICLLIN - CLAVULANIC vì khả năng đi vào mô tai và xoang tốt hơn các loại khác , và liều cũng nên dùng cao : 75-90 mg/kg/ngày tính theo amoxicillin. 1.2 NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI : VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG. - AMOXICLIN hoặc AMOXICILLIN - CLAVULANIC : 90 mg/kg/ngày chia 2 lần ( tính theo AMOX) - CEFDINIR : 14 mg/kg/ngày chia 2 lần. - CEPODOXIME : 10 mg/ kg/ngày chia 2 lần. - Không khuyên dùng CEFIXIME. - Với trẻ trên 5 tuổi bị viêm phổi : phối hợp thêm AZITHROMYCIN 10 mg/kg/ngày tối đa 500 mg/ ngày, Với trẻ dưới 5 tuổi sau 2 ngày nếu thấy không hoặc chậm đáp ứng thuốc thì phối hợp thêm azithromycin liều như trên. \=> sau 2 ngày ( sau 4 cữ dùng kháng sinh ) cần đánh giá đáp ứng thuốc. nếu đáp ứng tốt thì tiếp tục ít nhất 7-10 ngày . nếu đáp ứng chậm hoặc không đáp ứng cần xem xét đổi kháng sinh hoặc phổi hợp thêm 1 kháng sinh nhóm khác. Riêng với AZITHROMYCIN nếu đáp ứng tốt thì dùng 5 ngày vì bán thải của thuốc dài. 1.3 VẤN ĐỀ ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TẠI CHỖ : - Với viêm tai giữa cấp có mủ , sau khi lau rửa sạch mủ có thể nhỏ kháng sinh dạng dung dịch : CIPROFLOXACIN , CHLORAMPHENICOL..... - Không khuyến cáo phun khí dung kháng sinh ( GENTAMYCIN ) cho nhiểm khuẩn hô hấp trên. 2. NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIÊU HÓA :chỉ định kháng sinh khi : - Đi phân lỏng có máu trong phân, có thể thấy bằng mắt thường hoặc soi dưới kính hiển vi. - Tiêu chảy mà nghi ngờ bệnh tả : + Tiêu chảy ồ ạt phân toàn nước trắng đục như nước vo gạo, mất nước nặng. + Trẻ trên 2 tuổi tiêu chảy mất nước nặng. + Trẻ dưới 2 tuổi : bị tiêu chảy mà trong vùng đang có dịch tả. + Suy giảm miễn dịch. \= > Các trường hợp tiêu chảy khác không dùng kháng sinh. - Các kháng sinh có thể dùng : + CIPROFLOXACIN 30 mg/kg/ngày chia 2 lần. + TRIMETHOPRIME - SULFAMETHOXAZON ( biseptol, cotrim, bactrim..) : viên 480 mg , liều 1 viên/ 10 kg. ( 48 mg/kg/ngày) chia 2 lần. + CEFIXIME : 10 mg/kg/ngày chia 2 lần. + AZITHROMYCIN : 20 mg/ kg/ ngày liều duy nhất. hoặc 20 mg/ kg/ngày thứ nhất, 10 mg/ kg/ngày cho ngày thứ 2 và thứ 3. + METRONIDAZOLE cho những trường hợp viêm ruột do lỵ amip : 30 mg/kg/ngày chia 2 lần. 3. NHIỂM KHUẨN DA , MÔ MỀM. - Tác nhân thường do tụ cầu da, tụ cầu vàng, liên cầu. - Chọn 1 trong các kháng sinh sau : + AMOXICILLIN, hoặc AMOX-CLAVULANIC ; liều 75- 90 mg/ kg/ngày( tính theo Amoxicillin ) + CEFDINIR : 14 mg/ kg/ ngày. + Erythromycin : 50 mg/ kg/ ngày. + Tại chỗ có thể thoa FUCIDIN. 4. NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU : biểu hiện tiểu đau , tiểu lắt nhắt, tiểu máu, tiểu đục.... - BISEPTOL 480 mg ( tên khác : COTRIME ) : 1 viên cho mỗi 10 kí lô cân nặng , chia 2 lần. - CIPROFLOXACIN : 30 mg/ kg/ ngày. - AMOX-CLAvulanic : 50 - 90 mg/ kg/ ngày. - CEFUROXIME : 30 mg/ kg/ ngày. - CEPODOXIME, CEFIXIME. - Với các trường hợp viêm quy đầu, bao quy đầu có mủ hoặc không , uống thuốc như trên , vệ sinh tại chỗ bằng nước muối, thoa kháng sinh tại chỗ : Fucidin, gentrison. note : bài viết theo quan điểm cá nhân , không phải phác đồ. Đứng trước tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn như hiện nay việc dùng kháng sinh cần theo chỉ định bác sĩ. Bác Sĩ . Trần Công