Hướng dẫn cách nghe để tìm đáp án năm 2024

Lần đầu test IELTS Listening, Huyền chỉ đúng 9/40 câu. Sau đó Huyền kiên trì áp dụng các bước sau và kết quả Listening là 36-40/40 câu. Tất nhiên để đạt được điều này, chúng ta cần thời gian và sự cam kết rất cao độ. Sau khi đã tìm được phương pháp nghe hiệu quả, chúng ta lên 1 lịch biểu thật cụ thể hàng ngày, nghe vào thời gian nào? Mỗi ngày dành bao nhiêu thời gian để nghe?…

Đây là lịch biểu của Huyền trong quá trình ôn thi IELTS trong 1 tháng trước khi thi:

  • Sáng 9h-10h: Giải đề IELTS Listening
  • Chiều 14h-15h: Dịch transcript, phân tích thật kỹ lỗi sai, rút từ và học từ ngay trong ngày hôm đó.
  • Trước khi đi ngủ 30′: cắm tai nghe và nghe lại bài hôm đó.

Huyền sẽ chia sẻ chi tiết các bước nghe 1 bài IELTS Listening mà Huyền cảm thấy rất hiệu quả tại đây:

Bước 1:

  • Bạn phân tích đề thật kỹ trước khi nghe.
  • Tra từ điển bất cứ từ mới nào để đảm bảo hiểu thông tin cần nghe là gì → Bởi vì nếu mình không hiểu đề yêu cầu điền thông xin gì → mình sẽ hầu như không nghe được đáp án.
  • Sau khi đã hiểu thông tin trên đề, bạn bắt đầu mở audio và nghe.
  • Nghe 1 mạch, không pause, để xem thử mình nghe được bao nhiêu phần trăm.

Bước 2:

  • Sau khi nghe xong, check đáp án xem mình làm đúng được bao nhiêu câu.
  • Tốt nhất là mình nên có 1 quyển vở hoặc file trên máy để ghi lại tiến độ. Bạn có thể làm file theo dõi như thế này:
    Hướng dẫn cách nghe để tìm đáp án năm 2024
    Ghi chú cụ thể ngày tháng, số câu đúng,…để theo dõi tiến độ
  • Sau đó bạn phân tích thật kỹ những câu sai → tại sao mình sai và tự đề xuất giải pháp để cải thiện.
  • Ví dụ: mình sai do đoạn đó chứa từ mới mà mình không biết → ghi chú từ đó xuống và học.
  • Mình sai do từ đó mình phát âm sai → tra từ điển xem từ đó được phát âm như thế nào, ghi chú lại.
  • Bạn hãy theo dõi thật kỹ tiến độ, ghi chú ngày tháng, số câu đúng,… để xem sau thời gian bao lâu mình lên được 0.5 band nhé!
  • Ban đầu, khi dịch audioscript bạn không cần dịch hết đâu vì sẽ rất nhiều từ để học. Bạn chỉ cần tập trung vào đoạn chứa đáp án là được rồi. Nhưng phải đảm bảo, phân tích thật kỹ đoạn đó, nếu có từ/cụm từ mình không biết là ghi chú xuống vở và cố gắng học ngay trong ngày hôm đó. Sau này trình nghe lên rồi thì bạn có thể dịch toàn bộ transcript, dịch trong đầu thôi, không cần viết ra làm gì cho tốn thời gian.

Bước 3:

  • Bạn tải file nghe về điện thoại và nghe lúc có thời gian rảnh nhé.
  • Nghe tập trung, chủ động để cố gắng hiểu người nói nói gì, mình có hiểu hơn lúc giải đề không?
  • Trước khi ngủ 10’ bạn cắm tai nghe và nghe lại bài mà mình làm ngày hôm đó, nghe chủ động để xem hiểu được bao nhiêu phần trăm.
  • Đặc biệt: BẮT BUỘC học từ vựng rút ra từ việc phân tích audioscript.
  • Bạn nhớ giữ quyển nhật ký nghe nhé, để sau 1 tháng mình sẽ đối chiếu sự tiến bộ (mình có nghe liên tục, tập trung và cam kết như mục tiêu đề ra là ít nhất mỗi ngày 1,2 hay 3 bài không,….) → Dựa trên quyển nhật ký này mình sẽ tự đánh giá được tiến độ.

Bước 4:

  • Lặp lại các bước trên. Đảm bảo bạn có 1 thời gian biểu cụ thể cho từng kỹ năng nhé.

Các bạn có thể thực hành các bước trên để làm bài tập IELTS Listening 1 – Level 1 này nhé!

Trong thời gian tới, trên website sẽ có rất nhiều bài tập IELTS Listening với các đáp án có rút sẵn từ vựng, các bạn có thể theo dõi website để đón xem các bài tập và tài liệu được update liên tục nhé!

\>>> Ebook IELTS Listening

Hướng dẫn cách nghe để tìm đáp án năm 2024

Chào bạn, mình là Huyền - người lập ra website này để chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình tự học IELTS của bản thân. Huyền luôn cố gắng chia sẻ các bài viết chất lượng nhất để 1 phần nào đó giúp các bạn trong quá trình ôn luyện IELTS. Nếu bạn cần tư vấn lộ trình và khóa học phù hợp, hãy gửi tin nhắn tới Facebook của Huyền nhé.

IELTS Listening Section 2 là phần thứ hai trong bài thi Nghe của IELTS. Là một phần thi dễ vì chủ đề nói về các tình huống xã hội thường nhật, nhưng không vì thế mà ta chủ quan trong phần thi này. Để có được điểm cao trong phần thi này, chúng ta cần có chiến lược làm bài đúng đắn. Hay·cùng DOL tìm hiểu cách để chinh phục IELTS Listening Section 2 với điểm cao qua bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách nghe để tìm đáp án năm 2024

Section 2 của IELTS Listening có nội dung khác biệt và có nhiều dạng câu hỏi đa dạng hơn so với Section 1. Về mặt nội dung, các bạn sẽ nghe một bài độc thoại từ một diễn giả, thường đính kèm một phần giới thiệu từ một người khác ở đầu bài. Bài độc thoại ở Section 2 chủ yếu nói về những chủ đề khá gần gũi, đòi hỏi mức từ vựng ở tầm trung, chứ chưa chạm đến những chủ đề khó, học thuật nào đâu nhé.

Một số chủ đề có thể bắt gặp ở Section 2 bao gồm mô tả, thuyết trình về một địa điểm nào đó; giới thiệu về dịch vụ của trường đại học cho sinh viên; trình bày về kết cấu, luật lệ và cơ hội nghề nghiệp của một công ty…

Với kết cấu là bài độc thoại, IELTS Speaking Section 2 có ưu điểm hơn so với Section 1 là bạn chỉ cần chú ý vào lời nói của một người. Tuy nhiên, hãy chú ý rằng người nói cũng rất hay sửa lại lời nói mà họ nói trước đó.

Các dạng câu hỏi ở Section 2 cũng đa dạng hơn so với Section 1. Ta có thể kể đến một vài dạng bài như:

  • Sentence Completion (Điền thông tin còn thiếu vào bảng biểu)
  • Label a Diagram (Hoàn thành quy trình)
  • Label a Map (Xác định vị trí trên bản đồ)
  • Multiple Choice (Câu hỏi trắc nghiệm)
    Trong cả bốn phần của bài thi IELTS Listening, cần sử dụng các câu hỏi để giúp bạn hiểu ý chính của bài nghe. Các câu hỏi giống như một bản tóm tắt của bài nghe, vì vậy bạn cần sử dụng các câu hỏi để đoán và đưa ra dự đoán, hiểu tình huống và tưởng tượng loại thông tin thường được đưa ra trong những tình huống này.
IELTS Listening Strategies for Success (by Matt McGinniss Matt Cudmore)

2. Những dạng bài thường xuất hiện trong section 2

Phần nghe thường kéo dài khoảng 5 phút và bao gồm 10 câu hỏi. Các dạng bài chủ yếu của phần này là:

  • Điền từ vào chỗ trống - Sentence Completion
  • Xác định một vị trí trên bản đồ - Map Labelling
  • Câu hỏi trắc nghiệm - Multiple Choice
  • Nối thông tin - Matching Information

Bây giờ chúng ta hãy đến với các dạng bài hay gặp trong Section 2 của IELTS Listening nhé.

Hướng dẫn cách nghe để tìm đáp án năm 2024

3. Hướng dẫn cách làm bài Section 2

Bây giờ ta hãy tìm hiểu cách làm IELTS Listening Section 2 nhé!

Bước 1: Đọc kĩ đề, xác định giới hạn từ ngữ cần điền

Luôn chú ý đến số lượng từ ngữ và chữ số cần điền. Đối với bài Sentence Completion hoặc Label a Diagram/Map, số lượng yêu câu thường là từ 1 đến 2 từ. Hãy chú ý để tránh mất điểm oan bạn nhé.

Ngoài ra, trong phần audio giới thiệu, bạn cũng sẽ được nghe sơ lược nội dung, chủ đề của bài nói, giúp bạn định hướng được những gì sẽ được trình bày bên dưới.

Bước 2: Đọc câu hỏi và tìm từ khóa

Ở phần mở đầu mỗi Section nghe sẽ luôn có câu “First, you have some time to look at questions…” Hãy tận dụng thời gian 30 giây này để đọc câu hỏi và gạch chân các từ khóa.

Với dạng bài Multiple Choice hoặc Sentence Completion, hãy chú ý đến Content Word (những từ mang nghĩa) như chủ ngữ, động từ, tính từ… thay vì những Grammar Word (như mạo từ, đại từ, trợ động từ…) Chú ý xem câu hỏi có từ NOT không, vì nhiều khi bài yêu cầu bạn chọn đáp án SAI trong 3 đáp án.

Với bài thuộc dạng Map, bạn cần làm quen với bố cục, một số đặc điểm nổi bật của bản đồ, biểu đồ đó, để một khi nghe không bị lạc hướng, bỡ ngỡ.

Bước 3: Đưa ra một số dự đoán

Các bạn có thể đưa ra dự đoán về từ loại của từ cần điền: danh từ, động từ, tính từ hay con số, số ít hay số nhiều.

Bước 4: Nghe tập trung, lựa chọn đáp án chuẩn nhất

Các bạn cũng cần đưa ra một số dự đoán về từ đồng nghĩa vì chắc chắn, đoạn audio sẽ paraphrase các từ được in trên câu hỏi, đáp án.

Hướng dẫn cách nghe để tìm đáp án năm 2024

4. Bài mẫu ví dụ cách làm Section 2

Chúng ta hãy cùng làm và chữa một bài Listening Section 2 nhé!

Hướng dẫn cách nghe để tìm đáp án năm 2024

4.1 Đáp án và giải thích

Câu 11:

  • Keywords: originally, established
  • Đáp án: C

Giải thích:

Xuống phần đáp án, ta phân biệt các điểm khác biệt chính giữa 3 đáp án, thay vì gạch chân dưới từng keyword trong đáp án. Ví dụ: các keyword quan trọng là “by city council”, “private house”, “shared, local community” phân biệt quyền sở hữu của công viên thuộc “thành phố”, “tư nhân” hay “được phân đôi” >> Các từ amenity, land belonging, area set up by… căn bản chỉ sự “sở hữu” của ai, không quan trọng.

\>> Sau đó bạn sẽ nghe đến đoạn sau:

unlike many public parks that started in private ownership, as the garden of a large house, for instance, Minster was some waste land, which people living nearby started planting with flowers in 1892.

\>> thông tin đầu tiên được nhắc đến liên quan đến “private ownership”, “sở hữu cá nhân”, nhưng thông tin nay bị phủ định bằng từ “unlike” ngay đầu tiên rồi, nên bạn có thể loại trừ B

\>> sau đó nghe đến “waste land”, “people living nearly”, có vẻ công viên ban đầu “vô chủ”, “người dân xung quanh chăm sóc” >> giống với đáp án C phải không.

\>> Ta kiểm chứng một lần nữa:

It was unclear who actually owned the land, and this wasn’t settled until 20 years later, when the council took possession of it.

Ta nghe thấy từ “council”, “hội đồng thành phố” chiếm lấy nó, nhưng là sau đó tận “20 năm”, không phải tình trạng ban đầu

\>> Vậy có thể loại A. Đáp án đúng là C

Câu 12:

  • Keyword: Diana Gosforth
  • Đáp án: A

Giải thích:

\>> Sau đó bạn nghe “she organised petitions and demonstrations” là có thể chọn được đáp án, vì đó là paraphrase của từ “lead a campaign”

\>> Để kĩ hơn nữa, bạn vẫn còn phân vân với đáp án B, “give public access” đúng không. Nếu nghe kĩ, có thể thấy Diane và hội đồng thành phố là thuộc 2 nhóm người khác nhau. Diana là một “local people”, và sau khi chịu áp lực của những người dân như bà, thành phố mới thay đổi quyết định của mình.

\>> Chọn đáp án A

Câu 13:

  • Keywords: First World War và main use
  • Đáp án: B

Giải thích:

\>> sau đó bạn sẽ nghe:

Soon after this the First World War broke out, in 1914, and most of the park was dug up and planted with vegetables, which were sold locally.

\>> câu này rất dễ đúng không? Không có yếu tố gây nhiễu, chỉ có 1 close paraphrase là planted with vegetables - grow vegetables

\>> Chọn đáp án B

Câu 14:

  • Keywords: “transformation”, “began”
  • Đáp án: C

Giải thích:

Plans for transforming it were drawn up at various times, most recently in 2013, though they were revised in 2015, before any work had started. The changes finally got going in 2016, and were finished on schedule last year.

\>> Như dự đoán, có rất nhiều mốc thời gian được nêu ra: 2013, 2015. Nhưng nếu bạn nghe kĩ, có thể thấy 2 năm này đi với động từ “drawn up”, có nghĩa đây chỉ là “dự thảo” mà thôi.

\>> Nghe đến câu tiếp theo, “finally got going” có nghĩa là “begin”, được bắt đầu xây dựng

\>> Chọn đáp án C

5. Bài tập ôn luyện IELTS Listening Section 2

Để có cái nhìn tổng quan hơn về những bài IELTS Listening Section 2 cũng như để luyện tập thêm về dạng bài này thì bạn có thể tham khảo ở đây: https://tuhocielts.dolenglish.vn/luyen-thi-ielts/ielts-online-test.

6. Các câu hỏi thường gặp:

Những dạng bài thường xuất hiện trong IELTS Listening Section 2 là gì?

Phần kiểm tra IELTS Listening Section 2 thường kéo dài trong 5 phút, bao gồm 10 câu hỏi. Các dạng bài chủ yếu của phần này là:

  • Điền từ vào chỗ trống
  • Xác định một vị trí trên bản đồ
  • Câu hỏi khoanh trắc nghiệm
  • Nối thông tin

Phần thi IELTS Listening Section 2 có phải là khó nhất trong bài thi nghe không?

Câu trả lời là không! Cấp độ khó của bài thi IELTS Listening sẽ tăng dần, và phần 4 được nhiều thí sinh nhận xét là khó nhất trong bài thi IELTS Listening!

Chính tả có quan trọng trong phần thi IELTS Listening Section 2 không?

Chính tả rất quan trọng trong phần thi IELTS Listening Section 2 cũng như các phần khác thuộc bài thi IELTS. Chỉ khi thí sinh nghe đúng chính tả, xác định đúng từ vựng đã nghe được giữa nhiều lựa chọn đáp án thì mới được điểm. Ngược lại, nếu nghe sai, thí sinh dễ lựa chọn sai đáp án và bị mất điểm.

Những từ vựng tiếng Anh thường dễ nhầm lẫn khi luyện nghe IELTS Listening Section 2

Lot và Not, Flight và Fight, Pat và Bat, Writer và Rider, Grow và Glow, Cut và Cat, Pin và Bin, Tent và Tenth, Bowling và Boring, Hard và Heart.

Trên đây là các từ vựng và các cụm từ cần thiết cho phần thi IELTS Listening Section 2, DOL English hi vọng phần gợi ý này sẽ giúp cho các bạn đạt được những mục tiêu trong kỳ thi IELTS sắp tới.