Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết tên các nhà máy thủy điện lớn nhất vùng Tây Nguyên là

HƯỚNG DẪN

a] Giống nhau

− Đều có tiềm năng thủy điện lớn.

− Đã và đang xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn, nhỏ để khai thác thế mạnh thủy điện.

− Thủy điện có ý nghĩa nhiều mặt về cung cấp điện năng, thủy lợi, thủy sản và du lịch.

− Quan tâm đến các tác động của thủy điện đến tài nguyên, môi trường.

b] Khác nhau

− Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng [11 triệu kW] chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

+ Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện:

·       Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy [110MW], nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà [1920MW], Nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà [2400MW], Thủy điện Lai Châu trên sông Đà, Thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm [342MW].

·       Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

+ Việc phát triển nhà máy thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ cở nguồn điện rẻ và dồi dào.

+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.

− Tây Nguyên

+ Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai…

+ Một loạt các nhà máy đã và đang được xây dựng trên các sông:

·       Thủy điện Đa Nhim [160MW] trên sông Đa Nhim [thượng nguồn sông Đồng Nai], Đrây H’linh [12MW] trên sông Xê Pôk; Thủy điện Yaly [720MW] trên sông Xê Xan.

·       Các nhà máy thủy điện khác đang được xây dựng trên sông Xê Xan như Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê San 4 [ở phía hạ lưu của Thủy điện Yaly và Plây Krông [ở thượng lưu của Yaly], khi hoàn thành thì hệ thống sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất khoảng 1500MW.

·       Trên sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là Thủy điện Buôn Kuôp [280MW], thủy điện Xrê Pôk [137MW]…

·       Trên hệ thống sông Đồng Nai các công trình thủy điện Đại Ninh [300MW], Đồng Nai 3 [180MW] và Đồng Nai 4 [340MW] đang được xây dựng.

+ Các công trình thủy điện của vùng sẽ giúp cho các ngành công nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển; các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Page 2

HƯỚNG DẪN

a] Giống nhau

− Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, … [Mộc Châu, Sơn La, Pleiku, Đắk Lắk…].

− Đất đai: Nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, lương thực hoa màu…

− Khí hậu: Có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loài cây.

b] Khác nhau

− Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Đất: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi [Than Uyên, Nghĩa Lộ…], tạo điều kiện trồng nhiều loài cây.

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới [chè, trẩu, sở, hồi…]. Khí hậu núi cao [ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn…] thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới…

+ Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên [Mộc Châu, Sơn La…] để phát triển chăn nuôi trấu, bò, ngựa, dê.

− Tây Nguyên

+ Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm [cà phê, cao su, hồ tiêu…] trên quy mô lớn.

+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới [cao su, cà phê, hồ tiêu]. Trên các cao nguyên cao trên 1000m [Lâm Viên…], khí hậu rất mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới [chè…].

+ Một số nơi có đồng cỏ tạo điều kiện chăn nuôi bò…

Page 3

HƯỚNG DẪN

a] Thế mạnh

− Điều kiện tự nhiên

+ Đất đai: phần lớn là diện tích đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác; ngoài ra còn có đất phù sa cổ [ở trung du], đất phù sa dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi, nên bên cạnh cây nhiệt đới có thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

+ Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn.

− Điều kiện kinh tế − xã hội

+ Người dân có truyền thống, kinh nghiệp sản xuất cây công nghiệp…

+ Các cơ sở chế biến đang được chú trọng đầu tư xây dựng.

+ Chính sách phát triển, vốn được đầu tư.

+ Thị trường [trong và ngoài nước] ngày càng được mở rộng.

b] Hạn chế

− Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.

− Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

− Một số khó khăn về giao thông vận tải, nạn du canh, du cư…

Page 4

HƯỚNG DẪN

a] Phân tích các điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ

− Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, tỉnh nào trong vùng cũng có biển, đồng bằng phía đông và vùng đồi phía tây, mỗi vùng có điều kiện phát triển kinh tế cho mỗi ngành nhất định.

− Vùng núi: Diện tích rừng lớn. Trong rừng có nhiều loài gỗ quý [táu, lim, sến, kiền kiền…], nhiều lâm sản, chim, thú, có giá trị.

− Ở các đồng bằng: Đất cát pha thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp hàng năm [lạc, mía, thuốc lá…]; một số nơi có đất phù sa tốt thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa.

− Vùng biển: Tỉnh nào cũng giáp biển, gần ngư trường vịnh Bắc Bộ giàu nguồn lợi sinh vật; bờ biển có nhiều đầm phá, cửa sông… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

b] Việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ cần phải chú ý đến những vấn đề gì? Tại sao?

− Thủy lợi. Do ở đây thường xuyên xảy ra hạn hán [về mùa khô, nếu giải quyết tốt khâu thủy lợi thì có thể nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất nông nghiệp và thay đổi cơ cấu cây trồng.

− Chống lại nạn cát bay, ngăn chặn sự di chuyển của các cồn cát do gió lấn chiếm diện tích đất nông nghiệp ở phía đông các đồng bằng ven biển.

− Sự dụng đất cát biển để nuôi thủy sản theo quy mô công nghiệp đang là vấn đề lớn, cần phải chú trọng vì bên cạnh những lợi ích kinh tế − xã hội trước mắt, còn tác động đến môi trường đất cát biển trong thời gian lâu dài.

Page 5

HƯỚNG DẪN

a] Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

− Biển có nhiều cá, tôm và các hải sản khác; các bãi tôm, bãi cá lớn nhất ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.

− Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản.

b] Du lịch biển

− Có nhiều bãi biển đẹp [Mỹ Khê, Nha Trang…].

− Nhiều vịnh đẹp nổi tiếng [vịnh Nha Trang, Vân Phong…] hệ thống đảo, quần đảo.

c] Giao thông vận tải biển: Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu.

d] Khai thác khoáng sản biển: Có dầu khí ở thềm lục địa…; việc sản xuất muối rất thuận lợi.

Page 6

HƯỚNG DẪN

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng để phát triển nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện; nông nghiệp nhiệt đới với cả sản phần cận nhiệt và ôn đới; phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.

a] Tài nguyên khoáng sản

− Có nhiều khoáng sản cho phép phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

− Các loại khoáng sản chủ yếu

+ Khoáng sản năng lượng: tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn và chất lượng tốt; một số mỏ than khác ở Thái Nguyên, Lạng Sơn…

+ Khoáng sản kim loại: sắt, kẽm – chì, đồng – vàng, thiếc, bôxit, đất hiếm…

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit [Lào Cai]…

+ vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, sỏi…

b] Tiềm năng thủy điện

− Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước.

− Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước [11 triệu kW], riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

c] Tài nguyên đất, khí hậu… thuận lợi cho trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

− Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi…; ngoài ra còn có đất phù sa cổ [ở trung du], đất phù sa [dọc các thung lũng và các cánh đồng ở miền núi, thích hợp để trồng nhiều loại cây.

− Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hướng sâu sắc của điều kiện địa hình cùng núi, là thế mạnh đặc biệt để phát triểm các cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; các cây thuốc quý [tam thất, đương quy, đỗ trọng…].

− Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý…

d] Tiềm năng về chăn nuôi: có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m ,thuận lợi để phát triển chăn nuôi trấu, bò [lấy thịt và lấy sữa], ngựa dê.

e] Tiềm năng phát triển kinh tế biển: Vùng biến Quảng Ninh giàu tiềm năng để phát triển mạnh về đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Tài nguyên du lịch tự nhiên giàu có để phát triển mạnh du lịch biển: Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vườn quốc gia [Cát Bà, Bái Tử Long], suối khoáng [Quang Hanh], bãi biển đẹp [Trà Cổm, Bãi Cháy…].

c] Giải thích vì sao tuy có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhưng sự phát triển kinh tế của vùng còn nhiều hạn chế

− Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, khó khăn cho giao thông và sản xuất; các hiện tượng thời tiết cực đoan, khó khăn cho phát triển kinh tế.

− Là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ lao động thấp nên hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động lành nghề.

− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đặc biệt ở vùng núi

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề